Live sound và biện pháp chống feedback !

Kính thưa toàn thể các bác ! Chống feedback luôn là vấn đề được đăt ra , luôn được quan tâm nhiều khi thiết kế , sử dụng phòng thu , phòng nghe nhạc hoặc âm thanh sân khấu . Với phòng nghe nhạc hi-end , ngoài việc sắm sửa 1 bộ âm thanh thật chiến đấu, thi các bác nhà ta cúng phải bỏ ra không ít thời gian để thiết kế phòng nghe sao cho thật hợp lý, . Mục đích là để phát huy tối đa khả năng triệt xung nhiễu kí sinh của phòng nghe, nhằm tận hưởng cảm giác âm thanh trung thực , hài hòa nhất phát ra từ bộ loa , từ cái CDP ,cái pre-power đắt tiền , và từ cả những bộ dây loa , dây inter khủng bố .---> thật khó khăn , mất nhiểu thời gian , công sức , tiền bạc , và kết quả thu được cũng đã cái lỗ tai Với thiết kế cần nhiều kĩ thuật chuyên môn hơn , phòng nghe cho live sound đòi hỏi nhiều hơn 1 tí .Ngoài phần tiêu âm , tán âm , loại trừ cộng hưởng tần số riêng của phòng , ta phải loại trừ thêm 1 yếu tố nữa : sự cộng hưởng từ micro . *** Nguyên nhân gây bệnh : nguồn âm --> micro --> thiết bị xử lý --> amply --> loa --> micro ... cứ thế tạo thành vòng luẩn quẩn ( loop tín hiệu ) *** Triệu chứng : cực kỳ khó chịu cho người sử dụng . Khi hệ thống đã bị cộng hưởng ( feedback , lat-xen ) thì đều gây hại cho tai và thiết bị ( overload ) ., mà hú hít nhiều quá có khi làm hỏng cả cái hay của chương trình ca nhạc , làm mất đi sự tập trung trong buổi thuyết trình . .. Về mặt lý thuyết thì hiện tượng có thể xảy ra trong toàn bộ dải tần số mà con người có thể nghe thấy được ( 20 ~ 20 KHz ) . Tuy nhiên trong thực tế , feedback thường xảy ra ở 1 vài dải tần thấp ( < 150 Hz )và trung cao ( từ 4 ~ 8 KHz ) , tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xảy ra ở dải tần khác , có thể bị trong một hoặc nhiều dải tần cùng 1 lúc . *** Chẩn đoán : là do sự mất tuyến tính về đáp tuyến tần số của cả hệ thống âm thanh . Đáp tuyến tần số lý tưởng là 1 đường thẳng tắp như kẻ chỉ , nhưng thực tế sẽ là 1 đường thẳng có nhiều vết lồi lõm , có cả các điểm cộng hưởng nhọn . Và feedback xảy ra khi có sự trùng pha giữa các điểm nhọn này *** Điều trị : + Với các hệ thống bố trí nhiều micro , hãy turn off những cái không sử dụng đến . Dùng automatic mixer để thực hiện công việc này 1 cách tự động. + Rút ngắn khoảng cách tối đa từ nguồn phát âm tới micro. tránh để micro đối diện trực tiếp với loa , bác nào muốn thay loa treble thì thi thoảng hãy gí micro vào loa thử xem :lol: + Bố trí thiết kế phòng nghe thật hợp lý , tránh âm cộng hưởng , âm phản xạ , tiêu âm , tán âm phải thật chuẩn . vật liệu chế tạo phải phù hợp + Để mức âm lượng chuẩn + Sử dụng equalizer để hạn chế hiện tượng cộng hưởng , cắt những tần số hay bị feedback xuống 5 , 10 , 15 dB hoặc hơn thế nữa ++ Dùng thiết bị cắt tự động : đây là phuơng pháp hiệu quả nhất Với đặc tính : suy giảm từ 36 ~ 60 dB , độ rộng dải tần chịu ảnh hưởng rất nhỏ 1/60 ~ 1/80 octave . trong khi nếu cắt bàng 1 eq 31 band thì dải tần chịu ảnh hưởng vẫn lên đến 1/3 octave .Chế độ cắt có thể setup hoàn toàn automatic , thời gian dập cực nhanh ~ 0,2s . **** Feedback destroyer : người bạn đồng hành đáng tin cậy của bạn !!! @ * Phương pháp phát hiên tần số feedback : + Dùng EQ tích hợp tính năng hiển thị tần số . khi xảy ra feedback là ta thấy biên độ của dải tần đó cao vọt lên ngay , hoặc đèn báo trên cần fader sẽ sáng , cắt tần số feedback + Dùng kết hợp 1 EQ mù và 1 compressor : đặt chế độ cho compressor ở mức threshold thấp ~ -20dB , Ratio vô-cùng : 1 , Hard-knee .Chỉnh gain trên mixer đến khi có feedback , cắt dò dẫm bằng Eq . làm khoang 4 5 lần , " ring " 4 5 lần là tuơng đối ổn . nên thận trọng với phuơng pháp này để bảo vệ loa của các bác. Sau khi đã loại trừ được hiện tượng này rồi , các bác xài đồ thoải mái, người nghe cũng thấy sướng , ko bị ức chế mà chất lượng âm thanh được đảm bảo Các bác nào có thêm phương pháp thì chỉ dẫn cho em với nhé . Thanks!
Hero
Hero
Trả lời 15 năm trước
lúc đầu muốn cut feedback em cũng nghĩ là phải có máy gì đó để tìm tần số cộng hưởng để dùng EQ cut bớt nó đi nhưng bài học đầu tiên mà thằng người Nhật nó dạy bọn em là nghe bằng tai và đoán những tần số bị cộng hưởng việc còn lại là dùng 1 EQ tốt cut những tần số đó đi. Tất nhiên là cut thế nào để hết feedback mà ko ảnh hưởng đến dải âm thanh chuẩn thì phải có kinh nghiệm và đôi tai tốt (bây giờ tất cả bọn em có thể cut feedback trong 5 phut và có thể đưa sát mic vao loa cũng ko hề bị hú nhưng âm thanh sẽ kém trung thực-vấn đè là làm sao ko có feedback mà tiếng vẫn hay thì tùy tùng người). Tại sao lại phải dùng EQ tốt? -Vì EQ tốt tạp âm rất nhỏ ko làm ảnh hưởng đến cả hệ thống( nhất là khi dùng insert cho mic vì nó ở ngay phần tiền khuyếch đại) -EQ tốt sự sai số về tần số của từng fader rất ít nên khi tai xac định tần số cộng hưởng là 1kHz thì tăng giảm ở fader 1kHz phải có tác dụng ngay chứ ko no lại chạy sang fader 3,2kHz thì đau đầu lắm. -EQ khi chỉnh tần số này thì tần số khác liền kề bị ảnh hưởng theo nhiều là cũng vứt đi. tùy theo cách bố trí loa, chất lượng của hệ thống, không gian, chất liệu của khán phòng, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí...sẽ tạo nên những tần số cộng hưởng khác nhau. Quan trọng nhất là thiết bị của hệ thống, nói chung muốn hay chắc chắn là đắt tiền( tất nhiên đắt tiền chưa chắc đã hay). Nếu hệ thống tốt, đáp tuyến tần số của từng thiết bị sẽ thẳng ít lồi lõm va khi ghep nối sẽ it bị cộng hưởng nội bộ, giống như hệ thống Hi-end bật lên nghe là phai hay ngay, ko cần chỉnh tép bass, balance gì cả, nếu chưa hay thì phải thiết kế lại phòng nghe...nhưng khi làm Live show thì khác, minh ko thể thay đổi khán phòng và số lượng người nghe...thời gian set up ngắn mà biểu diễn thì chỉ vài giờ nên phải dùng EQ để điều chỉnh những tần số bị cộng hưởng.