Nguyên nhân và cách phòng tránh cháy nổ cho xe hơi?

Các cụ ạ, tình hình là hiện nay các vụ cháy nổ ở xe ôtô đang tăng cao. Em đọc báo thấy cháy nổ xe nhiều quá mà lo lắng lắm. Vì em làm dịch vụ hay phải di chuyển, mà trời thì đang nắng nóng thế này cũng bất an. Các cụ cho em hỏi: Ngguyên nhân và cách đề phòng tránh nổ xe hơi với. Thanks các cụ.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Trước hết là yếu tố mồi lửa. Hệ thống điện trên các mẫu xe đời mới đều được thiết kế và chế tạo rất an toàn, vì thế nếu xe chưa từng bị can thiệp vào hệ thống điện thì khả năng xảy ra chập điện là rất thấp.

Chập điện thường chỉ xảy ra trong trường hợp hệ thống điện đã được sửa chữa, đấu nối không đúng kỹ thuật hoặc đấu nối ẩu. Bên cạnh đó, việc lắp đặt thêm các thiết bị điện khác không đúng cách cũng có thể gây ra chập cháy. Thông thường, các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa có kinh nghiệm hiếm khi gây ra các lỗi này.

Nguồn lửa thứ hai nhiều khả năng xuất hiện hơn chính là nhiệt từ động cơ, cụ thể hơn là từ bộ lọc khí xả. Bộ lọc khí xả trên các mẫu xe đời mới thường được thiết kế ngay gần khoang động cơ. Bộ phận này khi làm việc tạo ra nhiệt độ từ 200 đến 300 độ C. Vấn đề nằm ở chỗ, khoang động cơ của tất cả các mẫu xe đều được thiết kế không kín hoàn toàn. Khi xe chạy lâu ngày, bụi bẩn, trong đó có cả rác có khả năng cháy, tích tụ dưới đáy khoang máy. Ở một số điều kiện nhất định, lượng nhiệt từ bộ lọc khí xả có thể đốt cháy phần rác tích tụ này, từ đó tạo ra mồi lửa.

Về yếu tố chất cháy/vật cháy, trong đa số các vụ cháy ghi nhận từ trước tới nay, xăng/diesel là tác nhân phổ biến hơn cả. Khí gas rò rỉ từ hệ thống điều hòa hỏng cũng có thể là tác nhân cháy nhưng ít xảy ra hơn do hệ thống điều hòa được ngăn cách khá xa với động cơ cũng như hệ thống điện.

Cũng giống như hệ thống điện, hệ thống bình nhiên liệu và ống dẫn được thiết kế rất an toàn. Khả năng xăng/diesel tự nhiên rò rỉ gây cháy nổ hầu như không thể xảy ra. Trong trường hợp áp xuất xăng/diesel cao, hệ thống đã có van giảm áp (van xả) để đề phòng cháy nổ.

Tuy nhiên, nếu như bình nhiên liệu quá đầy, van giảm áp có thể không hoạt động được. Trong trường hợp đó, áp suất trong ống dẫn có thể lên quá cao, gây vỡ ống dẫn. Khi đó, xăng/diesel sẽ bị thoát ra ngoài một cách không kiểm soát được (khác với trường hợp van giảm áp tự xả xăng/diesel), và trở thành chất cháy. Hai yếu tố mồi lửa và chất cháy hội tụ trong điều kiện đủ ô xy sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ xe.

Nói về các vụ cháy vừa xảy ra gần đây, một số ý kiến còn cho rằng có thể các lái xe đã đổ quá nhiều xăng vào bình khi biết tin giá xăng dầu sẽ tăng vào ngày sau đó...

Để phòng tránh hiện tượng nói trên, trong quá trình sửa chữa xe, hệ thống điện phải được can thiệp đúng cách và an toàn, tránh đấu nối sai kỹ thuật so với yêu cầu của nhà sản xuất.

Ngoài việc thường xuyên chăm sóc xe từ bên ngoài thì việc bảo dưỡng, làm sạch khoang máy định kỳ khoảng một đến một năm rưỡi một lần là rất cần thiết. Điều kiện đường sá tại Việt Nam nhìn chung là rất xấu nên hiện tượng bụi bẩn bám trong khoang máy rất hay xảy ra.

Khi tiếp nhiên liệu, không nên đổ quá đầy bình. Không ai có thể dám chắc van giảm áp sẽ luôn làm việc tốt khi bình quá đầy.

Trường hợp xấu nhất khi xe của bạn bị phá hủy bởi hiện tượng tự cháy, hãy gọi điện cho công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng đến xác minh nhanh nhất có thể. Hãy chụp ảnh, quay video hiện trường và xin số điện thoại của những người chứng kiến. Hiện trường vụ cháy được giữ càng nguyên vẹn càng tốt. Tất cả những điều này sẽ rất có ích khi bạn làm việc với đơn vị bảo hiểm.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Hệ thống điện hở, đứt, chập, hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ, hệ thống tản nhiệt làm mát và hệ thống xả khí của động cơ phát nhiệt cao, nhiên liệu không đảm bảo chất lượng… là những nguyên nhân chính gây cháy nổ ôtô, xe máy.