Lấy gió cho điều hòa ô tô thế nào là hợp lý?

Xin được chỉ cách sử dụng điều hoà xe ôtô. Khi nào thì nên lấy gió trong xe. Khi nào lấy gió bên ngoài?

Mỗi cách khác nhau như thế nào? Cách nào tốt hơn? Xin cảm ơn nhiều!

Mai Hoài Nam
Mai Hoài Nam
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn !

Đối với điều hòa nhiệt độ/máy lạnh ô tô, khí lấy từ bên ngoài hay đôi khi còn được gọi là “khí tươi“ chứa ít CO2 + khói thuốc hơn (nếu bạn hút thuốc) so với khí trong xe nên về lý thuyết sẽ sạch hơn và tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc lấy khí bên ngoài sẽ làm bẩn nhanh lọc gió điều hòa hoặc quạt gió và dàn lạnh đối với các xe đỡi cũ (không trang bị lọc gió điều hòa). Ngoài ra. trong những ngày nóng nực, nhiệt độ không khí bên ngoài cao hơn nhiệt độ trong xe thì hệ thống máy lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn, tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với việc sử dụng tuần hoàn khí bên trong. Trường hợp này giống như việc bạn bật điều hòa ở nhà nhưng lại không đóng kín cửa. Tuy nhiên, lý thuyết không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế, đặc biệt là khi chạy xe ở các thành phố lớn, ùn tắc xe liên tục như Hà nội, TP Hồ Chí Minh. Ở những chỗ này, không khí bên ngoài thường bị ô nhiễm cao, chứa nhiều khói, bụi và nhiều chất độc hại (CO, NOx, HC, chì...) do ô tô, xe máy thải ra. Vì vậy, bạn cần căn cứ vào điều kiện cụ thể nơi xe hoạt động để lựa chọn việc lấy khí bên ngoài hay sử dụng tuần hoàn khí bên trong.

Nguyễn văn a
Nguyễn văn a
Trả lời 11 năm trước

Góp ý: 1. Nên áp dụng nguyên tắc: - Đi trong phố, khu vực ít trong lành: Lấy gió trong, khoảng 1 giờ thì mở cửa khoảng 1 phút để lấy không khí mới. - Đi đường trường, không khí trong lành: Lấy gió ngoài 2. Sự khác nhau: Chế độ lấy gió trong xe thì không khí chỉ lưu thông nội bộ, không có không khí mới nên điều hòa nhanh hiệu quả (mát/ấm) và đỡ tốn nhiên liệu nhưng đi lâu dễ thiếu ôxy và gây buồn ngủ, nhất là nhiều người trong xe; còn Chế độ lấy gió ngoài thì ngược lại. Chính vì thế nên cần kết hợp. 3. Ở các xe Hiện đại/đời mới: Có chế độ Cảm biến chất lượng không khí, khi đó nên bật gió ngoài và nó sẽ tự động chuyển về chế độ lấy gió trong khi không khí Bên ngoài không đảm bảo trong lành.

tran tuan
tran tuan
Trả lời 11 năm trước

Tại sao bạn Canhca sử dụng lại ý kiến trả lời của Dr Cooltrong "Dân trí " cũng như tại Blog " dienlanhoto-drcool.blogspot.com"mà không thấy có lời giải thích nào nhỉ ?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn

Mình xin chia sẻ với bạn cách sử dụng điều hòa oto hợp lý và tiết kiện nhiên liệu

1. Nhiều người có thói quen khi vừa vào xe đã bật điều hòa (nút A/C) để mau làm lạnh cho xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại đến bình điện. Tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác.

Trong lúc chờ đợi bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý.

2. Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.

Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động chuyển khi cần.

3. Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.

4. Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.

5. Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt.

Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.

6. Nhớ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ và các Gara chuyên nghiệp.