Mình nên chọn bình gas của các hãng nào?

Mình nên chọn bình gas của các hãng nào?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Màu sắc bình gas ko quyết định chất lượng đâu bạn. Hiện tại các hãng: Petrolimex, Shell, Total là những hãng đã có thương hiệu trên thị trường nên giá có cao hơn những hãng khác khoảng 20k/b. Còn những hãng: Gia định, CD, Vạn Lộc, Vinashin, Vinagas, Hồng Hà, Thăng long.....đều là những cty có mặt lâu năm trên thị trường rồi nhưng được cái giá rẻ hơn những hãng trên. Riêng Magic Flame thì ko nên chọn, vì khi lấy gas hãng này bạn phải đổi chung thân của họ, giá cũng cao hơn, và nếu sau này muốn đổi sang hãng khác thì phải mất tền cược vỏ nữa. Bạn chỉ cần chọn đại lý nào uy tín, khi họ giao hàng, nhắn họ mang theo cân, cộng cả trọng lượng gas và vỏ (ghi trên vỏ bình) vào mà đủ cân, đủ niêm phong là được. Cẩn thận nữa thì bạn nhắn họ mang thêm sổ bảo hiểm của hãng gas mà họ cung cấp. Hiện nay giá bình 12kg trên thị trường là 265k/b.

Một nhắn nhủ nữa cho mẹ nào dùng Petrolimex: bao giờ bình cũng có niêm phong, nút nhựa có tem chống hàng giả của hãng, vì vậy khi đổi gas các mẹ lưu ý những đặc điểm trên để nhận biết, tránh tình trạng mua phải hàng rởm.

nụ cười đằng sau một
nụ cười đằng sau một
Trả lời 6 năm trước
cho minh hỏi thế gas petron limex có tốt hok bạn có cái biểu tượng giống biểu tượng ở cây xăng đó bạn sao nó đắt hơn gas shell vây
hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Trên thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu gas, cả trong nước và nước ngoài. Chất lượng các loại gas này có khác nhau không, sử dụng gas như thế nào để vừa an toàn vừa tiết kiệm… là câu hỏi chung của hầu hết các bà nội trợ.

Nội, ngoại đều như nhau

Giá gas của các hãng luôn có sự chênh lệch, đặc biệt là giữa những thương hiệu gas trong nước và nước ngoài. Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng do gas của hãng nước ngoài tốt hơn, an toàn hơn nhưng thực tế không phải vậy. Theo giới chuyên môn, các công ty nước ngoài tốn rất nhiều chi phí cho các khoản như quản lý, nhân sự… nên giá bán phải cao hơn. Còn về chất lượng gas và vỏ bình giữa hãng nước ngoài và những hãng có tên tuổi trong nước thì không khác nhau.

Các công ty kinh doanh gas cho biết tùy theo đăng ký tại Cục Đo lường chất lượng mà lượng butan và propan trong nước gas phân chia theo tỉ lệ khác nhau. Tỉ lệ phân chia phổ biến hiện nay là 50% butan- 50% propan hoặc 70% butan- 30% propan, điều này ảnh hưởng khá lớn đến quá trình đun nấu. Cụ thể, đối với gas dân dụng, nếu lượng butan nhiều, việc đun nấu sẽ đỡ hao gas hơn (do nhiệt độ của butan lớn).

Tuy nhiên, đây là vấn đề chuyên môn nên hầu hết người tiêu dùng không quan tâm và không biết đến khi quyết định mua gas. Hiện tại đa số người tiêu dùng gọi gas theo màu sắc của vỏ bình: gas bình xám, bình đỏ, bình xanh, bình vàng... mà không chú ý gas đó của hãng nào, cũng không nên để ý tên hãng sản xuất nên các cơ sở sản xuất lậu dễ dàng trộn hàng nhái, hàng kém chất lượng vào. Ngoài ra khi thay bình gas, người tiêu dùng lại chủ quan không kiểm tra chất lượng hay cân nặng và độ an toàn của bình gas, tạo cơ hội cho gas kém chất lượng phát triển

Phân biệt gas giả, gas kém chất lượng thế nào?

Theo ước tính của Hiệp hội Gas Việt Nam, gas giả, gas nhái chiếm 20-30% lượng gas trên thị trường các tỉnh phía Nam. Các nơi sản xuất gas giả, gas nhái sử dụng nguồn gas chất lượng thấp, nhiều tạp chất với mức rẻ hơn hàng chính hãng 1.000 đồng/kg. Gas chất lượng thấp, nhiệt độ nóng không cao và bị bơm thiếu trọng lượng nên sẽ hao gas nhiều trong quá trình sử dụng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Đặc biệt, gas kém chất lượng, gas nhái được sang chiết chủ yếu vào các loại bình gas mini để bán cho khách hàng là quán ăn, học sinh, sinh viên… Đối tượng khách hàng này ít để ý đến chất lượng gas và cũng không có điều kiện đối chứng xem gas mình mua có đúng chất lượng, là hàng chính hãng hay không và tái sử dụng nhiều lần trong khi quy định bình gas mini chỉ được sử dụng 1 lần.