Tại sao nồi cơm điện nấu cơm bị sống?

Tình hình là nồi cơm điện nhà em mua được 3 năm nay rồi, vẫn chạy tốt tuy nhiên gần đây em thấy có dấu hiệu cơm bị sống.

Các mẹ cho em hỏi dù đã nấu đủ thời gian và lượng nước nhưng sao nồi cơm điện vẫn nấu cơm bị sống ạ? 

Hà Minh Hằng
Hà Minh Hằng
Trả lời 7 năm trước

Bài viết dưới đây vatgia.com sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và cách sửa chữa, khắc phục tình trạng dùng nồi cơm điện nấu cơm bị sống, mời bạn tham khảo!

Do cho nước quá ít

Nguyên nhân đầu tiên nấu cơm bị sống hay sượng là do bạn cho nước quá ít, dẫn đến gạo không hấp thụ đủ nước, chỉ mới nở ra nhưng không đủ nước và nhiệt để nấu chín cơm. Lúc này bạn nên kiểm tra lại và thêm nước cho lần nấu sau, tùy loại gạo khô hay dẻo mà cho lượng nước khác nhau, tránh tình trạng cơm sống hay nhão.

Do rơ le của nồi

Nguyên nhân thứ hai là do rơ le của nồi tự động ngắt sớm – chuyển từ nút nấu lên nút hâm sớm (do quá nhiệt) dẫn đến cơm bị sống. Với lỗi này, bạn nên đem nồi đến tiệm hoặc trung tâm bảo hành để thay rơ le mới cho nồi, không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu bạn không biết chính xác về cách thao tác.

Đáy nồi bị cong

Một nguyên nhân nữa là do đáy nồi quá cong nên không thể tiếp xúc đủ nhiệt độ cần thiết, vì thế cơm bị sống. Lúc này, bạn cần tìm mua một cái lòng nồi khác để thay thế lòng nồi hiện tại thì sẽ khắc phục được ngay tình trạng này. Bạn có thể liên lạc với nơi bán hàng hay trung tâm bảo hành của hãng, giá cả tùy nơi bán mà cao hay thấp, trung bình từ 100-200 ngàn cho nồi thường, với những nồi cao cấp thì giá mắc hơn, thường nhà sản xuất sẽ báo giá cho bạn giá lòng nồi khoảng 1/3-1/2 giá thành nồi.

Còn nếu không tìm mua được thì bắt buộc bạn phải thay nồi cơm điện khác để đảm bảo chất lượng cơm hằng ngày cho gia đình.

Thay lòng nồi khác nếu đáy nồi bị cong không thể tiếp xúc đủ nhiệtThay lòng nồi khác nếu đáy nồi bị cong không thể tiếp xúc đủ nhiệt

Dây điện và nguồn điện

Có hai trường hợp là khi cắm điện đèn nguồn vẫn sáng nhưng nồi không nóng, hoặc ngược lại đèn nguồn không sáng và nồi không nóng nên không thể nấu chín cơm được. Nguyên nhân có thể do nồi bị hư công tác hoặc cầu chì. Bạn cần đem nồi đến trung tâm bảo hành để được kiểm tra và sửa chữa.

Các thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng nồi

Hãy nhớ lại xem bạn đã từng phạm phải những lỗi sai này không: Ấn nút “Cook” nhiều lần để tạo lớp cháy? Không lau khô phần nước bám xung quanh nồi trước khi cho vào nấu? Đặt nồi vào nấu bằng một tay? Dùng nồi nấu trên các thiết bị khác?

Những hành động trên đã phần nào làm cho nồi cơm điện nhà bạn hoạt động kém hiệu quả hơn, gây hư hỏng rơ le khiến cơm bị sống hoặc khét khi nấu. Vì vậy trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo các hướng dẫn đi kèm thật kỹ để nồi cơm điện được hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Thói quen ấn nút Cook nhiều lần khi nấu sẽ làm rơ le hỏng khiến cơm bị sống hoặc khétThói quen ấn nút Cook nhiều lần khi nấu sẽ làm rơ le hỏng khiến cơm bị sống hoặc khét

Mẹo chữa cơm bị sống

Bạn không cần phải quá lo lắng vì hiện tượng cơm sống có thể khắc phục được bằng rượu. Rất đơn giản, đầu tiên bạn hãy xới cơm cho tơi hết ra rồi múc cơm chuyển sang một chiếc nồi khác. Sau đó dùng rượu trắng với tỉ lệ 1 rượu:10 cơm, rưới đều lên cơm rồi nấu trên bếp lửa nhỏ nhất. Khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín và hoàn toàn không có mùi rượu bám lại trong cơm.

Rượu sẽ làm cơm sống trở nên chín mềm, thơm ngonRượu sẽ làm cơm sống trở nên chín mềm, thơm ngon

Lê Thảo Anh
Lê Thảo Anh
Trả lời 7 năm trước

Nồi cơm điện hiện nay là thiết bị “không thể thiếu” trong mỗi gia đình, chất lượng cũng chia làm rất nhiều loại, đi kèm với giá thành tương ứng. Phổ biến hiện nay vẫn là nồi cơm điện kiểu “cơ” vì dễ sử dụng, giá rẻ và cũng dễ sửa chữa. video hướng dẫn này sẽ giới thiệu với các bạn sửa chữa lỗi thường gặp ở một số nồi cơm điện sử dụng lâu năm, đó là nồi cơm điện nấu cơm bị hơi sống hoặc hơi cháy, tương ứng với hiện tượng chúng ta thường gọi là nồi cơm “nhảy sớm” hoặc “nhảy muộn”.

Việc nồi cơm điện “nhảy sớm” hay “nhảy muộn” phụ thuộc vào độ nhạy nhiệt của chiếc rơ le nhiệt trong lòng nồi. Và độ nhạy nhiệt của rơ le nhiệt này lại phụ thuộc vào một linh kiện tương đối đơn giản: một chiếc lò xo. Chúng ta sẽ chữa nồi cơm điện bằng cách tháo và điều chỉnh chiếc lò xo này.

Dụng cụ chuẩn bị:

– Một tua vít để tháo nồi cơm, thường là tua vít 4 cạnh. Có thể cần thêm một tua vít dẹt để nậy
– Một kìm mỏ nhọn
– Một cây thước để đo độ dài

Thực hiện:

– Đổ bỏ nước đọng trong cốc hứng nước của nồi cơm, tránh đổ ra nơi làm việc, tháo bỏ lòng nồi
– Lật ngược nồi cơm, mở vít giữ đáy nồi.
– Nậy đáy nồi và mở ra
– Quan sát bên trong sẽ thấy một thanh thép dài nối từ nút ấn của nồi cơm vào chính giữa lòng nồi
– Tiếp tục quan sát sẽ thấy đầu thanh thép nối với 1 cần của rơ le nhiệt, rơ le nhiệt được giữ bởi 3 chấu xung quanh
– Sử dụng kìm mỏ nhọn bẻ các chấu giữ xung quanh và chính giữa để gỡ rơ le nhiệt ra. Tham khảo video
– Tháo lò xo ra khỏi rơ le nhiệt và điều chỉnh lò xo bằng cách thay đổi độ dài.
– Đo chiều dài nguyên bản của rơ le
– Điều chỉnh theo 2 hướng: Nồi cơm điện nấu hơi sống thì cần co lò xo lại, hơi cháy thì cần giãn lò xo ra. Tham khảo video.
– Mức điều chỉnh là khoảng 5mm một lần.
– Sau khi điều chỉnh thì lắp lại lò xo và rơ le, gắn lại rơ le vào đáy nồi theo vị trí ban đầu.
– Lắp lại nồi cơm và nấu thử.
– Nếu nồi cơm hoạt động tốt thì việc điều chỉnh đã xong. Nếu chưa vừa ý, cần lặp lại thao tác trên để điều chỉnh lại lò xo.

Trả lời 7 năm trước
nồi com cua tôi tôi ân nhâm nút bây gio ko vao điên
xin huong dân cach sua nôi com giup tô