Mùa hè nên uống loại nước gì?

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Người lao động nặng nhọc, chơi thể thao trong môi trường nóng nực thường ra nhiều mồ hôi, kéo theo mất nước tế bào, mất muối khoáng và chất dinh dưỡng.

Người lao động nặng nhọc, chơi thể thao trong môi trường nóng nực thường ra nhiều mồ hôi, kéo theo mất nước tế bào, mất muối khoáng và chất dinh dưỡng. Người như vậy dễ bị táo bón, tiểu ít dẫn đến các chất độc không thể đào thải quá đà, sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Hiện nay một số gia đình và nhất là một số buổi họp hành, hội thảo người ta thường dùng các loại nước giải khát đóng chai. Các loại nước giải khát đóng chai đa số là an toàn về vi sinh nhưng tính chất thành phần chất lượng của nó lại có ảnh hưởng đến sức khoẻ một số đối tượng nào đó.

Các loại nước giải khát có đường có tác dụng tốt đối với người bình thường, người gầy, nhưng người mập thì không nên uống. Nếu sợ béo mà vẫn thích uống nước ngọt thì có loại nước giải khát cho người ăn kiêng như loại Diet Coke. Nước tinh lọc, tinh khiết (nước uống đóng chai) làm lại từ nước máy chỉ là thứ nước an toàn. Loại này có tác dụng giải khát chậm hơn nhiều so với nước khoáng thiên nhiên hay nước khoáng hoá, giàu vitamin hoá. Nước trái cây ép là loại nước giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin và vi chất dinh dưỡng. Nước giải khát có mùi hương hoa quả không phải là nước ép trái cây

Bao bì và nhãn trên từng sản phẩm đã mang các thông tin hướng dẫn người tiêu dùng. Vậy cách xem phải như thế nào?

Nước khoáng và nước uống đóng chai phải trong suốt không màu, không cặn, không rêu, vỏ chai còn mới, không bị trầy xước, không bị hở. Ðể tránh mua hàng giả ta cần phải đối chiếu nhãn hiệu hoặc tên cơ sở sản xuất có trên nắp chai trên nhãn và dưới đáy chai phải trùng nhau. Nước giải khát có đường thường có màu nhưng phải trong không đục, không có váng cặn. Ðề phòng loại vỏ chai cũ, bẩn và nắp đã bị đứt vành nhựa giữa nút chai và cổ chai. Loại này rất dễ là hàng giả.

Không nên quên xem hạn sử dụng (HSD). HSD là khoảng thời gian mà chất lượng và an toàn sản phẩm của sản phẩm có giá trị sử dụng như một thực phẩm .Hết hạn thời gian sử dụng là thời gian mà chất lượng và an toàn của sản phẩm đã giảm đáng kể hoặc không còn an toàn. Thường là hạn sử dụng đưọc in la-ze ngay trên thành chai nhựa đáy lon hoặc in trên nhãn của chai thủy tinh

Nếu bạn ưa dùng nước khoáng điều đáng nhớ nất là phải chú ý đến thành phần riêng của từng chất vi khoáng có trong nước khoáng. Có những nội dung liên quan đến thành phần đưọc quy định phải chú trọng trên nhãn, gồm: Hàm lượng khoáng trên 1500mg/l phải ghi " hàm lượng khoáng cao" và nếu thấp hơn 500mg/l ghi là : "hàm lượng khoáng thấp".

Tổng lượng khoáng hoà tan là một chỉ tiêu đáng quan tâm. Các loại nước khoáng như Vital, Thạch Bích, Dakai 333, Quang Hanh có TDS trung bình (trên dưới 250mg/l) dễ uống và có thể thường xuyên nhưng khó phân biệt với nước thường. Trên thị trường có một số loại nước lọc bắt chước mẫu mã nhãn, chai dùng lại vỏ chai La Vie vì sự khó phân biệt này

Mặt khác, ta thấy đa số nước khoáng có hàm lượng flour rất thấp. Nước máy mà ta dùng hàng ngày cũng chưa được bổ sung thêm flour tại nhà máy. Tiêu chuẩn nước máy đối với flour ở các nước nằm trong độ khoảng 0,5-1,5mg/l. Dưới mức này mà ta không được bổ sung thêm Flour từ các nguồn thức ăn khác sẽ bị sâu răng, nhưng qua 1mức này lại dẫn tới mục răng. Một số nguồn nước khoáng ở miền Trung chẳng hạn Thạch Bích tuy thuộc loại có chứa Flo lại là nguồn bổ sung flo tiện lợi. Nước khoáng và nước ngọt có ga nhân tạo kích thích tiêu hoá tốt nhưng không tốt cho trẻ nhỏ và người viêm loét dạ dày, tá tràng. Những người bị viêm loét dạ dày cường toan (thường đau bụng lúc đói) lại nên uống loại nước khoáng "kiềm" chưá nhiều bicacbonate hay nước soda. Những người có bệnh thận , bệnh tim, huyết áp cao không dùng loại mặn. Trẻ em không dùng loại "giàu sulphate"

Tóm lại người sức khỏe bình thường có thể uống bất cứ loại nước giải khát nào. Người có bệnh và trẻ em nên thận trọng khi uống các loại nước chế biến công nghiệp. Nước thiên nhiên đủ điều kiện không màu, không mùi vị lạ được đun sôi vẫn là thứ nước được trời cho và an toàn tuyệt đối, không có chống chỉ định với tất cả mọi người. Nước trà tươi nước đường cam vắt, chanh... là món giải khát truyền thống tuyệt vời rất nên dùng.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 12 năm trước

Một loại rau quen thuộc có tác dụng giải khát là rau má. Rau má có lượng đạm tương đương với rau muống và cung cấp nhiệt lượng cao hơn một số rau khác. Rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, trị rôm sẩy... và giải khát.

Nước là một thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Ở người trưởng thành, nước chiếm 2/3 cân nặng cơ thể. Tuổi càng trẻ, cơ thể càng nhiều nước: bào thai có 90% nước, trẻ sơ sinh có 74%. Do vậy, nếu cơ thể bị thiếu nước, các chức phận cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Một người khỏe mạnh, lao động vừa phải, trong điều kiện thời tiết bình thường, mỗi ngày cần khoảng 2,5 lít nước. Do đó, ngoài lượng nước có trong thức ăn, mỗi ngày cần phải uống thêm khoảng 1,5 lít nữa. Nếu lao động nặng, làm việc ở ngoài trời nắng hoặc trong các phân xưởng nóng thì phải uống nhiều nước hơn. Như vậy, làm thế nào để bù lại lượng nước và muối đã bị mất, và uống loại nước nào để vừa thỏa mãn được nhu cầu về nước, vừa an toàn cho cơ thể?

Những thức uống thường ngày: nước chè xanh, nước vối, nước trắng (nước đun sôi để nguội) rất thông dụng và hiệu quả.

- Nước đun sôi để nguội, tuy vị nhạt do các chất khí hòa tan trong nước đã bị bay đi trong quá trình đun sôi nước, song chỉ cần lắc mạnh khi nước đã nguội là có thể khắc phục được.

- Nước chè, đặc biệt nước chè xanh do hương vị thơm tho dễ chịu, lại bổ và giải khát nên được nhiều người ưa chuộng. Trong lá chè có nhiều tanin, cafein, glucosid, một ít tinh dầu, các vitamin và muối khoáng. Vị chát của tanin trong chè có tác dụng tốt đối với niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm quá trình gây thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động. Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4 lần nước cam, nước chanh. Còn vitamin P trong chè xanh - những flavonoid - có tác dụng giảm thẩm thấu mao mạch làm tăng độ bền chắc của mạch máu, giữ cho mạch máu mềm mại. Trong chè còn có các chất khoáng kể cả các yếu tố vi lượng như sắt, iốt, đồng, fluor... dưới dạng các hợp chất dễ hòa tan, rất cần cho cơ thể.

Từ quả tươi... đến nước giải khát

Những loại quả có nhiều vitamin C, caroten và các chất có hoạt tính, vitamin P, các acid hữu cơ (như acid citric, acid tartric, acid malic...) tạo nên vị chua của quả, có tác dụng giải khát và kích thích cơ thể bài xuất dịch tiêu hóa. Hàm lượng vitamin C trong cam, chanh khá cao (40 mg%) và rất ổn định. Lượng caroten trong một số quả cũng khá cao. Từ quả, người ta có thể chế xirô và nước giải khát có ga. Do độ chua vốn có và độ đường cao nên xirô cũng có tác dụng giảm khát và tăng cường năng lượng.

Sau nước quả, bia là cũng loại nước giải khát được nhiều người hâm mộ. Bia có độ cồn thấp (2-6%), lại có nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B, có một lượng đáng kể khí carbonic (3gam/lít). Vì thế khi uống bia ta cảm thấy hứng thú, dễ chịu, giảm được cảm giác khát và ngon miệng, nhưng cũng chỉ nên uống vừa phải.

Ngoài các loại nước uống, một số thức ăn như nước cháo (có pha thêm 3-4 gam muối trong 1 lít), nước gạo rang, nước đậu xanh, đậu đen, nước rau muống... cũng có tác dụng thanh nhiệt, giảm khát. Rau muống là món ăn thường ngày, có tác dụng giảm khát tốt, lại bổ sung một lượng đáng kể đạm, muối kali và vitamin C.

Tiếp đến là rau má. Lượng đạm trong rau má tương đương với rau muống, hàm lượng vitamin có phần cao hơn. Nhiệt lượng do rau má cung cấp cũng cao hơn nhiều rau khác (100 g cho 21 calo). Rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, trị rôm sẩy... và giải khát. Rau má nên rửa sạch rồi ép lấy nước uống là tốt nhất.

Cách uống:

Trong mọi trường hợp, ta cũng chỉ nên uống từ từ ít một, khát bao nhiêu uống bấy nhiêu; mỗi lần chỉ nên uống 100-150 ml nước, cách nhau 15-20 phút. Uống một hơi để thoả mãn cảm giác khát chỉ thêm gánh nặng cho cơ thể, khiến tim phải làm việc nhiều và ra nhiều mồ hôi.

djshg
djshg
Trả lời 12 năm trước

Có những loại trái cây rau quả rất bổ dưỡng cho sức khỏe vào mùa hè, bạn đã biết chưa?

Cháo đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét... Cháo đậu xanh làmón ănrất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm).iêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.

Giá đỗ: Giúp thanh nhiệt, giải độc, cung cấp nhiều vitamin C và E.

Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 gr nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.

Đậu tương: Nhuận tràng, bổ trong, giải độc, thích hợp với mọi lứa tuổi. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu. Đậu tương rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút.

Đậu ván trắng: Đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu, có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.

Đậu đen: Trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng - rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, giúp lợi tiểu, thích hợp với mọi lứa tuổi.

Đậu đỏ: Trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa... Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc.

Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải nóng. Vỏ quả dưa hấu cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon. Để chữa rôm sảy cho trẻ em, lấy dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ.

Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà.

Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt.

Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.

Củ đậu (củ sắn):Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, giải rượu rất tốt. Có thể ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.

Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên.

Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng.

Ngó sen: Dùng dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.

Mía: Vị ngọt, tính lạnh, dùng rất tốt để phòng chống các chứng viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo...

Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm, nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.

Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát.

Chanh:Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động.

Bí đao:Tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng, sinh tân dịch. Có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng...

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 12 năm trước

Sữa tươi?

Lưu ý là chỉ những loại sữa tươi không đường hoặc có hàm lượng đường và chất béo thấp mới tốt cho sức khỏe. Nhờ chứa nhiều hợp chất carbohydrate và protein, các loại sữa tươi này có khả năng giúp cơ thể hấp thu từ từ các loại dưỡng chất, giúp ổn định lượng đường trong máu và hạn chế sự thèm ăn thái quá, vốn là hai nguyên nhân chính dẫn đến béo phì và tiểu đường.

Ngoài ra, sữa tươi còn là nguồn cung cấp canxi và vitamin D rất tốt, giúp xương khỏe và hạn chế các bệnh ung thư, nhất là ung thư da. Canxi trong sữa tươi giúp hạn chế tình trạng các chất béo ứ đọng trong mô và tế bào, tăng cường chức năng kiểm soát lipid và cholesterol trong máu cho cơ thể.

Nước ép cà chua?

So với các loại hoa quả có sắc tố hồng và đỏ khác, cà chua có hàm lượng lycopene cao nhất. Theo các nhà khoa học, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người có lượng lycopene trong máu cao thường thấp hơn đến 50% so với những người có lượng lycopene trong máu thấp.Thêm nữa, do có tác dụng chống ôxy hóa nên lycopene còn được đánh giá là chất có khả năng giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tiền liệt tuyến, da, cổ tử cung, bàng quang, vú, phổi...

Mỗi ngày, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên hấp thu khoảng 10 milligram lycopene và người bình thường khoảng 3,6 milligram (một quả cà chua vừa chứa từ 4 đến 5 milligram lycopene).

Trà bạc hà?

Trà bạc hà được xem là loại thuốc tự nhiên có khả năng xoa dịu các cơn đau nhức, mệt mỏi, thư giãn cơ bắp và điều trị chứng co thắt cũng như chuột rút rất tốt. Ngoài ra, nhờ có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến cơ quan tiêu hóa, tinh chất dầu có trong trà bạc hà còn giúp cải thiện chức năng của cơ quan này rất đáng kể. Trà bạc hà cũng giúp thư giãn dầu óc, kích thích các tế bào thần kinh phát triển, tăng khả năng tập trung chú ý và duy trì sức sáng tạo.

Nước ép Cà rốt?

Nước ép cà rốt là một loại thuốc tự nhiên có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzym và các tiền chất vitamin A, nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì.

Theo các nhà khoa học làm việc tại Viện Arkansas (Hoa Kỳ), nên uống nước ép cà rốt trong các bữa ăn có thực đơn được chế biến cùng với một ít dầu thực vật, vì phần lớn các chất antioxydant (như axit phenolic, beta caroten...) có trong cà rốt chỉ có thể tan trong dầu. Ngoài ra, uống nước ép cà rốt mỗi ngày còn hạn chế tình trạng tiêu chảy, đau thắt ngực cấp và mãn tính.

Nước rau má?

Tác dụng chính của nước rau má là hạ hỏa, mát huyết, ngăn ngừa táo bón và cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Một số người có thói quen xay nước rau má với sữa tươi, điều này cũng tốt tuy nhiên nên hạn chế vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy rất nguy hiểm. Tốt hơn hết là dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, cũng không nên cho đường nhiều quá.

Sữa đậu nành nguyên chất?

Lợi ích đầu tiên của sữa đậu nành là khả năng ngăn chặn quá trình ôxy hóa cholesterol "xấu" LDL trong cơ thể, giúp hạn chế tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Đối với những người béo phì, nếu thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giảm hơn 20% lượng mỡ trong máu. Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa một lượng lớn isoflavone, có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày...

Tuy nhiên, cũng không nên uống quá nhiều sữa đậu nành, vì nó có chứa một lượng nhỏ phyto-estrogen, vốn có khả năng kết hợp với các loại độc tố khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhất là trong trường hợp gia đình có người từng mắc căn bệnh nguy hiểm này. Tốt nhất mỗi ngày chỉ nên uống tối đa hai ly sữa đậu nành.

Nước cam vắt?

Nước cam vắt có khả năng chống lại các bệnh đục nhân mắt, ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vitamin C và E có nhiều trong cam sẽ giúp cơ thể chống lại sự lão hóa, cải thiện chức năng phổi, giúp da mịn màng, ngăn ngừa và làm chậm quá trình ôxy hóa của các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm một cách hiệu quả. Ngoài ra, cam vắt còn có lợi cho xương nhờ có chứa một hàm lượng canxi nhất định.

Nước chè xanh?

Uống nước chè xanh mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc chứng loãng xương, tai biến mạch máu não, giúp da mịn màng, tươi sáng... Chè xanh chứa nhiều flavonol và polyphenol có tác dụng tạo vành đai bảo vệ các tế bào khỏe trước sự tấn công của các tế bào bệnh, từ đó ngăn chặn sự hình thành các khối u ác tính. Ngoài ra, hai hoạt chất antioxiant này còn có khả năng giúp co giãn thành mạch máu, hạn chế tối đa tình trạng máu vón cục, giảm thiểu các cơn đau tim và đột quỵ. Uống nước chè xanh mỗi ngày còn giúp răng chắc khỏe, hạn chế loãng xương nhờ chè có chứa một lượng lớn hoạt chất flouride.

Chúc cả làng mình có một mùa hè mạnh khỏe!