Gia vị miền bắc và miền nam VN có khác gì không?khác ở chỗ nào?

styles
styles
Trả lời 16 năm trước
Lâu lắm mới thấy [b]tranhoani[/b] quay lại bạn vẫn đang tìm hiểu về ẩm thực Vn à [:-/] h tớ đang bận chút nên bạn đọc trước bài này nhé Khẩu vị miền Bắc "nghiêm ngặt đến độ bảo thủ" Các vùng châu thổ phía Bắc là nơi tổ tiên ta sớm định cư từ lâu đời, mọi cái ăn, các mặc đều được sàng lọc, đúc kết để trở nên chuẩn mực của làng, của nước. Dù lâm vào cảnh đói nghèo cũng không ai được làm trái "đất lề, quê thói". Từ thuở các vua Hùng đã có hội thi nấu cơm, làm bánh, chế biến thức ăn. Nền văn minh ăn uống hình thành cùng với ý chí "Nam quốc sơn hà nam đế cư". Qua ngàn năm Bắc thuộc, xì dầu không át được mắm tôm, tương tàu không thay được tương ta.... Khẩu vị miền Bắc nghiêm ngặt đến mức "bảo thủ"ó có lẽ vì nó được "canh gác" thường trực để chống nổi lo bị đồng hóa của người khổng lồ phương Bắc. "con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi. Con chó khóc đứng khóc ngồi. Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng". Người miền Trung và miền Nam trộn thịt gà với rau răm, không có rau răm thì cho thứ rau khác. Ơ Bắc, con gà không chấp nhận bất cứ thứ lá gì khác lá chanh. Gỏi cá thì phải là cá mè và phải có hai thứ rau chủ chốt là đinh lăng và vọng cánh. Chỉ riêng món bún cũng đã có những quy định rạch ròi: bún ốc đi với nước chua và ớt băm nhuyễn; bún chả nước mắm pha và rau húng láng; bún bung với dọc nùng (còn gọi là cây sơn hà, bạc hà), canh bún, cá rô, rau cần,.... Có lẽ chính quan điểm về cái ăn và phong cách ăn đã góp phần tạo nên những món ăn đặc sắc của xứ Bắc. Ai mà ăn vội ăn vàng được khi dùng món chả cá sông Hồng? Ăn bún thang không ai ăn hai bát, bởi làm như vậy là xúc phạm cái hồn thanh đạm của món ăn sánh như một cô gái tuyệt vời tài sắc....
vietnam
vietnam
Trả lời 16 năm trước
Đúng như ở trên bài styles đã nói, Bắc Bộ dường là nơi có nền văn hóa khá lâu đời. Vị trí địa lí cho phép sự giao lưu văn hóa Việt- Hán xưa kia rất mạnh, đặc biệt là trong thời kì Việt Nam bị đô hộ bởi " người khổng lồ Trung Hoa". Làm sao để giữ được bản sắc dân tộc Việt, làm sao để không bị đồng hóa bởi văn hóa Trung Hoa như các dân tộc khác luôn là một trong những điều khó khăn nhất. Tuy vậy, dân tộc Việt ta, dù là một dân tộc nhỏ so với dân tộc Hán-Mãn của Trung Hoa, cũng đã làm được điều đó. Bằng cách tạo ra cho mình những qui định riêng, nhằm bảo toàn truyền thống vốn có một cách vững chắc. Điều đó thể hiện trong cách ăn uống của ta. Bất kì một món mới ra đời đều dựa trên một nguyên tác bất di bất dịch nàođó. Ví dụ như ăn nem ( chả giò) thì phải có rau sống, nước chấm thì phải pha theo tỉ lệ nào, phải đủ những nguyên liệu gì cho đủ chua cay mặn ngọt... Bất kì một sự thay đổi nào cũng làm ảnh hưởng đến khẩu vị của người ăn. Một sự thay đổi cũng phải mang tính thích nghi, sao cho phù hợp với khẩu vị của người Bắc. Ở miền Nam, những món ăn mới, những cách chế biến mới có vẻ như được chấp nhận nhanh hơn ở miền Bắc, nơi mà các món ăn mới, cách chế biến mới chỉ được chấp nhân sau một thời gian "thử thách" tương đối lâu. Nhưng vì thế mà món ăn Bắc Bộ luôn có một vị riêng, khó mà có thể lẫn đi đâu được