Có thuốc nào hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ ?

Bé nhà mình 2 tuổi, sức đề kháng kém, sức khoẻ yếu nữa, cứ vào mùa dịch bệnh nào cũng bị. Năm ngoái cũng tầm này, bé vừa bị ho vừa bị tiêu chảy, phải nằm viện mất cả tuần, 2 tuổi mà còi cọc lắm cơ.

Năm nay lại sắp vào mùa dịch bệnh tiêu chảy rồi, mình lo quá, không biết cách nào để phòng bệnh cho cháu nữa. Mọi người có cách nào hiệu quả giúp mình với. Liệu có thuốc nào hiệu quả phòng bệnh này cho trẻ không nhỉ?

Đỗ Thị Trinh
Đỗ Thị Trinh
Trả lời 13 năm trước

Tiêu chảy là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu cha mẹ biết giữ vệ sinh cho bé thì nguy cơ mắc tiêu chảy sẽ được hạn chế.

Triệu chứng

Khi trẻ bị tiêu chảy thường đi tiêu nhiều, phân lỏng, đôi khi phân lổn nhổn, có nhầy, máu, mùi hôi, tanh khác thường và phân có thể có màu xanh. Trẻ thường quấy khóc vì bụng bị trướng và đầy hơi, hậu môn bị rát. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt, nôn ói...

Nguyên nhân

Trẻ bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song phần lớn là do trẻ nhiễm virút; nhiễm khuẩn; nhiễm ký sinh trùng; sử dụng thuốc kháng sinh (diệt cả loại vi khuẩn có lợi trong ruột); dị ứng thức ăn...

Hậu quả

Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt, nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Ngoài ra, tiêu chảy còn gây cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cách phòng ngừa

- Tiêu chảy do trẻ ăn một hay nhiều loại thức ăn mới, do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ. Cách phòng ngừa là, nên cho trẻ ăn từng ít một thức ăn mới để cơ thể trẻ quen dần, rồi sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Nếu để thức ăn ở môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trẻ ăn vào sẽ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Vì thế, tốt nhất là nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu.

- Tăng cường chất lượng bữa ăn nhiều đạm và giàu năng lượng cho trẻ. Ăn nhiều có thể làm trẻ đi tiêu nhiều hơn, trẻ sẽ mau hồi phục và tăng cường kháng thể.

- Chú ý bổ sung thực phẩm giàu probiotics (sữa chua): Ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi củng cố hệ miễn dịch, giúp cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt – xấu vì sự mất cân bằng nó sẽ gây ra tiêu chảy. Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt – xấu đường ruột do chế độ dinh dưỡng ít bao gồm vi khuẩn có lợi.

- Tránh vi khuẩn và vật ký sinh

Tiêu chảy thường do vi khuẩn và vật ký sinh trong thức ăn và nước uống gây ra. Trong đó, tiêu chảy do vật ký sinh thường xuất hiện ở việc uống nước không hợp vệ sinh. Những miếng thịt còn mảng hồng có thể chứa E.coli – vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn, nhất là cho các bé ở giai đoạn đầu ăn dặm. Tương tự, khi nấu món trứng cho con, bạn cũng cần đảm bảo trứng chín thật kỹ, phòng ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn samonella và campylobacter.

Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng, vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.

- Văcxin phòng bệnh do virus rota: Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé là do virus rota. Loại virus này gây trục trặc ở đường ruột, làm bé mất nước và dễ phải nhập viện do mất nước. Một loại văcxin mới có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh. Văcxin phòng tiêu chảy dạng uống, uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.

- Giữ gìn vệ sinh: Nhiễm trùng đường ruột thường do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, không vệ sinh, uống nước nhiễm bẩn, không đun sôi cẩn thận. Vì vậy, cách phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột tốt nhất là giữ vệ sinh trong ăn uống thật tốt.

Cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể, giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy.

Nếu trẻ bú sữa bình, cần rửa sạch bình sữa, núm vú, rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút.

Nên có nhà vệ sinh và giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ. Không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường, nhất là làm bẩn nguồn nước, lây lan bệnh tạo thành dịch.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiêu. Các bà mẹ khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình cũng nên rửa sạch tay.

Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng (tác nhân gây bệnh và truyền bệnh). Vi khuẩn gây bệnh bám vào chân ruồi, sẽ lan qua thức ăn khi ruồi bu vào thức ăn. Vì thế, không nên cho trẻ ăn thức ăn đã để nguội lạnh hay nhiễm bẩn.

Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và dạy trẻ cách giữ vệ sinh (dạy bé không đưa tay bẩn vào miệng, đưa đồ chơi vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh hoặc được thay tã.

Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước và nên sử dụng nước điện giải, bù mất nước cho trẻ. Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tránh trẻ bị nôn và đi tiêu nhiều. Nếu trẻ bị nặng như: mắt trũng sâu, môi khô, sức khoẻ yếu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và phục hồi sức khoẻ cho trẻ.

Khi bị tiêu chảy, bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo để dễ tiêu hoá và hấp thụ.
Hồng Lynh
Hồng Lynh
Trả lời 13 năm trước

Mình cũng rất lo lắng cho bé nhà mình về căn bệnh này, hôm trước cháu bị đau bụng dữ quá, kèm với đi ngoài phân lỏng, mình sợ có dấu hiệu của tiêu chảy nên vội cho đi bệnh viện may mà chỉ bị ngộ độc thức ăn nhẹ. Bác sỹ kê đơn thuốc và dặn mình cho bé uống. Trong đơn thuốc có một loại thuốc rất lạ, bác sỹ bảo là Cao dán rốn cho bé. Cao này có tác dụng chữa đau bụng, lạnh bụng và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy. Được làm từ thảo dược như đinh hương, quế ... nên nếu mà bé có ăn phải thì cũng không làm sao cả. Mình nghĩ là bạn mua cái này dán rốn cho trẻ là tốt nhất. Bé mà yên bụng thì không lo tiêu chảy đâu.

Nhom viet noi dung Tieng Vang
Nhom viet noi dung Tieng Vang
Trả lời 13 năm trước

Trích dẫn:
Từ bài viết của honglynh

Mình cũng rất lo lắng cho bé nhà mình về căn bệnh này, hôm trước cháu bị đau bụng dữ quá, kèm với đi ngoài phân lỏng, mình sợ có dấu hiệu của tiêu chảy nên vội cho đi bệnh viện may mà chỉ bị ngộ độc thức ăn nhẹ. Bác sỹ kê đơn thuốc và dặn mình cho bé uống. Trong đơn thuốc có một loại thuốc rất lạ, bác sỹ bảo là Cao dán rốn cho bé. Cao này có tác dụng chữa đau bụng, lạnh bụng và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy. Được làm từ thảo dược như đinh hương, quế ... nên nếu mà bé có ăn phải thì cũng không làm sao cả. Mình nghĩ là bạn mua cái này dán rốn cho trẻ là tốt nhất. Bé mà yên bụng thì không lo tiêu chảy đâu.


Ồ vậy hả? Cao này tên là gì hả chị? Chị nói rõ hơn về công dụng được không? Giá bán thế nào? Bán ở đâu ạ?

Hồng Lynh
Hồng Lynh
Trả lời 13 năm trước

Trích dẫn:
Từ bài viết của EchoGroup

Trích dẫn:
Từ bài viết của honglynh

Mình cũng rất lo lắng cho bé nhà mình về căn bệnh này, hôm trước cháu bị đau bụng dữ quá, kèm với đi ngoài phân lỏng, mình sợ có dấu hiệu của tiêu chảy nên vội cho đi bệnh viện may mà chỉ bị ngộ độc thức ăn nhẹ. Bác sỹ kê đơn thuốc và dặn mình cho bé uống. Trong đơn thuốc có một loại thuốc rất lạ, bác sỹ bảo là Cao dán rốn cho bé. Cao này có tác dụng chữa đau bụng, lạnh bụng và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy. Được làm từ thảo dược như đinh hương, quế ... nên nếu mà bé có ăn phải thì cũng không làm sao cả. Mình nghĩ là bạn mua cái này dán rốn cho trẻ là tốt nhất. Bé mà yên bụng thì không lo tiêu chảy đâu.


Ồ vậy hả? Cao này tên là gì hả chị? Chị nói rõ hơn về công dụng được không? Giá bán thế nào? Bán ở đâu ạ?


Uh, quên mất không nói tên, tên nó là Kuldaro, mình cũng không biết ở đâu bán vì bác sỹ kê đơn cho mà nhưng chắc là ở hiệu thuốc có bán. Giá thì hình như là 30k/hộp thì phải.

Nghe bác sỹ nói là cao dán này được nghiên cứu theo công nghệ tiên tiến dựa trên nghiên cứu về rốn.

Tiêu chảy là một chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống khiến sức đề kháng của dạ dày yếu đi. Cao dán Kuldaro giúp liên kết rốn với dạ dày, lá lách, hấp thu nhanh chóng và phát huy hiệu quả của các thành phần thuốc. Đảm bảo thân nhiệt của người sử dụng về mức nhiệt bình thường, hạn chế mất nước, hỗ trợ chữa trị bệnh tiêu chảy hiệu quả và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày.

Có lẽ là bạn nên tìm ở trên mạng xem, có khả năng có người bán online đấy!

Lương y Lương Cao Cường
Lương y Lương Cao Cường
Trả lời 11 năm trước

Mình mách các mẹ một bài thuốc chữa đi ỉa rất tốt và mình đã áp dụng cho bé nhà mình rồi. Mình sẽ cho các mẹ biết tình hình bé nhà mình để các mẹ xem nếu thấy tình trạng của các bé giống như bé nhà mình thì thử dùng xem.
Bé nhà mình bị đi ỉa phân nhầy,có bọt ngày đi 4-5 lần và kéo dài 7 ngày, bé sút đi 2kg nhìn bé hốc hác gầy tọp hẳn đi nhìn mà sót ruột, đi khám thì bác sĩ bảo cháu bị nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa, uống nhiều loại thuốc, tiêu tốn hơn 1 triệu mà vẫn không khỏi. Mình đã gọi điện cho bà ngoại kể cho bà nghe và thế là bà đi hỏi ông thầy lang, ông ấy bảo chỉ cần uống lá thuốc này chỉ 2 ngày sau là khỏi hẳn (nếu bé nào còn ty mẹ thì bé uống được bao nhiêu còn mẹ uống để bé ty sữa).Quả thật là đúng, mình đã hãm lấy nước và cho bé uống 2 ngày sau khỏi hẳn mình mừng quá.
Mẹ nào có bé đang bị như vậy cứ Fone cho mình, mình bảo bà lấy giúp cho, chỉ 200K là khỏi luôn, mà không hại đến sức khỏe của bé. LH: 0987 290 785 ( Hằng Moon)

Thùy Minh Nguyễn
Thùy Minh Nguyễn
Trả lời 10 năm trước

Đợt em bé nhà mình được 4 tháng thì bé cũng bị như vậy. Bé đi ngoài nhiều lần ( ngày tầm 10 lần), phân nhầy có bọt, kéo dài hơn 1 tháng. Mình cũng đã dùng không thiếu loại thuốc và men tiêu hóa nào mà bác sĩ chỉ định. Nhìn con sút cân mà mình thì bất lực, không biết làm sao. May đợt đó có người bạn mách cho mình địa chỉ chữa bệnh đông y. Mình đã tìm và mua thuốc cho bé nhà mình uống. Thuốc đã được hoàn tán thành viên rồi. Ngày mình nghiền thuốc và cho bé uống 2 thìa cà phê. Vậy mà đúng 4 hôm bé nhà mình giảm số lần đi rõ rệt, phân không bọt nhưng hơi nhầy. Mình cho bé uống 2 hôm nữa vậy mà khỏi luôn. Cẩn thận mình còn cho bé uống 2 ngày 1 lần cho đến khi phân bé đẹp hẳn rồi dừng thuốc. Mình trộm nghĩ nếu cứ chữa thuốc tây không biết bé còn bị kéo dài đến bao giờ. Mình thấy nếu các mẹ chữa thuốc tây mà không hiệu quả thì thử dùng thuốc nam xem. Ah mình còn lưu số của cô đó đây xin chia sẻ với các bạn . 0975546982