Bệnh viêm mũi dị ứng nguyên nhân, phòng chống, triệu chứng và cách điều trị, ra sao?

Theo thống kê hiện nay số lượng người mắc bệnh viêm mũi dị ứng (trong đó người mắc bệnh có cả người lớn và trẻ nhỏ) là tương đối cao, viên mũi dị ứng là chứng bệnh mà cơ thể phản ứng để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp của con người. Biểu hiện thường thấy của chứng bệnh này đó là ngẹt mũi, chảy nước mũi, người mắc bệnh thường có cảm giác như “bị cảm” và rối loạn giấc ngủ, khi viêm mũi dị ứng mãn tính sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, vậy nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cho cả nhà ra sao

  1. Bệnh viêm mũi dị ứng do đâu

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của những chất lạ vào cơ thể và thông qua đường hô hấp của con người, lúc này cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên và phản ứng qua lại giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ tạo ta chất histamin – chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là chứng bệnh khá phổ biến mà nhiều người mắc phải bởi do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện ngày càng gia tăng, sự biến đổi khí hậu thất thường, thời tiết chuyển giao mùa,… khiền người mắc bệnh viêm mũi dị ứng luôn gặp phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và hơn hết là ảnh hưởng tới sức khỏe, tốn thời gian, tiền bạc và công sức để điều trị

  1. Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm 03 trường hợp như sau
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa, khiến người mắc phải trường hợp này sẽ tái phát bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, nguyên nhân có thể do môi trường ô nhiễm, thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường,…
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm, người bệnh sẽ tái phát bệnh lại quanh năm chứ không theo thời tiết hay theo mùa hay do các nguyên nhân như dị hình của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngắn, hoặc các nguyên nhân khác như do bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, lông động vật, khói thuốc, các loại hóa chất, mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, các loại thức ăn khó tiêu hóa dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản,… hoặc độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mãn tính ở amidan, xoang mũi, lợi, răng miệng gây ra… hoặc trong gia đình có người hay bị ứng, các bà mẹ bị dị ứng thì 65% là em bé sinh ra sẽ bị dị ứng theo.
  • Viêm mũi do đặc thù công việc như một số nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi, hóa chất… hoặc kháng nguyên gây bện như số loại thuốc điều trị y học, kháng sinh, gây mê, gây tê,…cũng rất dễ dẫn tới hiện tượng viêm mũi dị ứng.
  1. Triệu chứng, biểu hiện của người mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Ngạt mũi kéo dài là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng, ngoài ra căn bệnh này còn có các biểu hiện khác như sau:

  • Cảm giác giống như bị “cảm” kéo dài , ngạt mũi, hắt ơi, chảy nước mũi (dịch chảy ra thường là chảy mũi loãng trong)
  • Cảm giác ù và đầy tai, đau đầu
  • Ho khan, đau cổ họng và khạc ra đờm kéo dài
  • Mất vị giác khi ăn, khó tập trung trong mọi công việc
  • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt
  • Rối loạn giấc ngủ và có thể có hiện tượng ngáy khi ngủ
  1. Cách điều trị và phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng

Để điều trị và phòng chống chứng này thì người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và các vận dụng cá nhân thường xuyên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, và tùy vào mức độ nặng nhẹ bạn có thể lựa chọn phương thức điều trị như rửa mũi bằng nước muối sinh lý ví dụ như nước muối Nasopure và bộ dụng cụ rửa mũi Nasopure để làm giảm ngay triệu chứng liên quan đến viêm mũi, viêm xoang, cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng, hoặc để đảm bảo tốt nhất, bạn nên tới bác sĩ thăm khám định kì để được tư vấn tốt nhất

Chưa có câu trả lời nào