Kinh nguyệt ko đều thì làm sao để có baby ?

Em moi co kinh hôm 26/6 thi hết trong vòng 3 ngày,e va chong e qh ngày thứ 5, 30/7 và dot ngot co kinh  lai ngày thừ hai ngay 4/7, hết ngày 6/7, e và chồng qh ngày thứ năm 7/7... và ngày 13/7 vừa rồi nhưng e bi kinh không đều... hôm nay e lai bi lai nhưng k có ra nhieu chỉ ra chút chút khi e di dai, và em di dai rất nhiều lần trong ngày và luc nào cung thay mắc đái, và ham muốn tình dục e thay đổi trong gần 2 tuần wa.. e mún rất nhiều... XIN HÃY CHO E BIT E BI LÀM SAO, VÀ LAM CACH NÀO ĐỂ MANG THAI SỚM. EM BI KINH NGUYỆT K ĐỀU THÌ E FAI LÀM SAO ĐẾ CÓ THAI.. E ĐANG RẤT LO

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Bạn thân mến!

Theo như bạn chia sẻ thì kinh nguyệt của bạn không đều. Tuy nhiên, lần có kinh cuối bạn chỉ ra một ít khi đi giải. Ngoài biểu hiện đi giải nhiều lần bạn có thấy đau rát gì không? Bạn có thể thấy rằng khi mang thai cũng có thể có hiện tượng ra máu, hay người ta gọi là máu báo. Hiện tượng này lượng máu rất ít, và không kéo dài, có thể bạn gái chỉ nhận thấy có chút dịch hồng hồng thôi. Do vậy, nếu như bạn nhận thấy lượng máu rất ít thì các bạn cần sử dụng que thử thai nhanh sau quan hệ từ 7 đến 10 ngày trở đi và siêu âm ngay (sau chậm kinh 2 tuần) để biết rõ hơn về tình trạng của mình bạn nhé.

Về vấn đề kinh nguyệt không đều, tư vấn az xin cùng trao đổi với bạn về vấn đề này nhé!

Bạn bắt đầu hành kinh từ bao giờ? Hiện tượng chu kỳ kinh không đều này diễn ra trong bao lâu rồi? Bạn đã đi khám phụ khoa bao giờ chưa? Nếu có thì bác sĩ có kết luận như thế nào về hiện trạng này của bạn? Bạn biết đấy, thông thường chu kỳ kinh của bạn gái sẽ dao động trong khoảng từ 21 đến 35 ngày. Nếu chu kỳ kinh vượt quá 35 ngày thì được gọi là kinh thưa. Đối với những bạn vừa có kinh trong 1,2 năm thì hiện tượng kinh thưa này là bình thường, song nếu đã có kinh trên 2 năm thì đó lại là một dạng rối loạn kinh nguyệt.

Trong trường hợp của bạn, bạn chia sẻ rằng bạn có kinh ngày 26/6 mà đột ngột có lại vào 4/7. Như vậy cũng có thể bạn đang bị dạng rối loạn kinh nguyệt. Lúc này bạn cũng có thể đi khám tại các phòng khám sản phụ khoa để được khám, siêu âm để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt không đều và có cần thiết phải điều trị hay không. Một điểm bạn cũng cần lưu ý là bản thân việc chậm kinh hay rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh mà chỉ là biểu hiện của những vấn đề về tâm sinh lý khác mà thôi. Bởi hiện tượng kinh nguyệt của bạn gái chịu sự điều khiển và chi phối của hoạt động nội tiết, hoạt động rụng trứng, sự tăng sinh của niêm mạc tử cung… và các yếu tố tâm lý, tình trạng sức khoẻ nói chung, điều kiện sống, thời tiết…Do đó, việc thăm khám sẽ giúp bạn loại trừ những lo lắng về những nguyên nhân cơ thể của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt của mình và có hướng khắc phục cụ ttheerv bạn nhé!

Chúc bạn sớm có tin vui!

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Thường một chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, có 3 – 5 ngày hành kinh trong một chu kỳ.

Khi gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, bạn sẽ bắt gặp những biểu hiện như: lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng; chu kỳ kinh nguyệt thưa (từ 36 ngày – 6 tháng); kinh nguyệt ngưng từ 6 tháng trở nên; trong thời gian hành kinh chị em bị đau bụng dưới dữ dội gây nên những cảm giác khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra nhiều nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mà nguyên nhân chính là do: bị rối loạn hormone sinh dục, bị nhiễm khuẩn vùng kín, thần kinh căng thẳng, bị stress, thay đổi về thể trọng (béo phì, gầy) hoặc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Bên cạnh đó, đối với trường hợp tuổi dậy thì, tình trạng này cũng có thể diễn ra khiến chu kỳ kinh có lúc dài, lúc ngắn hoặc vô kinh. Điều này là do vòng kinh bé gái không có rụng trứng (sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định).
Một chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này, đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. (ảnh minh họa)

Làm gì khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều?

Khi thấy có những biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài thất thường hoặc lượng máu kinh khi ít khi nhiều, số ngày hành kinh không đều đặn qua mỗi tháng, trong thời gian hành kinh bị đau bụng, khó chịu, mệt mỏi…

Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều và có cách khắc phục kịp thời.

Không nên e ngại, dè dặt, để tình trạng này quá lâu rồi mới đi khám. Sau khi thăm khám, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó bạn cần có một chế độ làm việc, ăn uống, và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng…

Cách phòng ngừa khi bị kinh nguyệt không đều

Để phòng ngừa không bị rơi vào tình trạng kinh nguyệt không đều đặn và bảo vệ sức khoẻ nói chung, bạn gái cần lưu ý những điều sau đây:

Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách (vệ sinh mỗi ngày, vệ sinh trong quan hệ tình dục, vệ sinh khi thai nghén) tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục – một trong những nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều.

Bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm nên dùng trong thực đơn hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa… Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ uống như: cà phê, rượu, bia…

Sử dụng thuốc giúp điều hoà kinh nguyệt, giảm bớt mệt mỏi: phương thuốc Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể hoặc bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai hàng ngày giúp chu kỳ kinh trở nên đều đặn hơn.