Gìn giữ cẩn thận 5 điểm vàng này khi mang thai

Không có gì tuyệt vời hơn khoảng thời gian được sống cùng bào thai trong bụng mình suốt 9 tháng 10 ngày. Thế nhưng để có những giây phút sống với thiên chức của mình, người mẹ cũng đánh đổi rất nhiều thứ, đặc biệt là về sức khỏe, tuổi thọ và sự lão hóa.

Thời gian bầu bí, mẹ phải đối mặt với rất nhiều những đau đớn, khó chịu ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nếu không biết cách giữ gìn cơ thể của chính mình, mẹ sẽ mau chóng bị lão hóa và tổn thương. Và đây là 5 bộ phận trên cơ thể nếu biết giữ gìn mẹ sẽ kéo được tuổi thọ của mình đáng kể:

Bàn chân
Phải khi bầu bí mẹ mới hiểu được cảm giác khó chịu khi bàn chân sưng phù, tăng kích cỡ. Tùy vào từng cơ địa mà size bàn chân có thể tăng lên 1 hoặc thậm chí lên đến 2, 3. Cùng với cảm giác hụt hẫng khi phải mang những đôi giày to sù sụ thì mẹ còn phải chịu cả những đau đớn, khó chịu với bàn chân sưng p phù này, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Khi mẹ bắt đầu đạt mức tăng cân cao nhất cũng là lúc đôi chân bắt đầu làm khó mẹ trong chuyện đi lại hoặc phải đứng lâu. Đặc biệt, ngoài bàn chân, cả mắt cá chân của mẹ cũng phải đau đớn hơn nhiều. Mặc dù sau sinh mẹ có thể trở lại bình thường nhưng nếu không biết cách giữ gìn đôi bàn chân khi mang bầu, sau sinh chân mẹ sẽ khó trở lại size ban đầu và nổi gân guốc hoặc thậm chí sần sùi, sưng phồng do tắc nghẽn mạch máu. Khi đó mẹ sẽ rất khó để điệu đà với những đôi giày đẹp.

Do vậy, mẹ cần phải chịu khó kê cao chân mỗi khi ngồi hoặc nằm. Bên cạnh đó, khi mẹ đi lại cũng cố gắng chọn giày dép thoái mái, vừa chân, đế thấp và nhớ đừng bao giờ ngồi hoặc đứng quá lâu nhé!

Đầu

Đau đầu khi mới mang thai là dấu hiệu bình thường của sự thay đổi hormone thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể kéo dài và hành hạ mẹ trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo vì triệu chứng đau đầu do hormone tăng sẽ giảm dần đi từ tháng thứ 4. Điều quan trọng là mẹ phải cố gắng để mình không rơi vào trạng thái cau có, cáu gắt mỗi khi cơn đau đầu đến bằng cách đắp đá sau gáy mỗi tối và nằm thư giãn khi đầu óc căng thẳng. Tinh thần của mẹ xuống dốc cũng là lúc thai nhi chịu những ảnh hưởng xấu, chẳng những vậy nhan sắc của mẹ cũng sẽ phai tàn theo những cơn stress như vậy.

Cảnh báo: Đau đầu không nên xem nhẹ trong thai kỳ, càng không nên dùng thuốc bừa bãi mà chỉ có thể giảm bằng nhiều giải pháp trị liệu vật lý như xoa bóp, xông hơi thảo dược hoặc nghỉ ngơi. Nếu tình trạng quá nặng, phải hỏi kiến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời phát hiện bất thường.

Thận

Bàng quang người mẹ khi mang thai luôn phải hoạt động với công suất lớn. Chính điều này sẽ tạo áp lực lên thận, buộc nó phải hoạt động liên tục, khiến bà bầu thường xuyên buồn đi tiểu và cả cảm giác đau lưng suốt thai kỳ. Đây chỉ là cảm giác bình thường trong thai kỳ và sẽ khỏi hẳn sau sinh. Tuy nhiên, nếu không muốn gặp rắc rối về sau với chứng són tiểu như bà già 60 tuổi, mẹ nên đi tiểu ngay sau khi có cảm giác muốn tiểu, phải tiểu sạch nước tiểu và tuyệt đối đừng lạm dụng nước rửa phụ khoa hay giấy vệ sinh mẹ nhé!


Bụng

Thay đổi lớn nhất của mẹ bầu có thể nhìn thấy bằng chiếc bụng lùm lùm xuất hiện sau 4 tháng. Sự lớn lên quá nhanh của thai nhi theo mỗi tháng sẽ làm cấu trúc da bị phá vỡ, gây ra tình trạng thâm da hoặc rạn nứt, thậm chí chảy máu, chảy dịch trên bề mặt cấu trúc da. Chúng có thể để lại sẹo rằn ri như mạng nhện dù mẹ sinh xong đã hơn chục năm. 


Hông

Hông có chịu trách nhiệm nâng đỡ bụng bầu của mẹ khi thai nhi ngày càng lớn dần. Do đó, mỗi một ngày khi thai phát triển thêm sẽ gây áp lực lớn đến vùng hông, gây ra các cơn đau, nhức mỏi rất khó chịu. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ, khiến da dẻ và thần thái xinh đẹp của mẹ lùi vào dĩ vãng. 

Vatgiacom có rất nhiều sản phẩm chăm sóc các bà mẹ mang thai cực tốt, các bà mẹ hãy vào link sau để tham khảo nhé: https://www.vatgia.com/home/ch%C4%83m+s%C3%B3c+m%E1%BA%B9.spvg

Chưa có câu trả lời nào