Em đang rất lo lắng vì trước đó do không biết mình có thai nên em có đi chụp X-quang hai lần có sao ko?

Em 26 tuổi, khi thấy trễ kinh khoảng 2 tuần, nghi ngờ có thai nên em đi khám và bác sĩ chẩn đoán là thai khoảng 6 tuần. Em đang rất lo lắng vì trước đó do không biết mình có thai nên em có đi chụp X-quang hai lần. Cụ thể như sau: - Ngày thấy kinh cuối cùng của em là 21-12-2008 - Ngày 30-12-2008, em đi khám sức khỏe tổng quát, có chụp X-quang phổi. - Ngày 10-1-2009, em chụp X-quang vùng xương khớp háng. - Ngày 03-2-2009 em đi khám thì BS chẩn đoán có thai khoảng 6 tuần (có làm siêu âm) Như vậy không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Thai có bị dị tật hay bệnh gì không? Nếu có thì sẽ bị bệnh gì và xác suất khoảng bao nhiêu phần trăm? Có loại xét nghiệm nào xét nghiệm để biết em bé có bệnh hay dị tật gì vào thời điểm này không ? Em có tham khảo các thông tin trên mạng thì thấy người ta nói chụp X-quang trong 2-8 tuần đầu của thai kỳ (hoặc 4-10 tuần sau ngày thấy kinh cuối) thì không ảnh hưởng đến em bé vì đây là thời gian đang tạo cơ quan có đúng không?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
X-quang là một loại tia xạ có năng lượng cao mà tùy thuộc vào liều có thể làm giảm sự phân chia tế bào, tổn thương cấu trúc di truyền và gây ra các dị dạng cho thai nhi. Các tế bào mà phân chia tế bào nhanh thì nhạy nhiều nhất với tia X. Thai nhi đặc biệt nhạy với tia X bởi vì các tế bào phân chia nhanh và phát triển thành nhiều cấu trúc cơ quan khác nhau. Sự tiếp xúc với liều lượng tia X đủ lớn có thể dẫn tới sẩy thai hay tổn thương thai nhi, bao gồm các dị dạng hoặc phát triển thành ung thư sau này. Tùy vào giai đoạn phát triển của thai, mức độ ảnh hưởng khác nhau: - Giai đoạn làm tổ (0-1 tuần): chết phôi - Giai đoạn phát triển cơ quan: gây dị dạng, chậm phát triển, ung thư Sự tiếp xúc với tia X được đo bằng số đơn vị hấp thu (rad), số tia X. Theo một nghiên cứu vào tháng 9-1997, không ghi nhận mối liên quan giữa tiếp xúc tia X 5-10 rad và dị tật thai nhi. Nhưng theo Nuclear Regulatory Commission thì thai trong tử cung tiếp xúc trên 5 rad có thể có nguy cơ ung thư về sau. Tuy nhiên, các phương pháp X-quang hiện nay hầu hết sử dụng liều rất thấp, ví dụ như các X-quang vùng bụng liều 0.5-1.5 rad thì nguy cơ cho thai giảm 10-100 lần. Tia X càng xa tử cung thì mức độ ảnh hưởng càng ít. Tóm lại, người phụ nữ nên tránh chụp X-quang trừ khi tuyệt đối cần thiết. Trong trường hợp của chị vì chụp X-quqng nhiều lần trong giai đoạn hình thành và phát triển của phôi thai nên có thể gây nguy hại cho thai. Do đó, nếu muốn dưỡng thai, chị cần theo dõi và theo sát chương trình khảo sát dị tật thai từ cuối ba tháng đầu thai kỳ, liên tục trong ba tháng giữa.