Bé hay mè nheo đòi hỏi theo ý mình?

Bé nhà em hay quấy khóc quá, cháu đến tháng 10 này tròn 3 tuổi rồi nhưng đi học thì không sao nhưng về đến nhà là cháu khóc. Em có hỏi các cô giáo ở lớp, cô nói cháu chơi rất ngoan. Nhưng khi về nhà cháu đòi đủ thứ và chỉ cần mẹ chưa kịp đáp ứng hoặc làm sai ý của cháu là cháu có thể lăn ra khóc, hoặc lăn vào cào cấu bố mẹ. Có hôm em thử không dỗ bé cứ để cho khóc nhưng bé nhà em không chịu nín vẫn lèo nhèo ngay cả khi đi ngủ. Cháu giờ không thích mặc váy cứ mặc áo ba lỗ và quần đùi thôi (bé nhà em là bé gái). Mặc dù rất thương con nhưng do cháu quá bướng thành ra ngày nào cũng tát mấy cái vào mông vào chân. Em biết đánh con nhiều sẽ không tốt và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này. Nhưng nếu không đánh thì bé nhà em còn bướng và khó bảo hơn. Em đã dỗ dành và nhẹ nhàng nói với bé nhưng vẫn không được. Nhiều lúc đi làm về cả hai vợ chồng em thấy chán quá, vì con suốt ngày quấy khóc thôi em không biết làm thế nào bây giờ nữa.

Liệu tính của cháu khó nết như vậy khi lớn lên cháu có thay đổi được không ạ, em lo lắm, mọi người khuyên em nên sinh thêm em bé thì có lẽ cháu sẽ bớt quấy khóc hơn, nhưng điều kiện của em chưa cho phép nên em chưa nghĩ đến sinh bé thứ 2. Em rất mong nhận được sự chia sẻ và tư vấn từ các chuyên gia. Em cám ơn rất nhiều.

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Kkhoảng từ 30 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu ý thức được cái tôi của mình như 1 chủ thể riêng biệt, không còn quá gắn bó, quá phụ thuộc người lớn như trước, trẻ ý thức được ý muốn của mình, khả năng của mình và muốn khẳng định mình như 1 cá nhân độc lập,do đó bé luôn muốn đòi hỏi bằng được cái mình muốn. Nếu không được sẽ quấy khóc, mè nheo. Nếu không thỏa mãn trẻ sẽ tỏ ra bất hợp tác và phản ứng theo nhiều cách khác nhau, có thể nói hỗn, có thể ăn vạ, gào khóc vv…

Cách cư xử lúc này của người lớn là khuyến khích trẻ tự làm với sự giúp đỡ kín đáo của người lớn, dạy trẻ 1 số kỹ năng để có thể tự phục vụ bản thân mà không bị nguy hiểm, ví dụ, cho bé tự xúc ăn, tự mang giày, tự rửa tay, vệ sinh cá nhân... nói chung là nới lỏng sự tự do và cho trẻ được hoạt động nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định của mình.

1 cách nữa khi bé khăng khăng đòi làm những việc quá sức hoặc có thể bị nguy hiểm, ta phải dùng 1 tác nhân hấp dẫn nào đó để thu hút sự chú ý của bé, giúp bé quên việc kia đi và không bực mình do không được làm cái mình muốn. Bạn cũng tránh không đánh mắng bá quá nhiều, vì điều đó chỉ thường làm bé lì lợm hơn. Cùng với thời gian, thời kỳ khủng hoảng sẽ qua đi, bé sẽ trở lại bình thường khi bé có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống tốt hơn.

Sở dĩ ở trường bé không khóc vì bé biết rằng các cô ở trường rất nghiêm khắc, có đòi hỏi cũng không xong, do đó bé không quấy. Về nhà cha mẹ hay nuông chiều, xót con, đô lần bé đòi hỏi đều được nên thành thói quen. Vì thế bạn cần mềm mỏng mà nghiêm khắc với bé. Cho bé biết rằng: Không phải con muốn gì cũng được! Chỉ có thứ nào phù hợp mới được. Hãy cố gắng giải thích cho con mỗi khi từ chối hay đồng ý.

Hầu hết, ứa bé nào cũng trải qua thời kỳ này nhưng cách phản ứng của mỗi bé có khác nhau về mức độ, tùy thuộc khí chất và đặc điểm thần kinh cá nhân từng đứa trẻ. Qua hết giai đoạn tuổi này, sự ương bướng của bé sẽ giảm đi đáng kể.

Chúc bạn hạnh phúc, thành công,

Nguồn: webtretho

hoangngocnam
hoangngocnam
Trả lời 13 năm trước

chào bạn

khi tôi bàn luận về chuyện của con bạn!Thì minh cũng mong các bạn khác lấy đây làm kinh nghiệm để dạy dỗ con mình!Để cho con mình chánh được những điều mà mình không muốn!

Từ bé tới khi bạn cho con bạn đi học lớp!bạn phải là người chièu chuông con cái lắm nhỉ!Có như thế thì con bạn mới trở nên như thế!

Một khio bé được chiều chuộng, bé sẽ không nghe ai nói hay tính tình khác hẳn!cho nên ban phải rén bé ngay từ lúc bé còn nhỏ?như thế bé sẽ nghe minh nhiều hơn!

sau đây là những ý giup bạn tham khảo để dạy giô cháu tốt hơn:

Làm gì khi con bạn hư:

  • Thưởng khi chúng có hành vi tốt, ngược lại phải phạt
  • Nếu chúng gào thét để có thứ gì đó, không đưa cho chúng và lấy thứ gì đó mà chúng thích
  • Nếu chúng không dậy mà cứ nằm ườn dưới đất lúc tức giận, nhấc chúng dậy và cho chúng vào phòng cho đến khi chúng bình tĩnh và xin lỗi.
  • Nếu chúng phớt lờ khi bạn sai bảo, hãy phạt chúng ngay lập tức. Bắt chúng đứng vào góc nhà và không cho chúng rời cho đến khi xin lỗi
  • Nếu chúng không chịu chia sẻ đồ chơi hoặc đồ ăn, cất đi không cho chơi nữa
  • Đừng mua mọi thứ chúng muốn. Nếu có thể, tự để chúng làm ra nó.
  • Nếu phòng của chúng cứ bừa bộn, không cho chúng ra khỏi phòng chừng nào chưa dọn sạch.
  • Quy định thời gian đi ngủ. Liên tục nhấc chúng vào giường ngủ nếu chúng vùng dậy. Sau vài lần, chúng sẽ không vùng dậy khỏi giường nữa. Bạn phải thể hiện là chúng không còn lựa chọn nào khác nữa.
  • Khen ngợi không tiếc lời và thưởng khi chúng làm những điều tốt.

10 dấu hiện đứa con của bạn hư:

  1. Chúng dùng kế khóc hoặc kêu la khi muốn cái gì đó
  2. Chúng lăn ra đất (để ăn vạ) và không đứng dậy
  3. Chúng thường giận dỗi hoặc thậm trí đánh bạn khi bạn phạt chúng
  4. Chúng lờ đi khi bạn hỏi một câu gì đó
  5. Chúng thô lỗ với những người lớn khác hoặc với các bạn khác
  6. Chúng không chịu chia sẻ đồ chơi hoặc thết đãi các bạn khác
  7. Chúng khoe khoang và thường cố gắng thể hiện quyền lực và là trung tâm của sự chú ý.
  8. Chúng muốn mọi thứ mà người khác có. Khi có rồi chúng lại muốn những cái mới hơn khác.
  9. Chúng để phòng bừa bộn và không bao giờ mó vào việc gì trừ khi bạn bắt chúng phải làm
  10. Chúng không chịu đi ngủ.
  11. Mong bạn sẽ bảo và dạy giỗ chau tốt hơn!byeeeeeeeee!