Bé 4 tuổi hiếu động quá mức và vẫn còn tè dầm?

Tôi có con trai 4 tuổi rưỡi (sinh 20/6/2006), cháu rất hiếu động, ngịch ngợm luôn chân tay, nhắc nhở cháu xong, cháu vâng dạ xong là quên ngay, làm hỏng rất nhiều đồ đạc trong nhà. Nhiều khi cáu quá tôi cho ăn roi (cháu rất sợ) mỗi lần như vậy cháu rối rít xin lỗi, nhưng vừa xong lại quên nay lời dặn và lại tiếp tục nghịch chính việc vừa bị ăn roi. Tôi hỏi như vậy có phải bị bệnh tăng động không?

Và đến bây giờ cháu vẫn đái dầm (vẫn phải mặc bỉm khi đi ngủ tối). Như vậy có phải cháu bị yếu thận không? Và phải uống thuốc gì không?

Nguồn: Webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào anh/chị,

Trường hợp của bé nhiều khả năng là chứng rối loạn giảm tập trung, tuy nhiên anh/chị cần cho bé khám chuyên khoa về tâm lý để làm thêm một số xét nghiệm nữa.

Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong lúc ngủ, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Thể đái dầm tiên phát xuất hiện từ nhỏ, nguyên nhân thường do cung phản xạ thần kinh kiểm soát việc đi tiểu phát triển chưa hoàn thiện. Khi trẻ lớn, thường sau 5 tuổi, đái dầm sẽ giảm và tự hết mà không cần phải can thiệp điều trị. Thể đái dầm thứ phát xuất hiện sau một thời gian tối thiểu 3 tháng không bị đái dầm, do một căn nguyên nào đó gây nên, nếu sau 5 tuổi mà tình trạng đái dầm không giảm thì cần phải có sự can thiệp. Đa số nguyên nhân gây đái dầm thứ phát có liên quan tới yếu tố tâm lý như, giấc ngủ không sâu, thức giấc chậm và khó khăn, mơ đang đi tiểu, thay đổi môi trường sống và học tập, bố mẹ ly dị, bị hăm doạ, bị lạm dụng tình dục... Một số tổn thương thực thể gây ra đái dầm thứ phát như, giảm tiết hormon chống bài niệu vào ban đêm, dị tật bẩm sinh hệ sinh dục tiết niệu, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, gai đôi cột sống, táo bón....

Trong trường hợp của bé vẫn chưa thể kết luận do nguyên nhân gì. Theo tôi, anh/chị thử tập cho bé đi tiểu trước khi ngủ, và một lần giữa khuya nếu bé có bú đêm. Nếu sau 3 tháng mà bé vẫn đái dầm thì nên cho bé đi khám chuyên khoa tiết niệu.

Chúc bé khỏe.

BS. Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM
Nguồn: webtretho

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Mình có đọc được bài báo này, bạn xem áp dụng được gì ko nhé

Nguyên nhân tè dầm

Chưa biết được rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như: Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu, không kiểm soát được hoạt động của bàng quang, chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra đái dầm.

Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ đái dầm. Phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên tè dầm, nhưng thật ra tè dầm không liên quan tới giấc ngủ, mặc dầu trẻ lớn thường thức giấc kịp thời để đi tiểu nên ít bị tè dầm hơn.

Trẻ em bị những chứng bệnh sau đây có thể hay tè dầm:

- Tâm lý căng thẳng.

- Ngủ ngáy lớn vì bị adenoids hay có cục thịt dư lớn trong họng.

- Đi tiểu thường xuyên vì nhiễm trùng đường tiểu.

- Đi tiểu nhiều, giảm trọng lượng (bị bệnh đái tháo đường, bệnh thận).

- Đường tiểu yếu, đêm ngày đều tiểu són (bị nghẹt đường tiểu), v...v...
Những thuốc chữa đái dầm gồm có:

- Oxybutynin chloride (Di-tropan).

- Imipramine HCL (Tofranil).

- Desmopressin acetate (DDAVP).

Thuốc chữa tè dầm phức tạp, tùy theo những trường hợp khác nhau mà cần có toa, cần có bác sĩ theo dõi.

Những phương pháp chữa tè dầm khác:

Tùy theo môi trường xung quanh mà trước khi trẻ được đưa đi bác sĩ khám bệnh tè dầm, bố mẹ thường tìm cách tự giảm bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau như: hạn chế không cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đánh thức con dậy đi tiểu… Đôi khi bố mẹ còn hạn chế không cho con ăn chocolate, uống sữa, nước cam, hay những loại dễ làm đi tiểu như nước trà, coca cola ( G. Lackgren et al. Acta Paediatr. 88: 679, 1999).

Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng nhựa trên giường, tốt hơn là bắt trẻ mặc tã. Nên để đèn đêm gần chỗ tiểu, để trẻ không ngại trở dậy đi tiểu.

Nên khuyến khích trẻ

Nên giúp đỡ trẻ vượt qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm, để trẻ có thể làm được những gì cần phải tự làm. (Trẻ có thể giúp bố mẹ lau rửa giường nệm hay tự tắm rửa). Nếu trẻ thức giấc, khuyên trẻ cố gắng tự đi tiểu hay đêm nào trẻ không bị đái dầm, nên khuyến khích, khen ngợi trẻ. Phương pháp này sẽ giúp trẻ tự tin lên và khỏi hẳn đái dầm (lên tới 25%) giúp trẻ thêm tiến bộ trong việc tự kiểm soát được đái dầm (khoảng 75%) (HG Ruston, J. Pediatr. 114: 691, 1989).

Tập luyện bàng quang:

Nhất là trong trường hợp bọng đái quá nhỏ. Tập luyện bằng cách lúc đang đi tiểu, tự ngưng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước vào ban ngày.

Dụng cụ báo động lúc tè dầm:

Có lẽ đây là phương pháp hiệu quả nhất để chữa bệnh đái dầm. Dụng cụ nối với đồng hồ báo thức được gài vào trong quần của trẻ. Khi đái dầm, nước tiểu trong quần có độ ẩm báo hiệu, đồng hồ reo vang, đánh thức trẻ dậy đi tiểu. Thường thì phải cần tới 3 tuần lễ mới có kết quả tốt.

Đôi khi, có thể kết hợp như: vừa dùng thuốc, vừa dùng đồng hồ báo thức, cũng có kết quả tốt.

Sau hết, trong trường hợp trẻ đi cắm trại, hay ngủ lại nhà bạn, nên mang theo tã (cho dù không thường dùng tã ở nhà), hoặc dùng thuốc Desmopressin acetate, nhưng phải được bác sĩ chỉ dẫn.

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Con bạn thường hay tè dầm trên giường và bạn không biết phải làm thế nào. Thái độ của bạn kết hợp với cách chữa y học sau sẽ giúp bé thoát khỏi chứng phiền toái này.

1. Khuyên dạy trẻ những điều sau:

- Để trẻ không quá xấu hổ với việc tè dầm của mình thì bạn hãy nói cho trẻ biết đó là điều tự nhiên theo thời gian sẽ hết.

- Luôn nhắc và tạo thói quen đi vệ sinh (dù ít dù nhiều) trước giờ đi ngủ.

- Khi trẻ biết nhận thức thì cần giáo dục trẻ trách nhiệm thay đổi hành vi và tự thay quần áo khi bị ướt.

- Cha mẹ không được trừng phạt hay giận dữ với trẻ khi trẻ tè dầm.

- Khi trẻ không tè dầm trên giường và bắt đầu có ý thức về việc này thì hãy khuyến khích, khen ngợi trẻ bằng cách đánh dấu 1 ngôi sao trên cuốn lịch và thậm chí là một món quà khi thực hiện được chỉ tiêu phấn đấu, chìa khoá này chính là để thực hiện từng bước nhỏ tiếp theo và tiến tới mục đích chính của bạn.

- Tiếp tục dạy trẻ về những lý do và kết quả đã đạt được để trẻ tiếp tục phấn đấu không tè dầm.

2. Thuốc trị tè dầm

huốc Imipramine (biệt dược là Tofranil) là thuốc làm tăng hoạt động tinh thần bằng cách tǎng các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Imipramine dùng để điều trị đái dầm ở trẻ em và là loại thuốc chống trầm cảm. Thuốc này giúp thư giãn các cơ ở bàng quang và làm cho bàng quang ít có nhạy cảm hơn khi nước tiểu đầy. Điều này có nghĩa trẻ có nhiều thời gian hơn trước khi cần đi vệ sinh. Tuy nhiên cần lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ vì thuốc ngoài tác dụng trên nó còn có thể gây phản ứng phụ cho trẻ như dễ cáu kỉnh, đau đầu và táo bón khi dùng quá liều lượng.

Một thuốc khác cũng có thể được sử dụng là desmopressin, đây là một dẫn chất tổng hợp của hormon chống bài niệu, có tác dụng giảm lượng nước tiểu về đêm. Nó có tác dụng ngay lập tức làm giảm sự tăng nước tiểu vì vậy hạn chế được việc tè dầm của trẻ. Hiệu quả của nó khoảng 70% và thường tái phát sau khi ngừng thuốc. Vậy nên thuốc này chỉ áp dụng cho những dịp đặc biệt như bạn muốn con bạn đạt được chỉ tiêu phấn đấu với một đêm không khô ráo với trẻ. Nó sẽ kích thích trẻ cố gắng không tè dầm vào những đêm tiếp theo.