Những dưỡng chất nào cần thiết cho trẻ biếng ăn?

newvisionlaw
newvisionlaw
Trả lời 10 năm trước

Trẻ biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, dễ mắc bệnh tật, ốm đau… Dưới đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho trẻ biếng ăn.
Dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn - Chăm sóc bé - Dinh dưỡng cho trẻ em - Sức khỏe trẻ em - Trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn.
Lysine:

Là một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn. Nó là chìa khóa trong việc sản xuất các enzym, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật.

Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa hấp thu tối đa dinh dưỡng. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu Canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn.

Cơ thể người và động vật nếu thiếu Lysine cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và trẻ em sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn, trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Chính vì thế lysine là một loại axit amin thường được cho vào khẩu phần thức ăn của trẻ.
Kẽm:

Có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải acid nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống, do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Trẻ thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng. Kẽm còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể do hoạt hóa tế bào Lympho (là lính canh bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật).
DHA và Taurin:

2 chất rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não. Thiếu hai chất này trẻ sẽ kém thông minh và không tinh mắt như các trẻ được sử dụng và bổ sung đầy đủ DHA và Taurin.
Canxi:

Có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn đặc biệt là sự phát triển của xương. Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, bị sâu răng. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày bị thiếu canxi, dễ gây ra bệnh loãng xương, còi xương do lượng canxi trong xương phải chuyển một phần vào máu. Thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
Chất xơ:
Chống táo bón:

Vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu. Ở những người bị táo bón lâu ngày thường khó tính bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột:

Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.
Các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12):

Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu hóa của trẻ, tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt.

Trên đây chính là những chất rất cần thiết phải bổ sung cho trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe, thông minh, cao lớn và sức đề kháng tốt.

hãy liên hệ: http://suckhoe.xmen360.com/diendan chúng tôi sẽ giúp bạn

thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thường vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước đây, Gấu nhà em cũng rấtlười ăn, thường xuyên bỏ dở, đòi đi ăn rong. Những ngày đầu Gấuăn dặmem thường nấu một nồi cháo với rau, thịt rất đầy đủ dinh dưỡng cho conăn cả tuần. Nhưngcó khi đến cả tháng trời con vẫnkhông tăng được lạng nào. Em và cả gia đình đều vô cùng sốt ruột.

Với quyết tâm mang đến cho con cảm giác "Mỗi bữa ăn là một niềm vui", em đã cố gắng tìm hiểu, đọc rất nhiều sách báo và thay đổi phương pháp chế biến thức ăn dặm của mình.

Ngoài việc đảm bảo đủ dưỡng chất từ bốn nhóm thực phẩm:tinh bột, chất béo, chất đạm và chất xơ ra thì làm thế nào cho bữa ăn của con luôn được phong phú, đa dạng và ngon miệng là điều trăn trở của các bà mẹ. Bạn Gấu giờ đã được hơn 10 tháng, nặng 12kg.Con đã có thể ăn cháo trắng nguyên hạt.Để chuẩn bị cácmón cháo thay đổi khẩu vịcho Gấu thì emtrước mỗi tuần đều lên thực đơn sẵn. Như vậyvừacó thể bao quát được lượng dinh dưỡng trong 7 ngày của con, vừa khỏi lo đụng món trong tuần!

Thông thường mỗi ngày, Gấu sẽ ăn 2 loại thịt và 3 loại rau thay đổi cách chế biến luân phiên.Mời cácmẹ hãy cùng tham khảoxem tuần nàybạnGấu thưởng thức những món gì nhé.


Sáng Chiều Tối
Thứ 2 Cháo cá hồi rau bina Cháo gà xào nấm Cháo gà rau ngót
Thứ 3 Cháo trứng sốt cà chua Cháo thịt bò xào su su Cháo thịt bò súp lơ
Thứ 4 Cháo gan gà khoai tây rau mùi Cháo thịt heo xào củ cải Cháo thịt heo rau mùng tơi
Thứ 5 Cháo cá quả cải ngọt Cháo đậu phụ sốt nấm Súp bánh mì tôm nấm, cải
Thứ 6 Cháo tim cà rốt Cháo gà bí xanh Cháo gà măng tây
Thứ 7 Cháo trứng bí đỏ Cháo thịt bò rau muống Súp thịt bò, ngô non bí đỏ
Chủ nhật Cháo tôm rau đay Cháo thịt heo xào mướp Cháo thịt heo bắp cải cà chua

Thiết kế thực đơn cho bé biếng ăn - 1
Hoa quả mẹ cũng nên lên thực đơn cụ thể cho bé (ảnh minh họa)

Ngoài ra, em cũng xin tặng các mẹ một vài bí quyết trong khâu chuẩn bị các món ăn dặm cho con để vừa đảm bảo đủ chất, vừa giúp con ăn ngon như sau:

Hàng ngày, mẹ nênbổ sung cho con các loại nước trái cây và sữa chua. Hè đến có thật nhiều loại quả cho bé yêu như: hồng xiêm, bơ, xoài, dưa hấu,thanh long v…v vậy nên mỗi ngày mẹ hãy chọn cho bé một loại quả để làm sinh tố, ép hoặc trộn cùng sữa chua, pho mai....

Mẹ có thể cho bé ngày ăn bò, ăn heo, ăn cá, ăn gà để tiện đường đi chợ, nhưng những nguyên liệu nấu còn lại mẹ nên chú ý thay đổi để con không bị nhàm miệng.

Khi nấu cho béhãy cố gắng tận dụng cho thêm các loại gia vị như rau mùi, hành, hẹ để bé dần làm quen và cũng để kích thích vị giác của bé.

- Với những món xào, mẹ nên để cháo trắng riêng rồi rưới thịt/rau đã xào lên, như vậy sẽ ngon miệng hơn khi mẹ cho chung vào xay hoặc trộn lẫn.

- Khi nấu rau đay, mẹ nhớ cho cháo loãng hơn bình thường vì rau đay khá nhớt và dễ tạo độ quánh của cháo.

- Với những món củ quả như bí, su su, mẹ cần đun kĩ băm nhỏ hơn bình thường để tránh bé bị hóc hoặc khó nhai.

- Vì khoai tây, khoai lang, ngô đều có tinh bột nên khi nấu những món này với cháo mẹ có thể giảm bớt lượng cháo đi.

Chúc mẹ và bé luôn có với nhau những bữa ăn nhiều niềm vui!

Cyril Tống
Cyril Tống
Trả lời 10 năm trước

Có mấy loạivitamin cho trẻ?

Dựa vào tính chất hòa tan trong nước hay dầu mà các vitamin được xếp thành 2 nhóm: vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K…) và vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12 và vitamin C).
Tuỳ theo giới và giai đoạn phát triển của cơ thể, nhu cầu vitamin rất khác nhau. Vì thế việc lựa chọn thuốc bổ sung vitamin không đơn giản. Sự thiếu hụt vitamin do nhiều nguyên nhân và đồng thời có thể thiếu nhiều loại vitamin cùng một lúc. Do vậy, trong điều trị cần phải tìm nguyên nhân và phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau.
Do cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin cho trẻ (ngoại trừ khi tắm, phơi nắng thích hợp để biến tiền vitamin D thành vitamin D), nên ta phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin hàng ngày, có thể sử dụngkẹo gấu vitaminđể bổ sung vitamin cho trẻ.

Thiếuvitamin cho trẻvà khoáng chất

Trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh. Chẳng hạn thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim. Thiếu vitamin C, trẻ có thể chảy máu dưới da và niêm mạc, giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn…

Thừavitamin cho trẻ nhỏcũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh…

Nguyên nhântrẻ suy dinh dưỡng


  • Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
  • Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
  • Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
  • Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Dấu hiệutrẻ suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thấy con vui chơi bình thường mà không thường xuyên theo dõi cân nặng của con là một sai lầm dẫn đến việc không phát hiện ra con mình đang bị suy dinh dưỡng.
  • Không lên cân hoặc giảm cân
  • Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
  • Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
  • Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
  • Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
  • Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân
  • Trẻ chậm phát triển vận động.
  • Trẻ thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực,ít vui chơi, kém linh hoạt
Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.