Bạn mua đồ chơi gì và chơi với con như thế nào để giúp con phát triển trí tuệ, xây dựng nhân cách ?


Là một bà mẹ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục từ sớm cho con, mình mạnh dạn mở topic này với hy vọng các bà mẹ ông bố đã từng mua đồ chơi, đã chơi với con hãy chia sẻ cảm nhận về các loại đồ chơi và cách chơi với con để làm sao không chỉ chơi mà còn giúp con học tập và phát triển những phẩm chất đáng quý. Mình hy vọng topic này sẽ giúp các bố mẹ có định hướng tốt hơn về đồ chơi cho con và biết cách đầu tư hiệu quả hơn vào đồ chơi cho con. Không chỉ thế mà mình mong muốn đây sẽ là nơi các bố các mẹ chia sẻ những trò chơi, cách chơi với con và hiệu quả.....

Hy vọng các bố các mẹ sẽ bàn bạc sôi nổi nhé. Đêm mai mình sẽ đưa ra ý kiến của mình (mình đang viết dở, chưa xong, cũng có một số ý đúc rút ra sau 2 năm nuôi con và đã mua rất nhiều loại đồ chơi)

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 10 năm trước

Mình tổng kết kinh nghiệm sau 7 năm nuôi các con đầu đời:
Phát triển tư duy thì thông qua các trò chơi tùy theo từng lứa tuổi:

từ 8 tháng đến 2 tuổi: các trò chơi nhiều màu sắc, hình khối và các trò chơi liên quan đến việc sử dụng các đầu ngón tay vì sự kích thích của các đầu ngón tay cũng là một yếu tố kích thích trí não: xếp hình theo các khối đơn giản.
Sách truyện: chữ to, sách dày (loại không xé được), nhiều hình ảnh màu sắc, cốt truyện đơn giản kể cho con nghe. Với lứa tuổi này cho con chơi truyện, tập giở trang sách cũng là một cách kích thích não phát triển thông qua sự tiếp xúc các đầu ngón tay.

Từ 2 tuổi đến 4 tuổi: các trò chơi mang tính logic hơn, đòi hỏi suy nghĩ hơn: xếp hình thành các con vật hay các hình ngôi nhà, tàu hỏa ...., các bảng xếp hình bằng gỗ với yêu cầu xếp theo số từ 1- 10-20.... hoặc khá hơn nữa là xếp theo bảng chữ cái....
Sách truyện: chữ to, nhiều chữ hơn và nhiều hình ảnh minh họa. Các câu chuyện có cốt truyện phức tạp hơn. Các loại trò chơi tư duy, toán học, logic cho trẻ từ 2-4 tuổi.

Từ 4- 5 tuổi: các trò chơi mang tính phức tạp hơn, yêu cầu tư duy nhiều hơn: các trò chơi xếp hình 20 - 50 mảnh, các trò chơi vận động thiên về nghệ thuật như múa, vẽ, nhạc, cờ vua ...
Sách truyện: Các loại trò chơi tư duy, toán học, logic cho trẻ từ 4-5 tuổi.Sách truyện thiên về chữ nhiều hơn hình để giúp con hình thành thói quen đọc các câu chuyện dài mà không ngại, hạn chế các con tiếp xúc với truyện tranh (chỉ có hình và lời đồi thoại) sớm, vì truyện này sẽ ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của các con.

Phát triển nhân cách thông qua sách truyện:
Các loại truyện mang tính giáo dục về tình yêu thương, sự dũng cảm, tôt xấu: Những tấm lòng cao cả....

Ngoài các loại phát triển tư duy ra cũng nên cho các con chơi các trò chơi bình thường khác phù hợp theo lứa tuổi, không nên quá tập trung vào các loại phát triển tư duy.

Mình tạm tổng kết vậy, mẹ nào bổ sung thêm cho các lứa tuổi nhé.

pq
pq
Trả lời 10 năm trước

Mình thì sinh con muộn nên khi có con mình thật sự như phát điên lên vì sung sướng, và đồ chơi chính là món mà mình thích đầu tư cho con nhất. Cũng chính vì mình thấu hiểu vai trò của đồ chơi trong sự phát triển của trẻ. Theo mình, trước tiên đã là đồ chơi cho trẻ em thì về màu sắc cần có màu sắc tươi sáng, có độ thẩm mỹ cao nghĩa là nếu có sự pha trộn màu thì màu đó phải đẹp, toàn thể vật thể phải có bố cục cân đối, màu sắc làm người nhìn cảm thấy dễ chịu và toát lên chất "trẻ con". Về nguyên liệu thì phải an toàn tuyệt đối cho trẻ và về thiết kế thì phải an toàn và thân thiện.

Ở mỗi lứa tuổi cha mẹ nên chọn cho con đồ chơi phù hợp. Ví dụ, khi bé mới sinh, thì trong 1 tháng đầu hầu như bé ngủ, đồ chơi nếu có chỉ nên là chùm bóng hay khăn xanh đỏ treo lơ lửng. Và người ta nói lúc này mẹ là đồ chơi tuyệt vời nhất của bé, vì hẳn các bạn cũng nhớ, trong những lúc bé thức, bé hay ngắm mẹ chăm chăm. Yêu nhỉ.
Đến khi hai tháng trở ra là bé cần đồ chơi rồi, lúc này cần mua cho bé xúc xắc, với màu sắc tươi sáng, và âm thanh trong trẻo thánh thót chứ nhiều loại xúc xắc có âm thanh kinh khủng lắm. Và đến 3 tháng thì nên mua cho bé cây chữ A. Đến 6 tháng thì nên mua cho bé cái đàn xylophone phát ra âm thanh thánh thót.
Từ 1 đến hai tuổi trở lên là có thể mua cho bé nhiều thứ đồ chơi cùng lúc, tuy nhiên các đồ chơi mà mẹ chọn lựa nên có mục tiêu rõ ràng chứ đừng mua vớ vẩn. Có thể mua 1 vài chiếc ô tô hay máy bay để bé hiểu khái niệm cái gì là cái gì, nhưng thực ra nhũng đồ chơi ấy không thực sự giúp bé trở nên năng động và "thông minh" vì chúng "mì ăn liền".
Để bé phát triển không những cả trí tuệ mà tình cảm thì theo mình cha mẹ cần chơi với bé, vậy nên chọn cho bé những gì mà cả cha mẹ đều ngồi chơi cùng với bé được. Đồ chơi xếp hình, bên cạnh những thứ đồ chơi khác, theo mình là thứ đồ chơi mà các gia đình đều nên có. Tùy theo, mỗi gia đình có thể chọn một sản phẩm mà mình thích, nhưng cần chọn sản phẩm để cả nhà vừa chơi vừa có thể thả sức sáng tạo. Và cách chơi với con cũng là một mục quan trọng. Đừng để tình trạng đồ chơi vứt lỏng chỏng mỗi nơi một thứ và các đồ chơi ở dạng què cụt....Bất cứ đồ chơi nào bé làm hỏng, bạn cũng cần sửa chữa ngay hoăc nếu hỏng năng quá thì vứt đi vì những cạnh sắc của miếng vỡ có thể làm bé bị thương tích, hơn nữa cảm giác những thứ hỏng hóc vỡ vụn trong một đống lổng chổng sẽ gây cho bé sự nhàm chán, mất hứng thú và thói quen bừa bãi, buông thả.
Bạn hãy rèn cho bé thói quen nâng niu trân trọng đồ chơi, trước khi chơi, đặc biệt đồ chơi xếp hình cần rửa tay sạch. Sau khi chơi thì xếp gọn lại vào hộp.
Trong phòng trẻ hay trong nhà, đồ chơi nên được cất gọn vào giá chứ ko phải vào rổ vì rổ tạo nên sự lộn xộn. Khi chơi xong nhắc bé cho vào giá cái nào ra cái ấy. Cả bố mẹ cũng nên rèn thói quen không mua đồ chơi rẻ tiền vớ vẩn vô thửong vô phạt mà mua hẳn đồ tốt, có mục tiêu rõ ràng và giữ gìn cânt thận. Nên nhớ đồ tốt cũng rất tốt và dễ giữ, mới, bền lâu.
Hãy thổi hồn cho đồ chơi, ví dụ hãy nói: thôi tối rồi, cho các bạn xếp hình đi ngủ nhé, hay cho bạn ô tô "bé rùa" đi ngủ thôi, không có mai bạn ấy mệt. Hay ôi con ơi, bạn chim cánh cụt đang bị ho có đờm, nôn trớ rồi con ơi, con khám bệnh cho bạn ấy đi, cho bạn ấy thuốc rồi đắp chăn cho bạn ấy nhé.
Mình nghĩ ai chẳng muốn con mình phát triển ngoan ngoãn, lớn lên học hành giỏi giang và có tư cách kiện toàn nhân hậu, phẩm chất ưu tú. Vậy các bố các mẹ hãy sáng suốt trong việc lựa chọn đồ chơi cho con ngày hôm nay nhé. Hy vọng mình sẽ còn có nhiều dịp trao đổi giao lưu với các bạn về chủ đề này.

pq
pq
Trả lời 10 năm trước

Nhìn chung, có 3 loại đồ chơi mà ta có thể mua hay tốt hơn nữa là làm cho con chơi :
- Đồ chơi phát triển : Giúp con phát triển một số kỹ năng như vận động thô/vận động tinh - phát triển các khái niệm về không gian thời gian - kích thích trí tưởng tượng , hình dung, phân tích và tổng hợp
Các đồ chơi này cần phải bám sát theo lứa tuổi của trẻ, mỗi lứa tuổi sẽ có những món đồ chơi thích hợp.
Cũng cần phải biết được trình độ và khả năng nhận thức của trẻ để cung cấp những món đồ chơi tương ứng, không quá dễ và quá khó.
( ví dụ các khối gỗ vuông - các hình lắp ráp Lego - hình gấp giấy ...thuộc nhóm này)
- Đồ chơi giáo dục : Giúp trẻ có những hoạt động mô phỏng, bắt chước người lớn và khám phá thế giới xung quanh -
( các loại đồ chơi ở trường Mẫu giáo )
- Đồ chơi giải trí : Giúp trẻ thoải mái vui chơi, giảm đi những căng thẳng trong cuộc sống ( ví dụ : Các loại banh, bóng, xe hơi, tàu thủy mô hình, các hình robot siêu nhân ...)
Mỗi loại đồ chơi đều có công dụng, giá trị và cả những mặt hạn chế nữa - chúng ta đừng coi thường hiệu quả của đồ chơi, nhưng cũng đừng nên gán cho đồ chơi quá nhiều chức năng - vì bản chất món đồ chơi không quan trọng bằng cách chơi - cách chơi không quan trọng bằng người chơi !
Vì thế, chúng ta đừng nghĩ rằng phải có những đồ chơi đắt tiền , đúng chuẩn, có giá trị giáo dục cao mới có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh mà quên đi vai trò người chơi cùng trẻ , vì thế có lẽ phu huynh nên học cách chơi với trẻ thay vì bắt trẻ phải học qua các trò chơi và đồ chơi !

thiết bị giáo dục, đồ chơi thông minh, đồ chơi mầm non
thiết bị giáo dục, đồ chơi thông minh, đồ chơi mầm non
Trả lời 10 năm trước

Hay quá