Kết quả giao dịch sàn HN ngày 4/2/09 ra sao?

Kết quả giao dịch sàn HN ngày 4/2/09 ra sao?
nguyen manh duy
nguyen manh duy
Trả lời 15 năm trước
Sau khi xác lập mức đáy mới hôm qua, chỉ số HASTC-Index tiếp tục có một phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp trong tuần. Diễn biến giao dịch khá buồn tẻ cho thấy thị trường sẽ tiếp tục hành trình dò đáy trong thời gian tới khi mà những chính sách hỗ trợ chưa thực sự thể hiện rõ ràng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 04/02/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 93,82 điểm, giảm 0,68 điểm (tương đương giảm 0,72%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 3.368.700 đơn vị, giảm 17,96% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 73,62 tỷ đồng, giảm 11,24%. Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 3 cổ phiếu là KLS, SRA và CCM với tổng khối lượng giao dịch là 224.800 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 3,25 tỷ đồng. Trong đó, mã KLS được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 145.000 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 1,61 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên ngày hôm nay đạt 3.593.500 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 76,87 tỷ đồng. Diễn biến phiên giao dịch sáng nay mở đầu bằng việc chỉ số HASTC-Index giảm mạnh xuống đến mức 93,3 điểm. Đến thời điểm 9h00, chỉ số này bắt đầu nhích nhẹ và bắt đầu tăng điểm sau 15 phút. Một vài mã nhỏ tăng trần NST, SSS. VTL, VE1… nhưng lượng mua khá thấp và sự tăng trần này không phản ánh đúng tình hình cầu đối với những mã này. Hầu hết các blue chip của sàn đều giảm mạnh như ACB, VSP, BVS. Lúc này khối lượng giao dịch chỉ chưa đầy 500.000 cổ phiếu với giá trị hơn 11 tỷ đồng, hơn 100 mã cổ phiếu chưa có giao dịch. Sau vài phút, lực mua tăng nhẹ, HASTC–Index tăng nhẹ gần 1 điểm lên tới 95,5 điểm, nhưng ngay sau đó liên tục đi xuống và chạm mức thấp nhất trong ngày là 93,23 điểm. Số mã giảm điểm tăng nhanh hơn số mã tăng điểm cho thấy số cổ phiếu chậm giao dịch dần dần được khớp ở mức giá giảm. Phần lớn cổ phiếu nhóm tài chính đều giảm giá, nhóm vật liệu xây dựng khả quan hơn với nhiều cổ phiếu ở trên mức tham chiếu. Kết thúc phiên, chỉ số HASTC-Index cố gắng gượng đôi chút nhưng vẫn không thể tạo được sự đột biến. Trong phiên này, có tổng cộng 6.123 lệnh mua với tổng khối lượng là 5.647.800 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 4.554 với tổng khối lượng bán là 5.503.100 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, VSP, KLS với khối lượng đặt tương ứng là 833.100, 576.900, 481.900 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, VSP, KLS với khối lượng đặt tương ứng là 945.600, 649.100, 430.300 đơn vị. Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là VCG, PVI, TBC với khối lượng đặt tương ứng là 95.600, 76.000, 58.700 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là ACB, VSP, TLC với khối lượng đặt tương ứng là 112.500, 72.200, 19.800 đơn vị. Trong số 173 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 64 mã tăng giá, 33 mã đứng giá tham chiếu, 50 mã giảm giá, và 26 mã không có giao dịch. Trong đó có 3 mã tăng trần là DST, ONE, VE1, và 4 mã giảm sàn là HBE, PVE, VC6, TPP. Đáng chú ý về cuối phiên, có 12 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 6 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần là DST, L62, ONE, SRA, V11, VE1. Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 mã tăng giá, 3 mã giảm giá và 1 mã đứng giá tham chiếu. Cụ thể, VNR tăng 800 đồng/cổ phiếu (tăng 3,00%), đạt 27.500 đồng với 12.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG tăng 300 đồng/cổ phiếu (tăng 2,07%), đạt 14.800 đồng với 261.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI tăng 200 đồng/cổ phiếu (tăng 0,82%), đạt 24.600 đồng với 139.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC tăng 200 đồng/cổ phiếu (tăng 1,53%), đạt 13.300 đồng với 80.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 100 đồng/cổ phiếu (tăng 0,96%), đạt 10.500 đồng với 80.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS tăng 100 đồng/cổ phiếu (tăng 0,37%), đạt 26.900 đồng với 93.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. Còn lại, BTS giữ nguyên mức giá tham chiếu là 9.900 đồng, với 43.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. ACB giảm 200 đồng/cổ phiếu (giảm 0,74%), xuống 27.000 đồng với 521.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. BVS giảm 400 đồng/cổ phiếu (giảm 2,14%), xuống 18.300 đồng với 129.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (giảm 5,88%), xuống 40.000 đồng với 20.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là ONE đạt 10.800 đồng/cổ phiếu, tăng 700 đồng (tương đương 6,93%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 10 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là VC6 khi tụt xuống mức 12.100 đồng/cổ phiếu, giảm 900 đồng (tương đương 6,92%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 2 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là VSP với 530.800 đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 36.700 đồng/cổ phiếu, giảm 1.600 đồng (tương đương 4,18%). Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì RCL là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.300 đồng lên mức 30.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là 100 cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu VCS tăng 1.100 đồng lên mức 26.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 4 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, KBC tiếp tục là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 2.500 đồng/cổ phiếu. Tiếp theo là MIC giảm 1.800 đồng xuống còn 31.800 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 6.300 cổ phiếu. Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 12 mã với tổng khối lượng là 160.400 cổ phiếu và bán ra 7 mã với tổng khối lượng là 143.500 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VCG khi mua vào 123.600 đơn vị, chiếm 47,19% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VNR, SSS, VSP, PVI với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 12.000, 10.000, 8.100, 2.200 cổ phiếu. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là PVI với 60.000 cổ phiếu, chiếm 42,92% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là BVS, VCG, KLS, THT với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 52.900, 24.600, 3.000, 2.700 cổ phiếu.