Trong 5 đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền, đặc điểm nào quan trọng va quyết định nhất? tại sao?

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 14 năm trước
Sau đây là 5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền do Lenin vạch ra và do tôi đánh máy lại dựa trên những gì tôi hiểu về thời kì độc quyền trong chủ nghĩa tư bản. Những ai quan tâm thử đọc rồi cho nhận xét nhé. Thực ra bài viết này mang tính bài giảng nhiều hơn, để khi nào có thời gian tôi sẽ diễn giải ra sau nhé. 1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền a. Sự tập trung sản xuất: là quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ, bố trí phân tán bằng cách xí nghiệp lớn có đông công nhân và làm ra một khốI lượng sản phẩm lớn. Chính sự tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn tớI sự tích tụ và tập trung sản xuất. Nguyên nhân cụ thể: + Đầu thế kỉ 20 trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt dẫn đến: - 1 số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kĩ thuật chiến thắng và thôn tính các xí nghiệp nhỏ - Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần + Đầu thế kỉ 20 do KHKT phát triển nên đòi hỏI vốn lớn để ứng dụng được vào sản xuất + Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn đủ khả năng tồn tạI + Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất Sự tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các tổ chức độc quyền – liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 số loạI hàng hóa nào đó nhằm thu lợI nhuận cao. Các hình thức tập trung sản xuất: công ti cổ phần và xí nghiệp liên hiệp b. Các tổ chức độc quyền Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản: cartel, syndicate, trust, consortium Độc quyền và cạnh tranh là 2 mặt trái ngược nhau song ở các nước đế quốc khi xuất hiện các tổ chức độc quyền thì không thủ tiêu được cạnh tranh mà lạI làm cạnh tranh gay gắt hơn - Sự tồn tạI của các tổ chức độc quyền vẫn dựa trên cơ sở của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất - Ở các nước đế quốc vẫn còn tồn tạI các xí nghiệp nhỏ chưa bị thôn tính vào các tổ chức độc quyền - Trong các nước đế quốc vẫn còn sản xuất hàng hóa của nông dân và thợ thủ công 3 loạI cạnh tranh trong chủ nghĩa đế quốc: giữa các tổ chức độc quyền vớI nhau, giữa các tổ chức độc quyền vớI các xí nghiệp ngoài độc quyền, và ngay trong nộI bộ từng tổ chức độc quyền 2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính a. Vai trò mớI của tư bản ngân hàng Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi trong công nghiệp diễn ra tích tụ và tập trung sản xuất thì trong ngân hàng cũng có tích tụ và tập trung tư bản, làm hình thành nên các ngân hàng lớn cạnh tranh vớI nhau – các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Do nắm được lượng tư bản tiền tệ lớn, các ngân hàng có khả năng chi phốI nhiều họat động kinh tế-xã hội. b. Tư bản tài chính Tư bản tài chính là một loạI tư bản được hình thành trên cơ sở sự xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng vớI vai trò và địa vị mớI của mình, đã cử ngườI tham gia vào các tổ chức độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng vốn vay. Để hạn chế sự chi phốI của ngân hàng, các nhà tư bản công nghiệp cũng can thiệp vào họat động của tư bản ngân hàng bằng cách mua cổ phiếu hoặc thành lập ngân hàng cho riêng mình. 2 quá trình thâm nhập ấy gắn kết vớI nhau, làm cho tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng dần trở nên đồng nhất vớI nhau, hình thành nên tư bản tài chính. Các nhóm tư bản tài chính có tiềm lực đủ mạnh trở thành các đầu sỏ tài chính ( hay còn gọI là tài phiệt ), thực hiện thao túng đờI sống kinh tê- chính trị ở các nước tư bản. 3. Xuất khẩu tư bản a. Xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu hàng hóa là thủ đoạn để các nước tư bản tiến hành bóc lột các nước chậm phát triển thông qua trao đổI không ngang giá b. Xuất khẩu tư bản Xuất khẩu tư bản cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành dướI hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một số nguồn lợI khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để các tập đoàn tư bản bóc lột các nước chậm phát triển. Xuất khẩu tư bản là một tất yếu trong thờI kì chủ nghĩa tư bản độc quyền vì: Đầu thế kỉ 20 một số nước tư bản đã tích lũy được một lượng vốn khổng lồ mà nếu đầu tư trong nước thì sẽ thu được lợI nhuận ít hơn so vớI nếu đầu tư ở nước ngoài Các nước lạc hậu về kinh tế thì thiếu vốn nhưng giá nhân công thấp và nguyên liệu lạI dồI dào Các nước tương đốI phát triển có nhu cầu về vốn để đổI mớI trang thiết bị kĩ thuật Những hình thức xuất khẩu tư bản: - Xuất khẩu tư bản sản xuất: nước xuất khẩu tư bản đầu tư vốn để xây mớI hoặc mua lạI xí nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Xuất khẩu tư bản cho vay: nước xuất khẩu tư bản cho chính phủ hoặc tư nhân vay tiền hoặc hàng hóa, vật tư 4. Sự phân chia thế giớI về kinh tế Trong thờI kì tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa lớn. Song đến thờI chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất đã tăng chóng mặt, làm nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngoài nước. Mặt khác, hàng hóa đem bán ở nước ngoài thu được lợI nhuận lớn hơn so vớI hàng hóa đem bán trong nước. Do tầm quan trọng của thị trường bên ngoài, giữa các nước đế quốc diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành giật thị trường thế giớI, hình thành nên những thỏa thuận có tính chất lũng đoạn giữa các tổ chức độc quyền trong việc sản xuất và tiêu thụ một số loạI hàng hóa, tạo nên những tổ chức độc quyền quốc tế - liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn của các nước để phân chia thị trường thế giớI, độc chiếm nguồn nguyên liệu, quy định quy mô sản xuất của từng tổ chức, định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợI nhuận độc quyền cao. 5. Sự phân chia thế giớI về lãnh thổ Sự phân chia thế giớI về mặt lãnh thổ là hệ quả tất yếu của sự phân chia thế giớI về kinh tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộc địa hóa những nước chậm phát triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa và địa điểm lập căn cứ quân sự. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước nói chung diễn ra không đều; có những nước tư bản ra đờI sau nhưng kinh tế lạI phát triển vượt bậc, muốn đấu tranh để phân chia lạI thế giới. Phương pháp phổ biến là chiến tranh. Sưu tầm
www.dayketoan.vn l www.ketoantaichinh.vn l www.thutucthue.com
www.dayketoan.vn l www.ketoantaichinh.vn l www.thutucthue.com
Trả lời 11 năm trước

5 Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

1) Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
- Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là:
+ Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
* Vậy: Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay hầu hết việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
- Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ thể:
+ Cácten là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết định về mặt hàng và giá cả.
+ Xanhdica là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn Cácten, nó quyết định về mặt hàng , giá cả và thị phần
+ Tơ rơt là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư.
+ Congsoocion là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư - sản xuất - tiêu thụ.

2) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trò mới của Ngân hàng: Cùng với sự hình thành độc quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị các ngân hàng lớn thôn tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng.
Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể hiện: Giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công ty cử người vào HĐQT của ngân hàng, giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử người vào HĐQT của các công ty.
Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng vàtư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con, các chi nhánh.
+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.

3) Xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao:
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
- Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.

4) Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế:
Xu hướng tòan cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…)
Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.

5) Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới:
- Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.
- Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới (14-18 và 39-45)


trong đó, đặc điểm đầu tiên : tích tụ SX là quan trọng nhất.
bởi đó chính là nguyên nhân hình thành và quyết định đến tính chất của CNTB độc quyền. các đặc điểm khác chỉ là hệ quả.
bởi có tập trung SX đến trình độ cao thì sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp quy mô lớn và do đó nếu cạnh tranh với nhau sẽ mang lại nhiều thiệt hại ("trâu bò mà đánh nhau, sẽ có ruồi muỗi ở ngoài hưởng lợi"), tất yếu họ bắt tay và thỏa hiệp với nhau, trên nguyên tắc cùng có lợi.

Đây là điểm mấu chốt, điểm đột biến chuyển đổi từ CNTB cạnh tranh sang CNTB độc quyền.

Lê nin đã nói :"Độc quyền phát sinh, là kết quả của sự tập trung SX, là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của CNTB".

(xuân hiếu: tổng hợp - 0912333177)

Bông Kẹo
Bông Kẹo
Trả lời 4 năm trước

Trong 5 đặc quyền thì đặc quyền thứ nhất - Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
Vì nó giúp Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là:
+ Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Có thể khái quát một số đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau:

Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền

Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.

Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.

Những liên minh độc quyền, thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết những doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức cácten, xanhđica, tờrớt.

Cácten là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán... còn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện.

Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên.

Cácten và xanhđica dễ bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi. Vì vậy, một hình thức độc quyền mới ra đời là tờrớt. Tờrớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông.

Tiếp đó, xuất hiện sự liên kết dọc, nghĩa là sự liên kết không chỉ những xí nghiệp lớn mà cả những xanhđica, tờrớt... thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các côngxoócxiom.

Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới - liên kết đa ngành - hình thành những cônglômêrat (conglomerat) hay consơn (concern) khổng lồ thâu tóm nhiều công ty, xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp rất khác nhau, đồng thời bao gồm cả vận tải, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ khác, v.v..

Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ mua, trước hết là nguyên liệu. Qua đó họ thu được lợi nhuận độc quyền.

Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư. Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị và tổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dư trong các nước tư bản chủ nghĩa. Những thứ mà các tổ chức độc quyền kếch xù thu được cũng là những thứ mà các tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa và nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mất đi.

Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

Tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã trở thành người có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội.

Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi những số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp trong một thời gian dài, nên lợi ích của chúng xoắn xuýt với nhau, hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau. Từ đó hình thành một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.

Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.

Bọn đầu sỏ tài chính (trùm tư bản tài chính) thiết lập sự thống trị của mình thông qua "chế độ tham dự". Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tư bản tài chính hoặc một tập đoàn tài chính, nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công ty gốc hay "công ty mẹ", rồi qua công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc hay các "công ty con", các công ty này lại chi phối các "công ty cháu" v.v.. Bởi vậy, với một số tư bản nhất định, một trùm tư bản tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất rất lớn.

Xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.

Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản". Tình trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là không tìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ở những nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệu và nhân công giá rẻ nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật.

Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.

Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.

Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.

Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế

Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt. Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia…

Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản độc quyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là “siêu lợi nhuận độc quyền” do có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc không có được như nguồn nguyên liệu dồi rào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạt…Do đó luôn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Điều này đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nước mình giành giật thị trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc. Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước đế quốc chủ nghĩa.

Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nước ngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.

Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiện trong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.

Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếm các nước khác và lập nên hệ thống thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loại trừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Đối với tư bản tài chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã được tìm ra mới có ý nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu có thể tìm được cũng rất quan trọng, do đó tư bản tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh tế và thậm chí cả lãnh thổ nói chung. Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sự cạnh tranh càng gay gắt thì cuộc đấu tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càng quyết liệt.

Bước vào thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các đế quốc tư bản ra đời sớm đã hoàn thành. Nhưng sau đó các đế quốc ra đời muộn hơn đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và lần thứ hai 1939 - 1945, và những xung đột nóng ở nhiều khu vực trên thế giới…

nguồn:voer.edu.vn

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

ui may quá tìm được bài này, cảm ơn các bác nhiều

Hoa Dạ
Hoa Dạ
Trả lời 4 năm trước

Trong 5 đặc quyền thì đặc quyền thứ nhất - Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
Vì nó giúp Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là:
+ Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.

Hoàng Bảo Châu
Hoàng Bảo Châu
Trả lời 3 năm trước
Về khái niệm thì chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Các đặc điểm đặc ́trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường tư bản, việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính, trong khi giá cả, phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và dịch vụ. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.