Đơn vị nào thi công trần thạch cao tại Đà Nẵng có chất lượng tốt và giá hợp lý nhất, có phải là QA FURNITURE không?

Tôi đang phân vân chưa biết chọn đơn vị nào cung cấp và thi công trần thạch cao cho khách sạn của mình. Đơn vị TVTK và nhà thầu đều tư vấn nên chọn QA FURNITURE.

Có bạn nào biết sản phẩm này tư vấn cho mình với nhé!

Trân trọng cảm ơn!

 

(Mr) Lâm Bách Thảo
(Mr) Lâm Bách Thảo
Trả lời 12 năm trước

THI CÔNG TƯỜNG, VÁCH THẠCH CAO

Tấm thạch cao kết hợp với hệ thống khung xương và phụ kiện sẽ tạo ra các vách ngăn nhẹ dùng trong xây dựng và trang trí nội thất.

Trình tự thi công tường,vách thạch cao như sau:

Bước 1:Đo, đánh dấu các vị trí sẽ lắp ghép trên trần và dưới mặt sàn.

Bước 2:Dùng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn, bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm, cách nhau 60cm, dùng kìm hoặc búa đóng các đinh vít cho thật chặt.

Bước 3:Những chỗ mở làm cửa sổ, cửa đi cắt thanh thép nằm U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối với thanh đứng C-Stud làm thành khung cửa. Ngoài việc dùng vít nở loại 6mm, thì bắt thêm ở đoạn cuối của thanh nằm U-Track các đinh vít loại 4mm, cách nhau 15cm.

Bước 4:Cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U, các thanh cách nhau 600mm, bắt chặt các điểm nối của thanh ngang U và chữ C, cả hai mặt bằng đinh vít thép hoặc đinh rivet. Trường hợp ghép vách cao hơn 2,4m cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ để ghép các tấm thạch cao tiếp theo.

Bước 5:Ghép các tấm thạch cao cạnh vát, lên khung thép vừa dựng, theo phương thẳng đứng, nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 25mm, khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm, đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Nếu sử dụng máy bắt vít sẽ giúp công việc dễ dàng hơn.

Bước 6: Trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi lăn sơn hoặc dán giấy mầu trang trí lên vách.

Bước 7:Thi công sơn bả bề mặt, công tác bả sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm, sau khi bề mặt bả đã khô thì tiến hành sơn trang trí bề mặt vách thạch cao.

THI CÔNG HỆ TRẦN CHÌM

Hệ trần chìm Thạch cao là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.

Cấu tạo:

Thanh chính:Là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ.

Thanh phụ:Được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.
Thanh viền:Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.
Tấm thạch cao:Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.

Phụ kiện:Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh.


Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:

Bước 1:Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước nivo, đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2:Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan và định khoảng lỗ đinh chốt không quá 300mm.

Bước 3:Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty Treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.

Bước 4:Thanh chính được liên kết với ty zen của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000m.

Bước 5:Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính.

Bước 6:Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các mũ vít phải chìm vào mặt tấm.

Bước 7:Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng.

THI CÔNG TRẦN THẢ (TRẦN NỔI)

Trần thả (trần nổi) là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện.

Cấu tạo:

Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chớnh để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế

Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1:Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng
Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2:Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.

Bước 3:Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.

Bước 4:Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.

Bước 5:Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

Bước 6:Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.

Trân trọng

--------------------------------------------

(Mr) Lâm Bách Thảo/ Giám đốc kinh doanh

Di động: 0905 734 781 – 0914 123 348

Mail: lambach.thao@gmail.com

Đ/c: Số 211/17 Dũng Sĩ Thanh Khê – Q. Thanh Khê

Tp. Đà Nẵng

Cty CP QA THACONS – QA FURNITURE