Tieng Duc cho tre em

Nghĩa là hầu hết mỗi gia đình, trừ những gia đình thuần chủng Đức đều phải đối diện với một vấn đề: ngôn ngữ dành cho thế hệ thứ hai trong gia đình - thế hệ con cái, sự pha trộn giữa tiếng Đức là ngôn ngữ bản địa bắt buộc với ngôn ngữ gốc của bố hoặc mẹ chúng sử dụng hàng ngày trong gia đình.

>>>Xem thêm: luyenthitiengduc.info/

Với gia đình bố Đức mẹ Việt như gia đình tôi, con trai Toni đứng trước sự bỡ ngỡ khi bước vào giai đoạn tập nói vì một lúc cháu đón nhận cả hai luồng ngôn ngữ Đức - Việt, làm cho quá trình tiếp nhận và học nói của cháu chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Tôi kiên quyết giữ cho cháu ngôn ngữ tiếng Việt không bị biến mất khỏi giao tiếp hàng ngày của con cái. Nhưng sự đấu tranh của tôi ngay từ khi mới bắt đầu đã bị yếu thế: một bên chỉ có mẹ là người Việt đấu “tay bo” với tiếng Đức của bố cháu nói hàng ngày, cộng thêm sự yểm trợ từ kênh truyền hình quốc gia dành cho thiếu nhi (tất nhiên bằng tiếng Đức) cùng với họ hàng, làng xóm láng giềng và tất cả các mối quan hệ khác đều giao tiếp bằng tiếng Đức. Hai mẹ con nhiều khi phải đối diện với những tình huống khó xử: vốn tiếng Việt được sử dụng hầu như rất ít ỏi, chỉ khi có hai mẹ con với nhau mới thỏa thích sử dụng, nếu có người thứ ba trong cuộc giao tiếp thì phải nói bằng tiếng Đức, trước khi đẩy người thứ ba vào thế không hiểu hai mẹ con đang nói gì và dễ bị xếp vào diện khiếm nhã, nói thứ ngôn ngữ riêng biệt. Có những ngày mẹ con không có cơ hội được nói một từ tiếng Việt với nhau, nên vốn tiếng Việt của con trai có nguy cơ ngày càng mòn vẹt.

Có thời điểm tiếng Việt của cháu trở về con số 0, cháu quên từ vựng, quên cách ghép câu để diễn đạt dù chỉ một ý rất bình thường. Trong nỗ lực tuyệt vọng để “cứu” tiếng Việt khỏi nguy cơ “tuyệt chủng” ở nhà, tôi đã tham gia một lớp tư vấn dành cho những gia đình sử dụng ít nhất hai ngôn ngữ. Khóa học do những nhà hoạt động xã hội của thành phố thuộc “Familienzemtrum” - Trung tâm gia đình đứng ra tổ chức. Họ đã khuyên chúng tôi, những bà mẹ trẻ đang phải đối diện giữa những thứ ngôn ngữ pha trộn hàng ngày của con cái trong gia đình - hãy ngẩng cao đầu và nói với con thường xuyên bằng ngôn ngữ gốc của mình, để con cái có cơ hội sử dụng thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ về sau. Tiếng Đức - vốn là thứ ngôn ngữ bắt buộc và tự động mọi trẻ em sinh ra trên nước Đức đều nói được, các mẹ hãy quẳng gánh lo đi. Khi các con đi mẫu giáo, vào lớp một, các cô giáo sẽ chịu trách nhiệm với các bé vấn đề này…

>>>Xem thêm: http://luyenthitiengduc.info/chuyen-de/trung-tam-du-hoc.html

Sau buổi nói chuyện đó, tôi như bừng tỉnh, nhận ra mình đã suýt đi nhầm đường. Tôi đã tận dụng mọi cơ hội có thể để tạo điều kiện hai mẹ con trò chuyện bằng tiếng Việt đến mức có thể. Nếu còn mặc cảm, ở khu công cộng chỉ nói tiếng Đức với cháu thì vô hình trung đã tước dần đi cơ hội cọ xát tiếng Việt với con, làm cho con bị thiệt thòi rất nhiều. Trong giao tiếp hàng ngày, khi có mặt bố Đức, tôi vẫn tích cực nói bằng tiếng Việt với con nhiều hơn, song song đó tôi cũng dịch sang tiếng Đức để bố cháu hiểu được và tránh cảm giác bị hai mẹ con bỏ rơi trong tình huống giao tiếp đó.

Giờ thì con trai đã chuẩn bị bước sang tuổi thứ 4. Cháu có thể nói được tiếng Đức và tiếng Việt hàng ngày song song với nhau. Đang nói với mẹ bằng tiếng Việt nhưng khi bố xuất hiện là con linh hoạt nói sang tiếng Đức được ngay mà không bị lúng túng. Với bé đầu mọi thứ về cơ bản đã tìm ra được giải pháp thì bé gái thứ hai khi thôi nôi và chuẩn bị bước vào giai đoạn tập nói, mọi thứ sẽ hanh thông nhiều hơn. Tôi đã tìm được hai con là “đồng minh” ngôn ngữ và sẽ ít buồn hơn khi sống trong một môi trường xa quê hương bản quán.

Nguồn Internet

Chưa có câu trả lời nào