Cho mình hỏi theo quy chế tín chỉ học có bị cấm thi không ?

Cho minh hoi? : theo quy che tin chi hoc co bi cam thi ko?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Theo mình nghĩ dù học theo tín chỉ thì nội quy vẫn tuân theo quy định như học bình thường bạn ạ, nếu phạm quy thì vẫn làm theo phép tắc của trường, cái này bạn hỏi cô giáo chủ nhiệm của bạn cho chính xác nha.

Bạn đọc bài này tham khảo nha:

Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi và “bắt buộc” SV phải có ý thức tốt trong việc học tập và tự nghiên cứu.

Tuy nhiên, qua 3 năm triển khai thực hiện, có rất nhiều SV không theo kịp phương thức đào tạo này. Và hệ quả là hễ trường nào có nhiều SV buộc thôi học thì phương phức đào tạo này lại được dư luận dùng như là một lý do để biện hộ...

Những con số... buồn!

Tính đến thời điểm tháng 11-2009, Trường ĐHBK Đà Nẵng (thuộc ĐHĐN) đã buộc thôi học 85 SV hệ tín chỉ (năm 2, 3 và 4); chuyển cấp đào tạo về học tại Trường Cao đẳng Công nghệ (ĐH Đà Nẵng) cho 26 SV khác; buộc ngừng đăng ký học phần mới 1 năm (bắt đầu từ học kỳ II-năm học 2009-2010) đối với 17 SV hệ cử tuyển và SV Lào.

Trước đó, trong học kỳ II năm học trước, nhà trường cũng đã buộc thôi học 57 SV tín chỉ vì bỏ thi, không đăng ký học tập kỳ tiếp theo và cũng có đến 557 SV tín chỉ thuộc diện ngừng học tạm thời, ngừng đăng ký học phần mới 1 học kỳ và 2 học kỳ phải học cải thiện điểm.

Mới đây, Trường ĐH Khoa học Huế (ĐH Huế) ra quyết định buộc thôi học đối với 104 SV năm thứ 2 khóa 32 do có kết quả học tập kém, không đủ điều kiện học tiếp. Đây là khóa đầu tiên của nhà trường đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC).

Nhiều SV rơi vào diện này bức xúc cho rằng, nhà trường đã ra quyết định cho thôi học quá muộn. Đáng lẽ, phải có quyết định ngay trong năm thứ nhất, lại đợi đến gần hết học kỳ II của năm thứ 2 mới ra quyết định. Chính việc ra quyết định quá chậm trễ này đã gây thiệt thòi lớn cả về kinh tế cũng như thời gian đối với các SV.

Về vấn đề này, ông Hà Văn Hành- Trưởng Phòng Đào tạo ĐH & Công tác SV Trường ĐH Khoa học Huế- lý giải với báo giới: Từ ngày 15.12. 2009, ĐH Huế đã có quyết định buộc thôi học đối với 202 SV Trường ĐH Khoa học Huế.

Tuy nhiên, vì số SV bị buộc thôi học quá nhiều nên ngày 30-12-2009, nhà trường có công văn đề nghị ĐH Huế tạm hoãn thi hành quyết định này và xin cho các SV thi lại để cứu vớt phần nào số SV bị buộc thôi học.

Được sự đồng ý của ĐH Huế, ngày 1-3-2010, Trường ĐH Khoa học Huế tổ chức thi lại cho những SV này, kết quả có 98 SV vượt qua kỳ thi và được tiếp tục theo học, 104 SV còn lại chính thức bị buộc thôi học...!

Tăng cường tính chủ động và ý thức tự học, tự nghiên cứu

Đặc trưng của HCTC là tăng tính chủ động cho SV nên thời gian trên lớp của SV giảm gần ½ trong khi lượng kiến thức không hề giảm. Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ SV dùng thời gian tự học vào mục đích khác.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Đào tạo Trường ĐHBK Đà Nẵng, với số lượng 1.244 SV hai khóa 6 và 7 ở 7 khoa, có đến 66% SV có học lực trung bình, 11% học lực yếu, số SV khá là 21% và chỉ có 2% SV đạt học lực giỏi và xuất sắc.

Trong số này, chỉ có 39% SV có thời gian đi học tại lớp là 100%, chưa đầy một nửa số SV có thời gian đi học tại lớp từ 80 – 90%. Thời gian tự học ở nhà mỗi ngày của SV cũng quá ít, khi chỉ có 40% SV dành từ 3 - 4 giờ, trong khi yêu cầu thời gian tự học, tự nghiên cứu tài liệu của SV theo hình thức HCTC nhiều hơn so với cách đào tạo theo niên chế truyền thống.

Đây là thực trạng chung của nhiều trường ĐH, CĐ khi chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC. Theo thầy Trần Quốc Việt – Trưởng khoa Cơ khí Trường CĐ Công nghệ: “Thực tế cho thấy có học kỳ, SV phải chọn một số học phần cần thiết để đảm bảo tiến độ học bình thường thì SV lại không chọn đăng ký, trong khi lại đăng ký một số môn học khác chưa thực sự cần thiết. Để khắc phục tình trạng này, cần đưa lịch trình học chuẩn lên mạng để SV tham khảo.

Ngoài ra, Phòng Đào tạo cũng có thể cho hệ thống tự động mặc định đăng ký các môn học chuẩn bắt buộc của học kỳ tương ứng khi SV vào mạng để đăng ký, nếu em nào chưa muốn học thì bỏ bớt, hoặc có thể tăng thêm nếu đủ sức.

Làm như vậy, nếu em nào không nhanh nhẹn trong việc lựa chọn môn học có thể giữ nguyên mặc định và tránh được sự đăng ký lộn xộn thứ tự các môn học”. Với cách làm này, cũng sẽ chấm dứt được tình trạng SV bị buộc thôi học do không nắm rõ quy định để đăng ký các tín chỉ bắt buộc cần tích lũy.

Thầy Nguyễn Văn Lành – Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)- nhận xét: “Qua 3 năm triển khai đào tạo tín chỉ tại Trường CĐ Công nghệ, kết quả về chuyển biến nhận thức và thái độ học tập của SV chưa nhiều. Một số SV phó mặc việc đăng ký môn học nhờ bạn bè làm giúp; lợi dụng chính sách không điểm danh và cấm thi để đi làm thêm kiếm tiền và lơ là việc học.

Một bộ phận SV đã đăng ký học quá nhiều tín chỉ trong một học kỳ, nhưng kết quả rất thấp, chứng tỏ một kiểu học đối phó để nhanh chóng kết thúc chương trình, vô hình trung hạ thấp mục tiêu tích lũy kiến thức nghề nghiệp và phát triển năng lực...”.

Mặt khác, trong quá trình triển khai đào tạo theo HCTC, các trường ĐH cần tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn, định hướng phương pháp học cho SV; đồng thời phải thay đổi cơ chế quản lý giáo dục.

Song song đó, bản thân mỗi giảng viên cũng phải đổi mới phương thức giảng dạy. Phải làm sao để mỗi SV phải ý thức được rằng, học ở ĐH, CĐ khác với cách học THPT. Không nên quy lỗi cho HCTC.