Hỏi về Phật lịch và Dương lịch ?

1- Tôi được biết chúa Giê – su sinh vào đúng năm công nguyên ( 5 TCN) và khái niệm Công nguyên theo link sau :

http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_Nguy%C3%AAn

http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%AA-su

2- Tôi được biết Phật Thích Ca Mâu Ni sinh vào năm 544 TCN theo link sau :

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt

3- Tôi được biết năm nay (dương lịch 2011) thì tương ứng với năm Phật lịch 2555 theo link sau :

http://phominh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Giao-Hoi-PGVN/Y-nghia-Phat-dan-Phat-lich-2555-Duong-lich-2011-431

http://www.banhoangphaptw.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1547:y-ngha-pht-n-pht-lch-2555-dng-lch-2011&catid=89:tin-tc&Itemid=86

4- Tôi thấy thực tế trong các văn bản của các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, VN... hiện nay (2011) đều dùng Tây lịch theo chuẩn quốc tế ví dụ như : Hải Dương ngày 2 tháng 5 năm 2011 chứ không phải dùng theo Phật lịch thì là : Hải Dương ngày 2 tháng 5 năm 2555.

5- Tôi thấy người ta bảo đức Phật cũng có thật và cũng có phép lạ như Chúa Giê – su theo link sau :

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=35&t=1536

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-thanthong/tt00.htm

6- Thực tế sau chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2 thì các nước châu Á đều phần lớn là thuộc địa của các nước phương Tây như : TQ (Anh); Ấn Độ (Anh), Việt Nam (Pháp) ....

Từ 1 và 2 ở trên thì ta thấy đức Phật còn ra đời sớm hơn chúa Giê – su 544 năm mà ngài cũng có phép lạ không kém chúa Giê –su như ở 5. Mặt khác, văn minh Trung Hoa, Ấn Độ cũng là một nền văn minh tiên tiến nên mới có câu : “ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” thể hiện ở văn minh ăn uống của người châu Á.

Theo 3 và 4 thì năm nay (2011) theo Tây lịch thì tương ứng với năm 2555 theo Phật lịch. Theo 6 thì từ thế kỷ 19 là thế kỷ của nền CN hiện đại như hiện nay xuất phát từ châu Âu (Anh) nên đến thế chiến 1 và 2 các nước châu Á đều là thuộc địa của những nước châu Âu phát triển hơn về công nghiệp nên ảnh hưởng cả về văn hóa nên từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 21 đều dùng tây lịch chứ không dùng theo phật lịch mặc dù Phật cũng có phép mầu giống như chúa Giê – su.  Bây giờ giả sử VN dùng Phật lịch trong văn bản hành chính nhà nước ( VD : Hải Dương ngày 2 tháng 5 năm 2555) thì có hợp lý ko khi đa số người VN theo đạo Phật và ảnh hưởng của Phật giáo ?? Nếu thay đổi thể hiện văn bản theo tây lịch ( tức là đặt đức tin vào chúa Giê –su) hiện nay bằng phật lịch (tức đặt đức tin vào Phật Thích Ca) thì có hợp lý không ?? Có gây xung đột tôn giáo hay không (tức là hiện nay thời gian được xác định bằng ảnh hưởng đức tin của chúa Giê – su hơn ảnh hưởng đức tin của Phật mặc dù Phật có trước Chúa Giê – su và hai người đều có quyền năng như nhau) ??  

Bạn có ý kiến gì ??

Xin cảm ơn !!

Vũ Mến
Vũ Mến
Trả lời 11 năm trước

hiểu một cách đơn giản thì như sau bạn ạ:

- Phật lịch là lấy năm ra đời của Phật Thích Ca. Những người theo Phật giáo coi đây là mốc.

- Dương lịch là lấy năm ra đời của chúa Jesu làm mốc.