Nạn lừa đảo bằng nick Yahoo hack xuất hiện trở lại

[b]Kẻ xấu chiếm quyền truy cập tài khoản Yahoo Messenger, sau đó mượn danh nghĩa của chủ tài khoản yêu cầu người trong danh sách bạn bè mua thẻ cào giúp.[/b] Chị Phương Thanh, công tác tại Hà Nội, cho VnExpress.net biết chị là nạn nhân của dạng lừa đảo trên mạng này. Vài ngày trước, chị bất ngờ nhận được tin nhắn điện thoại của một người bạn tên Loan yêu cầu trả lại 3 triệu đồng đã mua giúp thẻ game VinaGame. Rất ngạc nhiên vì lâu nay chị không vay mượn tiền của ai, chị Thanh liền liên lạc lại với Loan, mới biết hôm trước bạn đã nhận được tin nhắn mua giúp thẻ game mệnh giá 3 triệu đồng từ nick chat của chị Thanh trên Yahoo! Messenger. [gallery]/17/lzh1264735602.jpg[/gallery] [blue]Người dùng Yahoo! Messenger cần cẩn thận trước tình trạng lừa đảo trên mạng.[/blue] Chị Loan kể, vì lời yêu cầu từ nick chat của bạn nên chị đã nhanh chóng đi mua dù đang bận việc ở nhà. Mua xong chị Loan gửi ngay mã số trên thẻ cho chị Thanh qua tin nhắn điện thoại di động. Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau về đến nhà, chị lại thấy Thanh liên tục chat giục gửi mã số. Ngạc nhiên, chị trả lời đã gửi mã số qua điện thoại thì đầu chát bên kia bảo rằng bỏ quên điện thoại ở nhà rồi, hãy gửi giúp lại qua Yahoo! Messenger. "Lúc đó tôi nhận được tin nhắn từ Loan với một dãy số dài loằng ngoằng. Nghĩ rằng bạn mình nhắn lộn số hay có ý chọc ghẹo nên tôi cũng không để tâm lắm", chị Thanh kể lại. Hiện tại chị Thanh không thể đăng nhập vào tài khoản của mình do mật khẩu đã bị thay đổi. Chị thực sự rất lo lắng vì không biết kẻ lừa đảo còn định chọn nạn nhân nào trong danh sách những người bạn trên Yahoo! Messenger của mình. "Việc này không chỉ ảnh hưởng tới bạn bè, bản thân tôi mà còn cả công việc của tôi nữa, vì nick tôi đang dùng được sử dụng khá nhiều trong các mối quan hệ công việc", chị Thanh tâm sự. Anh Nguyễn Minh Hùng, ngụ tại TP HCM, cũng một lần bị lừa suýt mất tiền. Có người dùng nick chat chị ruột anh Hùng lên trò chuyện với anh trên Yahoo Messenger. "Sau một lúc trao đổi, chủ yếu là tôi nói vì có lẽ đối tượng kia sợ bị lộ tẩy nên không nói nhiều, người kia nhờ mua giúp một thẻ Zing mệnh giá 240.000 đồng", anh Hùng kể. [b]Nghi ngờ vì chị mình không bao giờ chơi game online, anh Hùng lập tức điện thoại cho người chị và biết chị đang ở ngoài đường nên không thể lên mạng.[/b] Như vậy chắc chắn kẻ yêu cầu anh mua thẻ là lừa đảo. Anh Hùng hỏi khéo thêm một số thông tin gia đình, kẻ lừa đảo không thể trả lời được. Biết bị lộ tẩy, kẻ này thoát luôn khỏi nick chat. Không chỉ nhờ mua hộ thẻ chơi game, các đối tượng lừa đảo còn nhờ mua giúp thẻ điện thoại trả trước hoặc gửi tiền vào tài khoản. Các lý do đưa ra thường là đang bận công việc nên không thể ra ngoài mua thẻ được, hoặc đang kẹt tiền cần gấp sẽ trả lại trong thời gian sớm. Đại diện Yahoo Việt Nam cho biết việc khách hàng bị mất mật khẩu vẫn thường xuyên diễn ra, nhưng hiện vẫn chưa nhận được phản hồi nào của người dùng Yahoo Messenger về tình trạng lừa đảo như trên. Những người bị chiếm tài khoản bất hợp pháp có thể yêu cầu cấp lại mật khẩu bằng cách vào phần "Tạo mật khẩu mới" trên Yahoo, cung cấp những thông tin cá nhân bí mật đã được đăng ký lúc đầu để tạo mật khẩu mới hoặc nhận mật khẩu mới tại địa chỉ e-mail dự phòng. Ngoài ra người dùng Yahoo Messenger cần cẩn thận bảo vệ mật khẩu, không nên cho ai biết, khi không dùng nữa nên thoát hẳn ra ngoài, không nhấp vào các đường link mà mình không biết rõ người gửi. Gần đây một số người còn nhận được tin nhắn có nội dung bắt buộc phải chuyển tiếp e-mail này, hoặc nhấp vào các đường link đính kèm nếu không sẽ bị xóa khỏi Yahoo Messenger vĩnh viễn. "Đó hoàn toàn là các tin nhắn lừa đảo và người dùng cần cảnh giác trước những tin nhắn như trên", đại diện Yahoo Việt Nam cảnh báo.
quaque
quaque
Trả lời 14 năm trước
[b]Cách Đặt pass chống chương trình Keylog[/b] Keylog là các chương trình có khả năng ghi lại các phím gõ của bàn phím. Có những chương trình còn có cả khả năng ghi lại hình ảnh, clipboard. Để đối phó với “thảm họa” này, thay vì cách gõ pass thông thường, bạn có thể tham khảo cách gõ sau: - Giữ phím Alt sau đó gõ vào các ký tự số Numlock bên phải bàn phím, đối chiếu với bảng sau bạn sẽ biết rõ hơn cách gõ này. Ví dụ: Cần gõ al, bạn giữ phím Alt và gõ số 9, 8 sau đó lại giữ phím Alt và gõ số 4, 8. Khi bạn gõ như vậy các chương trình keylog sẽ không hiểu bạn gõ al mà chỉ ghi lại được phím Alt rồi. Các bạn cũng chú ý, với phương pháp này, các ký tự có thể khác nhau đối với từng font. Font chuẩn thường sử dụng trên Y!M là phông Arial và Tohoma, đối với font Times New Roman các ký tự chữ sẽ giảm xuống 1 đơn vị, ví dụ Alt + 9 +7 = a, Alt + 9 +8 = b. Bảng mã dưới đây (kết hợp giữa phím Alt + số đứng sau sẽ ra ký tự đứng trước) Đặt pass có khoảng cách + là an toàn nhất hoặc dùng ký tự Alt + 0160 = " " Ví Dụ : "abc " keylog thì chỉ hiện: abc ~> Có khoảng cách đằng sau nhưng nếu là noob thì sẽ kô phát hiện ra chỗ này keylog dạng gửi wa e-mail sẽ hiện: "abc " nếu các bạn ko hiều thì copy đoạn code sao này thì dễ hơn cho các bạn gái chưa rành về tinh học cho mấy aaabbb 3 chữ a đó bạn sữ lại tên tuỳ ý nha và 3 chữ b cũng vậy nữa : thí dụ cho các bạn biết luôn iloveyouiloveyou vậy là từ đây khõi lo ai hack nick hay máy có virust troạn sẽ ko bị sợ bị phá mất nick yahoo cũ mình nữa
phamthuduong
phamthuduong
Trả lời 14 năm trước
cái này có lâu rồi tuy nhiên nếu pass dài và gồm nhiều chữ thì không làm gì nổi , tỉ lệ hack thấp
Nguyễn Duy Bình
Nguyễn Duy Bình
Trả lời 9 năm trước

nhớ ngày xưa suốt ngày bị lừa thẻ cào nữa cơ , bây h yahoo mất rồi , thẻ cugnx toàn mua online trênhttp://thecao.net/nên nhớ cái thời bị lừa quá !:D