Có loại virut nào khi tấn công máy tính có khả năng làm máy tính bị chập điện rồi nổ hay không?

Em có câu hỏi không biết hỏi các bác xem liệu có loại virut máy tính nào khi tấn công máy tính của mình có thể làm máy tính của mình bị chập điện rồi nổ hay không.Mong các bác giải đáp giúp hoặc nếu có thì các bác post lên cho em với ạ.THANK NHIỀU!
Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là virus) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy tính ..). Trước đây, virus thường được viết bởi một số người am hiểu về lập trình muốn chứng tỏ khả năng của mình nên thường virus có các hành động như: cho một chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng,... hoặc gây ra những trò đùa khó chịu. Những virus mới được viết trong thời gian gần đây không còn thực hiện các trò đùa hay sự phá hoại đối máy tính của nạn nhân bị lây nhiễm nữa, mà đa phần hướng đến việc lấy cắp các thông tin cá nhân nhạy cảm (các mã số thẻ tín dụng) mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển hoặc các hành động khác nhằm có lợi cho người phát tán virus. Theo mình biết là như thế, chứ chuyện gây chập điện rồi nổ thì nguyên nhân là do các nguyên nhân khác như: -Nhiệt độ trong máy tính Khi máy tính làm việc, dòng điện chạy qua bóng bán dẫn và mạch điện toả ra nhiệt năng. Một con chip có thể nóng hơn nhiệt độ môi trường quanh nó (trong vỏ máy) 10 - 15 độ C. Nhiệt độ này tỷ lệ thuận với xung nhịp của chip và điện áp hoạt động. Trong thiết kế sản phẩm, các nhà sản xuất linh kiện máy tính cũng phải dành ra một khoản để giải quyết nhiệt năng toả ra trong sản phẩm của mình trong điều kiện làm việc bình thường. Chip đảm nhiệm công việc nặng như CPU, xử lý đồ hoạ (GPU) thường có tản nhiệt riêng và quạt gió đi kèm. IC chính của mainboard, RAM tốc độ cao cũng được gắn thêm thanh tản nhiệt bằng nhôm. Máy tính của dân "khát" tốc độ như game thủ, mod case phải có thiết bị tản nhiệt riêng tuỳ theo mức độ tăng điện áp lõi và xung nhịp của chip. Khả năng chịu nhiệt của linh kiện máy tính khác nhau tuỳ loại sản phẩm, hãng chế tạo, dải nhiệt độ làm việc phổ biến từ 0 - 70 độ C. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, môi trường lý tưởng để máy tính làm việc từ 15 - 24 độ C. Đa số máy tính tại Việt Nam không có được môi trường "phòng lạnh" như vậy ngoài số trang bị tại cơ quan, công sở. Tại các quán game, hộ gia đình, nhiệt độ ngoài vỏ máy trung bình khoảng 30 độ C. Khi đó, bên trong vỏ máy khoảng 35 - 40 độ C do nhiệt năng toả từ các bộ phận bên trong máy, quạt tản nhiệt cũng chỉ thổi loanh quanh trong thùng. Nhiệt độ của chip hoạt động bình thường đã ở mức xấp xỉ 60 độ C. Vào những ngày trời nóng liên tục, nhiệt năng không được giải toả kịp thời sẽ làm cho mạch điện, liên kết tinh vi bên trong IC biến dạng tạm thời, máy tính hoạt động không chính xác hoặc chậm chạp. Duy trì tình trạng đó trong thời gian dài có thể gây cháy nổ IC, phá huỷ luôn linh kiện. Một số mainboard và chip thế hệ mới có khả năng tự bảo vệ, đưa ra cảnh báo khi đến ngưỡng nhất định. Nếu nhiệt độ không giảm máy sẽ ngừng hoạt động. -Có thể do điện áp nguồn không ổn định, linh kiện chất lượng kém hoặc sơ xuất khi lắp ráp khiến miếng tản nhiệt tiếp xúc không tốt.
Hoang Trung Thuc
Hoang Trung Thuc
Trả lời 14 năm trước
Có thể hiểu nôm na virus là một chương trình (đoạn mã) đc viết ra , nó tấn công vào lổ hổng bảo mật của một chương trình hay ứng dụng gì đó trong máy tính , nó chỉ có thể thực hiện mục đích của nó đối với các chương trình trong máy tính , nguy hiểm hơn nữa là làm hỏng ổ cứng ... chứ nó ko phải là một thứ gì đó tồn tại hữu hình mà nó có thể phá hoại (làm chập điện , nổ máy tính) như bạn nói . Đâu có chương trình gì điều khiển đc các điện tích đâu [:D][:D][:D]
bush
bush
Trả lời 14 năm trước
[size_7]CO[/size_7] co rat nhieu cac LTV tim cach lap trinh tao ra con virus do,,nhung ban chang phai lo,,,, hong thi mua may moi bác này chắc lại mới voc phan cung may tinh lo may hong day ma
Trả lời 14 năm trước
Câu trả lời tóm lại là [b][size_5]chưa có[/size_5][/b].ĐƠn giản thế thôi