Đánh giá sơ bộ thiết kế ECS P67H2-A ?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

ECS vốn nổi tiếng hơn trên thị trường mainboard dòng phổ thông hướng đến nhóm người dùng có hầu bao hạn hẹp. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, ECS vẫn nung nấu quyết tâm tranh đua trên mảng sản phẩm cao cấp. ECS P67H2-A đánh dấu xu hướng thiết kế, phối màu mới của ECS, tạo nên vẻ độc đáo và khác biệt cần thiết để thu hút sự chú ý ban đầu của người dùng. Đối với tôi, ECS P67H2-A đã “tốt gỗ”, nhưng liệu có “tốt nước sơn”?

Tổng quan kiểu dáng và thiết kế

Bo mạch chủ ECS P67H2-A ấn tượng với phong cách phối màu cực kỳ đặc trưng: tông đen trắng. Ngay khi những hình ảnh đầu tiền về bo mạch chủ này xuất hiện thì khối bạn đã lao vào tranh cãi xem liệu hình đó có phải ảnh đen trắng hay không. Vâng, đó là ảnh màu, màu hoàn toàn, mỗi tội là màu đen trắng do bo mạch chủ nó thế thôi :D.

Tổng số khe mở rộng trên ECS P67H2-A là 8, bao gồm 3 khe PCI-Express 2.0 có cấu trúc băng thông vật lý là x16 (màu xám). 2 khe PCI-Express x1 và 2 khe PCE thường. Chốt các khe PCI-Express màu xám dùng để gắn card đồ hoạ có kiểu dáng bành ra ở ngàm ngài, thuận tiện hơn khi tháo lắp card đồ hoạ. Với nhu cầu của một người dùng hệ thống “xịn” thông thường thì việc bố trí số lượng và chủng loại khe cắm như trên bo mạch chủ ECS P67H2-A là phù hợp, hỗ trợ được chế độ chạy 2 card song song phổ biến và các một số card khác dùng khe PCI thường (WiFi).

Bốn khe RAM với chốt khoá ở cả 2 đầu với tông màu xám trắng. Khoảng cách so với socket đủ để thoải mái thao tác với các loại tản nhiệt như TRUE, Megashadow có kiểu dáng “thon gọn”. Với những model tản nhiệt to hoành tráng như Thermaltake Jing hay Frio OCK, khi sử dụng RAM có tản nhiệt cao (Dominator GT) chắc chắn sẽ bị vướng, bạn nên lưu ý điều này khi chọn lựa các linh kiện trong hệ thống.

Lựa chọn tông trắng đen chắc chắc không phù hợp cho dãy cổng giao tiếp phía sau bo mạch chủ, do đó ECS P67H2-A quay trở lại với các màu sắc sinh động hơn. Phía sau bo mạch chủ gồm có các giắc 3.5 ly cùng 1 đường coxial để xuất tín hiệu âm thanh; 2 cổng LAN Gigabite, 4 cổng USB 3.0 (màu xanh), 4 cổng USB 2.0, 2 cổng e-SATA, 2 cổng USB 2.0 khác nhưng lại có màu đen thay vì đỏ, 1 cổng PS/2 dùng chung và nút Clear CMOS thường dùng cho overclocker. Nhìn chung là rất đầy đủ, do chipset P67 không có bộ xuất tín hiệu hình ảnh nên việc không thấy có cổng D-Sub hay DVI, HDMI là chuyện đương nhiên.

Góc chụp này cho thấy khu vực CPU có vẻ hơi chen chúc và chật chội. Cảm giác này một phần là do các khối tản nhiệt đồ sộ có dạng tầng với logo mũi tên lửa đặc trưng của ECS tạo nên. Hai khói tản nhiệt lớn nhất đảm nhận nhiệm vụ tản nhiệt cho các mosfet công suất cấp cho CPU, thường sẽ đặc biệt nóng khi ocverclock. Các cụm tản nhiệt được nối với nhau bằng 2 heatpipe đường kính 6 mm với mục tiêu phân tán lượng nhiệt một cách hiệu quả nhất.

Phía dưới khôi tản nhiệt này là chip Lucid Hydra đem đến khả năng sử dụng song song 2 card từ NVIDIA và ATI. Một đặc điểm khá độc đáo chỉ xuất hiện trên một vài mẫu bo mạch chủ.

Cận cảnh chip Lucid Hydra thế hệ thứ 3.

Chip Intel P67 nằm độc lập dưới khối tản nhiệt nhỏ gọn, “xinh xắn” này. Không cần quá cồng kềnh vì bản chất của chip P67 cũng không quá nóng.

Hai nút Power và Reset có kiểu dáng đơn giản và phổ biến. Vị trí 2 nút này được dời lên khoảng giữa bo mạch chủ và xung quanh khá thoáng, ít linh kiện chen chúc. Tôi nghĩ đây là một vị trí hợp lý dành cho 2 nút này, có thể dễ dàng thao tác khi đặt trên testbed và cả khi đã lắp đặt hoàn chỉnh vào trong case.

Đồng hồ báo lỗi vẫn nằm ở sát góc trái, một trong những chi tiết hiếm hoi… có màu trên mặt bo mạch chủ ECS P67H2-A. Hơi ngớ ngẩn nhưng ECS không in mã debug vào sách hướng dẫn… một cách thử IQ người dùng? Nhưng đây là một điểm nhỏ cần lưu ý trong những lần thiết kế sản phẩm kế tiếp.

Bạn dễ dàng thấy được một chip NEC USB 3.0, chip này sẽ quản lý 2 cổng USB 3.0 ở mặt trước case thông qua một khoan USB 3.0 3.5 inch sẽ lắp ở mặt trước case.

ECS P67H-A2 (1) ECS P67H-A2 (2) ECS P67H-A2 (3) ECS P67H-A2 (4) ECS P67H-A2 (5) ECS P67H-A2 (6) ECS P67H-A2 (7) ECS P67H-A2 (8)
ECS P67H-A2 (9) ECS P67H-A2 (10) ECS P67H-A2 (11) ECS P67H-A2 (12) ECS P67H-A2 (13) ECS P67H-A2 (14) ECS P67H-A2 (15) ECS P67H-A2 (16)
ECS P67H-A2 (17) ECS P67H-A2 (18) ECS P67H-A2 (19) ECS P67H-A2 (20) ECS P67H-A2 (21) ECS P67H-A2 (22) ECS P67H-A2 (23) ECS P67H-A2 (24)
ECS P67H-A2 (25)

Phiên bản BIOS chúng tôi thử nghiệm là version 2.02, ECS P67H2-A vẫn sử dụng BIOS truyền thống, chưa nâng cấp lên UEFI. Cá nhân tôi vẫn thích dùng BIOS truyền thống hơn, đơn giản, nhanh và quen thuộc. UEFI BIOS nếu viết không tốt chỉ tổ gây bực mình…

ECS P67H-A2 BIOS (1) ECS P67H-A2 BIOS (2) ECS P67H-A2 BIOS (3) ECS P67H-A2 BIOS (4) ECS P67H-A2 BIOS (5) ECS P67H-A2 BIOS (6) ECS P67H-A2 BIOS (7) ECS P67H-A2 BIOS (8)
ECS P67H-A2 BIOS (9) ECS P67H-A2 BIOS (10) ECS P67H-A2 BIOS (11) ECS P67H-A2 BIOS (12) ECS P67H-A2 BIOS (13) ECS P67H-A2 BIOS (14) ECS P67H-A2 BIOS (15) ECS P67H-A2 BIOS (16)
ECS P67H-A2 BIOS (17) ECS P67H-A2 BIOS (18)

Đánh giá một cách sơ bộ dựa trên các tiêu chí về thiết kế và các tính năng, ECS P67H2-A là một bo mạch chủ có thể được đưa vào danh sách “chờ xem xét” khi trang bị một hệ thống sandybridge mới, đặc biệt là cho những ai thích sự mới lạ trong phong cách phối màu hệ thống (tông trắng đen). Tuy nhiên, phiên bản BIOS hiện tại vẫn đang mắc một vài lỗi mà tôi cho là nghiêm trọng, do đó về phần hiệu năng và overclock vẫn phải chờ một bài viết khác. Một sự lên tay trong thiết kế của ECS nhưng họ vẫn cân chú trọng nhiều hơn vào “cái hồn” BIOS của bo mạch chủ. Tôi nghĩ họ sẽ thành công nếu tỉ mỉ ở cả 2 yếu tố, đặc biệt là khi đã có ưu thế về giá thành so với các bo mạch chủ của những hãng được cho là cao cấp hơn.