8 kiêng kị dành cho bà bầu trong dân gian

Từ thuở xa xưa, người ta nghĩ ra đủ mọi điều kiêng kị cho phụ nữ có thai. Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều phụ nữ phân vân trước những lời răn dạy của bà, của mẹ. Có thể thấy một điều rằng khá nhiều lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm ấy rất có ích cho sức khỏe. Nhưng không phải tất cả mọi lời khuyên đều có nghĩa như thế. Mời mẹ cùng tham khảo một số điều kiêng kỵ trong dân gian ta.

Không đi dự đám ma

Người xưa quan niệm rằng bà bầu đi dự đám ma có thể sẽ bị nhiễm âm khí khiến cho thai nhi có thể sẽ bị ma ám, dẫn đến việc kém minh mẫn và ốm yếu sau này. Do đó, các bà bầu thường kỵ việc đi tham dự đám ma.

Dưới cái nhìn của các nhà khoa học hiện nay, điều kiêng kỵ này là đúng. Giải thích về việc này, các nhà khoa học cho rằng âm khí chính là dấu hiệu nhiễm khuẩn do thân thể người chết phát tán ra ngay khi họ chết và còn tồn tại vài ngày sau đó. Ngoài ra việc tham dự một đám tang có thể làm ảnh hưởng tới tâm trạng của mẹ bầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Không nên ngồi xổm gội đầu khi bụng to

Việc ngồi xổm có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý đến nhiệt độ nước gội đầu, tắm an toàn, không ảnh hưởng tới thân nhiệt thai nhi là 37 – 40˚C (tương đương với nhiệt độ cơ thể).

Không chụp ảnh

Việc kiêng kị chụp ảnh khi mang thai theo quan niệm của dân gian vì cho rằng chụp ảnh đứa trẻ sinh ra sẽ vô duyên là hoàn toàn không có căn cứ. Chưa có bất kì xác minh khoa học nào kết luận việc chụp ảnh có thể gây hại cho mẹ và bé, nhất là khi bạn chụp ảnh thông thường. Đối với việc chụp ảnh siêu âm, các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu không nên lạm dụng nhiều trừ trường hợp phải theo dõi đặc biệt.

Không nên cắt tóc

Các bà các mẹ nói rằng nếu bạn cắt tóc, bạn sẽ rút ngắn cuộc đời của đứa trẻ. Thực ra điều kiêng kỵ này có lẽ phát xuất từ một quan niệm xưa cổ: mái tóc dài thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Người ta cũng coi mái tóc là biểu hiện của sức khỏe. Cắt tóc khi mang thai là hoàn toàn an toàn các mẹ nhé!

Thực tế thì người phụ nữ có thai cần phải thật đẹp và có vẻ ngoài được chăm sóc kỹ lưỡng. Như thế thì việc ghé tiệm làm đầu chẳng hề có hại gì cả với họ. Chỉ có một điều duy nhất không thuận tiện là mùi thuốc nhuộm tóc, duỗi, hấp… có thể làm bạn khó chịu. Nếu thế, bạn cũng có thể gọi thợ đến nhà làm cho bạn một kiểu đầu xinh đẹp. Nhưng còn vấn đề nhuộm tóc thì có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc hơn. Mặc dù người ta vẫn thường khẳng định rằng thuốc nhuộm tóc tốt sẽ không gây hại gì, thế nhưng do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể mà màu tóc có thể sẽ khác với mong muốn của bạn đó.

Không thông báo tin vui cho mọi người càng lâu càng tốt

Một điều cấm kỵ khác là đừng thông báo cho ai biết tin vui của bạn càng lâu càng tốt. Điều này có thể xuất phát từ việc ngày xưa trẻ sơ sinh và thai nhi tử vong khá nhiều. Việc thông báo sớm hay trễ tùy vào quyết định của chính người mẹ. Nhưng không có lý do gì để bạn phải lo lắng như thế. Tất nhiên, dù sao bạn cũng chẳng nên loan báo ầm ỹ ngay ngày đầu có thai, nhưng cũng chẳng nên âm thầm giấu diềm cho đến tận khi sinh nở.

Không được đan len

Bạn cũng có thể được dặn là không được đan len, sợi hay bất cứ cái gì, nếu không trẻ sẽ bị dây rốn quấn cổ. Có lẽ điều kiêng kỵ này bắt nguồn từ nỗi lo khi người phụ nữ đan, họ thường rất chăm chú tập trung, họ quên hết mọi chuyện quan trọng khác. Thực ra đan lát là một công việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai. Thậm chí nó còn có ích là giúp cho người ta thanh thản và nhẹ nhõm. Chỉ có điều khi đan lát, bạn đừng nên ngồi chết cứng trong một tư thế. Chính tư thế này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của me và có thể gây hại cho em bé!

Không được sắm đồ trước tháng thứ 8

Các bà mẹ cho rằng, nếu sắm đồ quá sớm, em bé có thể rời bỏ bạn. Quan niệm này bắt nguồn từ việc ngày này có rất nhiều trường hợp các bé bị thai lưu, sảy thai. Hiện đại cũng nhiều gia đình có điều kiện, hay sắm đồ sớm cho các bé, người ta dựa vào sự trùng hợp này mà quy kết các việc. Tuy nhiên, có thờ có thiêng có kiêng có lành, nhiều phụ huynh vẫn tuân thủ đúng nguyên tắc trên

Không được đến thăm, ngồi ăn cùng mâm với 1 bà bầu khác

Quan niệm này cho răng, khi mang bầu ngồi cùng mâm với một người khác sẽ làm cho em bé ra sớm hơn dự định, không tốt. Trên thực tế thì điều này cũng không được kiểm chứng.

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 9 năm trước

Cảm ơn bạn nhé