Có an toàn không nếu tiêu thụ caffeine khi cho con bú?

Chào các mẹ, chẳng là em mới sinh bé được 1 tuần. Em cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn vì trộm vía, em nhiều sữa lắm. Tuy nhiên, em có vấn đề này muốn hỏi các mẹ ạ. 

Em rất thích uống trà và cà phê, trước khi sinh bé, ngày nào em cũng uống 2-3 cốc cà phê. Lúc mang bầu, em kiêng hoàn toàn đến nay. Nhưng giờ thèm quá các mẹ ạ. Liệu uống cà phê cho con bú có sao không ạ? Có an toàn không nếu tiêu thụ caffeine khi cho con bú?

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 7 năm trước

Trong thời điểm cho con bú, các bà mẹ không nên ăn uống những thực phẩm sau:

Cà phê

Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể 'cai' được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.

Socola

Hãy thân trọng nếu socola là niềm đam mê ngọt ngào mà các mẹ lựa chọn. Cũng giống như cà phê và soda, socola cũng có chứa caffein. Mặc dù không quá nhiều: 1 miếng socola đen thường chứa từ 5-35mg caffein. Tuy lượng caffein trong socola không nhiều như cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế bớt.

Trái cây có múi

Những trái cây có múi thường được các mẹ ưa thích vì đây là loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho mẹ. Tuy nhiên các mẹ nên biết rằng, một số hợp chất có trong các loại trái cây họ cam, quýt khi vào sữa mẹ có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến con bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẩn đỏ trên da. Do đó, vì lợi ích của trẻ, mẹ nên hạn chế uống nước cam hoặc ăn quít. Thay vì ăn cam, quýt, các mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm thay thế như đu đủ, xoài.

Bông cải xanh (Súp lơ)

Các chuyên gia tư vấn về việc cho con bú sữa mẹ thường khuyên các bà mẹ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng vì chúng rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau trước vấn đề mẹ cho con bú mà ăn súp lơ sẽ mất sữa. Vì thế, nếu nghi ngờ bông cải xanh là “thủ phạm”, mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không. Mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn.

Rượu

Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Theo các chuyên gia, việc mẹ nhâm nhi một chút rượu vang vào bữa tối thì không cần phải lo lắng bởi một ly nhỏ rượu không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường. Chính vì vậy, các mẹ nên loại bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu như một thức uống giải stress, hãy nghĩ đến lợi ích của con rồi đưa ra một quyết định đúng đắn.

Các đồ ăn cay

Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.

Tỏi

Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.

Lạc

Nếu bản thân người mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình có tiền sử về dị ứng lạc, mẹ nên hạn chế việc đưa loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của gia đình. Vì nếu trẻ bị dị ứng lạc từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc thở khò khè.

Lúa mì

Nếu mẹ lỡ ăn một chiếc bánh sandwich hoặc pate trong quá trình cho con bú mà bé có những triệu chứng như quấy khóc, đau bụng, đi ngoài ra máu thì điều đó chứng tỏ trẻ bị dị ứng với lúa mì. Vì thế mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.

Các sản phẩm từ sữa

Nhiều em bé không thể dung nạp được một số loại sữa như sữa bò, vì thế khi mẹ ăn/uống các thực phẩm từ bơ sữa (sữa chua, phô mai, kem,…) thì con có thể bị dị ứng bởi các chất gây dị ứng sẽ đọng lại trong sữa mẹ. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, không ngủ được hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước. Khi ấy, mẹ hãy ngưng dùng các sản phẩm từ bơ, sữa này một thời gian để kiểm tra.

Ngô

Dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng. Do đó, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn ngô

Hải sản có vỏ cứng

Theo các bác sĩ chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản, nếu có ăn hãy tìm hiểu trước xem trong gia đình mình có ai bị dị ứng hay không.

Trứng

Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn. Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn.

Các loại cá có thủy ngân cao

Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Trà bạc hà

Trà bạc hà cũng là một trong các thủ phạm hạn chế nguồn sữa cho con bú của mẹ bởi trong loại cây này có một số thành phần làm giảm lượng sữa của mẹ. Vì thế nếu mẹ đang cho con bú thì hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa bạc hà, hãy thay thế một tách trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc.

Rau mùi tây

Cũng giống như bạc hà, rau mùi tây có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa nếu ăn quá nhiều. Vì thế, để đảm bảo đủ sữa cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.

Lê Thảo Anh
Lê Thảo Anh
Trả lời 7 năm trước

Khi người mẹ nạp caffeine vào cơ thể thì một phần nhỏ (thường là ít hơn 1%) sẽ đi vào sữa mẹ. Và số lượng caffeine trong sữa mẹ sẽ tăng lên cao nhất khoảng một vài giờ sau khi người mẹ tiêu thụ chúng.


Có an toàn không nếu tiêu thụ caffeine khi cho con bú?


Câu trả lời của các chuyên gia là có, nhưng cần phải thật hạn chế. Cơ thể của bé mới sinh thường yếu ớt nên không thể phá vỡ hay loại bỏ lượng caffeine đã nạp mà tích tụ dần trong người. Phải đến khoảng 3 tháng tuổi, cơ thể bé mới có thể xử lý caffeine hiệu quả và bắt đầu bài tiết chúng ra dễ dàng hơn.

Rất nhiều chuyên gia khuyên rằng mẹ chỉ nên tiêu thụ một lượng caffeine vừa phải, khoảng 300mg một ngày, tương đương với khoảng 450ml cà phê. Lượng caffeine này sẽ không gây những thay đổi bất thường về hành vi của bé. Nếu tiêu thụ caffeine nhiều hơn, rất có thể khiến cho cả hai mẹ con trở nên cáu kỉnh, bồn chồn, dễ bị kích động và có khả năng ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.Mỗi em bé cũng có những mức độ phản ứng với caffeine khác nhau, do đó mẹ nên cẩn thận quan sát, nếu thấy bé có vẻ khó chịu dù chỉ với lượng caffeine rất ít, mẹ cũng nên loại bỏ nguồn caffeine đó ra khỏi khẩu phần ăn của mình để xem tình trạng của bé có khả quan hơn không nhé!


Loại thức ăn, nước uống nào chứa caffeine?


Tất nhiên cà phê rõ ràng là loại thức uống chứa nhiều caffeine. Lượng caffeine trong cà phê cũng phụ thuộc nhiều vào loại hạt cà phê, cách rang xay, chế biến và lượng cà phê bạn tiêu thụ. Ngoài ra một số nguồn khác cũng chứa caffeine có thể kể đến trà, nước ngọt, nước tăng lực, chocolate, kem, một vài sản phẩm thảo dược và thuốc như thuốc đau đầu, ho, dị ứng… Do đó mẹ nên đọc thật kĩ thông tin sản phẩm trước khi dùng.Lượng caffeine trong một số loại thức ăn, nước uống quen thuộc


Cà phê Số lượng Caffeine
Cà phê pha thông thường 8oz / 240ml 95-200 mg
Cà phê Starbucks 16 oz / 480ml 330 mg
Cà phê Dunkin’ Donuts 16 oz / 480ml 211 mg
Cà phê Latte, misto, cappuccino Starbucks 16 oz, 12 oz / 480ml, 720ml 150 mg75 mg
Espresso Starbucks 1 oz / 30ml 75 mg
Espresso 1 oz / 30ml 64 mg
Cà phê gói hòa tan 5 g 31 mg
Cà phê khử caffeine 8 oz / 240ml 2 mg

Trà

Số lượng

Caffeine
Trà đen 8 oz / 240ml 47 mg
Trà xanh 8 oz / 240ml 25 mg
Trà đen, khử caffeine 8 oz / 240ml 2 mg
Tazo Chai Tea Latte, Starbucks 16 oz / 480ml 95 mg
Trà gói hòa tan 5 g 26 mg

Nước ngọt

Số lượng

Caffeine
Coca Cola 12 oz / 720ml 35 mg
Diet Coke 12 oz / 720ml 47 mg
Pepsi 12 oz / 720ml 38 mg
Diet Pepsi 12 oz / 720ml 36 mg
Mountain Dew 12 oz / 720ml 54 mg
7-Up 12 oz / 720ml 0 mg
Sprite 12 oz / 720ml 0 mg
Red Bull 8.3 oz / 245ml 77 mg

Tráng miệng

Số lượng

Caffeine
Chocolate đen (70-85%) 1 oz / 30ml 23 mg
Chocolate sữa 1.55 oz / 45ml 9 mg
Kem cà phê hoặc frozen yogurt 8 oz / 240ml 2 mg
Ca cao nóng 8 oz / 240ml 8-12 mg
Chocolate chip 4 oz / 120ml 53 mg
Sữa chocolate 8 oz / 240ml 5-8 mg