U vú và cách điều trị hiệu quả?

nếu đi khám xem có phải bị ko thì nên đến noi nào khám/

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Ðây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị.
Ở một số nước phát triển như Mỹ, Pháp cứ 8 phụ nữ thì có một người mắc ung thư vú. Tỉ lệ mắc căn bệnh này có xu hướng gia tăng nhưng tỉ lệ tử vong vẫn từng bước được cải thiện nhờ những thành tựu đạt được trong phòng bệnh, sàng lọc và phát hiện sớm.
Các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của ung thư vú chưa được biết rõ, nhưng với những nghiên cứu dịch tễ học cùng với những hiểu biết sâu hơn về sinh học của tế bào tuyến vú đã mang lại những cơ sở mới cho bệnh này. Dưới đây chỉ nói về những yếu tố nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Những phụ nữ trong gia đình có nhiều người bị ung thư vú hoặc có 2 người rất gần (mẹ, chị/em gái) bị bệnh thì có thể có nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác như sự đột biến của một số gen; lối sống (ăn thức ăn nhiều mỡ); tuổi cao (trên 35 tuổi); chịu tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi); có con muộn; không cho con bú; không sinh con; béo phì sau mãn kinh; dùng hormone thay thế... Ngoài ra các yếu tố từ môi trường ô nhiễm như hút thuốc, ô nhiễm công nghiệp, khói xe và hóa chất... đều được coi là yếu tố nguy cơ cao trong bệnh ung thư vú.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú

Đa phần ung thư vú được phát hiện là do chính người bệnh, khi họ ghi nhận thấy một sự thay đổi ở tuyến vú. Thường gặp nhất đó là một khối u hay một chỗ dày cứng lên không đau ở vú. Hoặc cũng có thể do thầy thuốc phát hiện qua một lần khám sức khỏe thường kỳ.
Cần phải nghi ngờ ung thư vú khi thấy bất kỳ u, bướu nào ở vú ở phụ nữ trên 30 tuổi cho đến khi có triệu chứng chính xác, ngược lại mặc dù có khoảng 80% khối bất thường ở vú là lành tính. Những tính chất sau của khối u gợi ý ác tính: cứng; không đau (chiếm khoảng trên 80%); không đồng nhất, bờ không rõ; dính vào thành ngực hoặc da trên vú, khó di động; núm vú bị thay đổi; vú to ra hoặc thay đổi hình dáng, da vùng vú thay đổi; chảy máu.
Ở tình huống muộn hơn, bệnh nhân sẽ biểu hiện các triệu chứng: có hạch nách hoặc hạch ở hố trên xương đòn; tràn dịch màng phổi; tràn dịch màng ngoài tim; gãy xương (khi ung thư đã di căn vào xương ); gan to. Khi khối u di căn lên não làm bệnh nhân đau đầu, hôn mê; chèn ép cột sống làm bệnh nhân đau lưng, yếu liệt tay chân...
Ðiều trị bệnh ung thư vú

Phẫu thuật cắt bỏ vú là điều trị chủ yếu. Nếu ở giai đoạn sớm có tỉ lệ khỏi bệnh là 98-99%, chỉ khoảng 1-2% trường hợp tái phát. Phẫu thuật cắt bỏ vú tận gốc ngày nay ít được dùng vì mức tàn phá rộng, để lại nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị bảo tồn vú đang là hướng đi mới, chỉ mổ lấy rộng khối u cùng xạ trị hỗ trợ cũng khá hiệu quả. Tỉ lệ tái phát từ 7-13%. Các loại phẫu thuật ít tàn phá hơn, bảo tồn các cơ ngực lớn, bé càng ngày càng cho thấy hiệu quả trong việc điều trị tại chỗ căn bệnh. Tuy nhiên, có một số chống chỉ định của phương pháp điều trị bảo tồn vú, đó là:
Có hai hoặc nhiều khối u nằm ở các góc phần tư khác nhau của vú.
U lan tỏa, giới hạn không rõ.
U to nằm trong tuyến vú nhỏ.
U nằm ở vị trí trung tâm của vú.
Nạo hạch cũng là một phần của phẫu thuật. Nhất là nạo hạch lympho vùng nách rất cần cho đánh giá tiên lượng.
Xạ trị hỗ trợ là một phần của phương pháp điều trị bảo tồn, được tiến hành sau phẫu thuật cắt u. Xạ trị giúp giảm nguy cơ tái phát cho những bệnh nhân nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều hạch vùng, bệnh nhân có u nguyên phát to.
Liệu pháp toàn thân: nguy cơ di căn vi thể ở những ung thư giai đoạn sớm là có. Vì vậy, hóa trị và nội tiết là những biện pháp điều trị toàn thân có thể diệt các tế bào ác tính lan tràn. Ở các giai đoạn muộn hơn, hóa trị và nội tiết trị liệu còn có thể làm giảm bớt thể tích khối u, chuyển từ giai đoạn không mổ được thành mổ được hoặc kéo dài thời gian sống và chất lượng sống của người bệnh.
Cách phát hiện sớm bệnh ung thư vú

Tự khám vú
Phương pháp tự khám vú được khuyến cáo tiến hành hàng tháng sau sạch kinh 5 ngày đối với phụ nữ từ 20 tuổi trở lên. Phương pháp này nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người bệnh phát hiện sớm một khối u ở vú, được điều trị sớm và vì vậy tiên lượng tốt hơn.
- Đứng trước gương trong phòng có đủ ánh sáng, cởi trần, cánh tay buông xuôi hai bên hông, rồi đổi tư thế:hai tay để phía sau hông, nghiêng nhẹ người tới trước; đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại; chống tay lên hông làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hay hạ vai xuống. Quan sát cả hai vú xem có thay đổi gì về kích thước (một bên lớn hơn thường lệ, hoặc teo nhỏ lại), da vú (sần da cam, da lõm xuống). Ấn nhẹ núm vú xem có máu hoặc chất dịch chảy ra không.
- Sờ nắn: đưa tay phải ra sau gáy, dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều đặn lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài; kiểm tra từng vùng của vú và cả về phía hố nách. Sau đó làm tương tự với vú bên trái.
- Nằm ngửa thoải mái, kê gối mỏng ở dưới lưng bên trái; lặp lại quá trình sờ nắn sau đó chuyển gối làm lại cho bên phải.
Qua mỗi lần tự khám như vậy, nếu thấy khối u, hạch hoặc mảng cứng bất thường, chị em nên tới cơ sở chuyên khoa để xác định lại.
Chụp vú
Chụp vú có ưu thế rõ rệt là có thể phát hiện các tổn thương bất thường ở tuyến vú ngay cả trên lâm sàng chưa sờ thấy có khối u. Nếu khối u vú được bác sĩ phát hiện và khẳng định thì việc chụp Xquang vú nên được thực hiện. Phụ nữ trên 40 tuổi nên chụp vú hàng năm. Nếu trong gia đình có người bị ung thư vú thì nên chụp vú kiểm tra bắt đầu từ 30 tuổi.
Chụp vú là phương pháp được tiến hành rộng rãi ở các nước phát triển. Tại các nước này, người ta tiến hành chụp hàng loạt nhằm phát hiện ra các ung thư vú ở giai đoạn tiền lâm sàng. Ở giai đoạn này, thầy thuốc cũng như bệnh nhân không sờ thấy u mà bệnh chỉ được phát hiện dựa trên hình ảnh canxi hóa qua phim chụp vú sau đó người bệnh được định vị, sinh thiết để chẩn đoán xác định.