Làm sao để giảm nguy cơ ung thư vú vậy?

voicoixauxi
voicoixauxi
Trả lời 16 năm trước
Ăn nhiều rau: Rau là loại thực phẩm giúp củng cố sức khỏe, ngăn ngừa và loại bỏ những chất sinh ung thư, đặc biệt là bông cải xanh và họ hàng nhà hoa cải. Khi đi nhà hàng, đừng bỏ qua khu vực salad nhé. Thỉnh thoảng nếu bạn muốn "giải trí" bằng rượu, làm 1 ly cũng không ảnh hưởng mấy, nhưng nhiều hơn thì cần thận trọng, và đặc biệt đừng bao giờ uống khi bụng rỗng không. Tìm hiểu về gia đình: 10% trường hợp ung thư vú là do yếu tố di truyền. Do vậy, bạn nên kiểm tra lại trong gia đình mình có ai từng có tiền sử về bệnh ung thư không. Nếu bạn có chị hoặc mẹ mắc bệnh ung thư vú trước 65 tuổi thì nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần. Biết để có chế độ ăn uống, giữ gìn sức khỏe thích hợp và thường xuyên đi khám ngực để nếu có bệnh thì phát hiện được sớm. Đừng lạm dụng kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ sẽ làm xói mòn hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn sự phát triển của những tế bào không tốt. Do vậy cần uống kháng sinh chính xác theo toa của bác sĩ, đừng tự tiện uống thuốc theo cách của mình. Giữ gìn sức khỏe từ tuổi dậy thì: Những viên thuốc ngừa thai được sử dụng trước năm 18 tuổi sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư vú về sau cao gấp 3 lần so với người thường.
Lê Mạnh Kiểm
Lê Mạnh Kiểm
Trả lời 16 năm trước
Nên dùng thường xuyên sản phẩm chiết xuất từ cây thông đỏ. Đó là sản phẩm tinh dầu lá thông đỏ. Khoa học đã chứng minh tinh dầu lá thông đỏ có tác dụng phòng và chữa trị ung thư vú, ung thư phổi và ung thư gan rất hiệu quả. Mời bạn ghé thăm gian hàng của CTY TNHH VẠN AN SINH phía dưới góc phải câu trả lời này để xem chi tiết về sản phẩm.
ha
ha
Trả lời 10 năm trước

Hàng loạt công trình kiến trúc nổi tiếng tại Anh, Mỹ, Nhật đang được soi rọi ánh sáng hồng, màu của chiến dịch chống ung thư vú. Tại Việt Nam, mở màn cho tháng tăng cường nhận thức về bệnh này, tất cả đội ngũ biên tập Tạp chí Women’s Health VN đều đeo chiếc nơ màu hồng nhẹ

(Đội ngũ biên tập Women's Health )

Một số lời khuyên dành cho bạn để giảm nguy cơ ung thư vú:

- Phụ nữ 40 tuổi có nguy cơ ung thư vú ở mức trung bình, bạn cần đi khám và chụp nhũ ảnh mỗi năm. Với những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao,nên bắt đầu đi khám ở độ tuổi 30 và đề nghị được chụp MRI cho khu vực này. Nếu bạn từ 20-30 tuổi và thuộc nhóm nguy cơ trung bình,nên đi kiểm tra ngực ít nhất 3 năm một lần.

- Thường xuyên kiểm tra cảm giác ở ngực, nếu thấy bất thường sau kỳ kinh nguyệt,nên đi gặp bác sĩ ngay. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều trái cây và rau quả, giữ trọng lượng lý tưởng, tập thể dục thường xuyên và uống rượu ở mức vừa phải.

- Một nghiên cứu của Đại học Washington, Mỹ cho thấy tập thể dục và không bị béo phì ở tuổi vị thành niên có thể trì hoãn thời điểm bắt đầu bị ung thư vú, kể cả đối với những người có nguy cơ cao, mang đột biến di truyền về bệnh này.

- Tập thể dục đều đặn cũng rất hữu ích. Đã có một số nghiên cứu chứng minh rằng tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú. Nếu trong gia đình có người bị ung thư vú và ung thư buồng trứng, bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao; vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng phẫu thuật cắt bỏ vú để phòng ngừa.

Cắt bỏ vú phòng ngừa là một phẫu thuật có tác dụng tích cực. Bác sĩ sẽ tiến hànhviệc cắt bỏtrước khi phát hiện ung thư. Biện pháp này giúp giảm đến 90% nguy cơ. Loại bỏ buồng trứng để phòng ngừa cũng là một lựa chọn cho phụ nữ ở nhóm nguy cơ cao về ung thư vú.

Nếu sờ thấy một cục cứng trong bầu ngực, da vùng này bị lõm, nhăn, đầu vú có tiết dịch... nguy cơ bạn bị ung thư vú khá cao, nhất là khi bạn trên 40 tuổi.

Bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tự kiểm tra vú và biết khi nào cần đi khám chuyên khoa để xác định bệnh của mình.

1. Khi tự kiểm tra ngực hằng tháng, bạn cảm thấy:

a. Không có thay đổi nào đáng chú ý
b. Có một cục nhỏ ở một bên ngực
c. Một bên ngực thay đổi rất lớn về kích thước và hình dáng

2. Khi kiểm tra núm vú, bạn thấy:

a. Không có gì khác so với lần kiểm tra tháng trước
b. Nó hơi đau nhưng đó là tuần trước khi bạn "bị"
c. Có tiết dịch như chảy mủ

3. Gần đây, bạn từng trải qua cảm giác đau ngực:

a. Bắt đầu sau khi bạn tập một loạt động tác mới tác động đến ngực
b. Ở một vị trí và dường như không mất đi
c. Chỉ hơi đau thôi nhưng kèm với nó là cảm giác hơi sưng ở một bên ngực

4. Bạn chắc chắn không có một khối cứng có thể sờ thấy được hay một khối u trong ngực:

a. Và không có sự thay đổi đáng chú ý nào nữa
b. Cả hai bên ngực bạn đều sưng
c. Nhưng bạn thấy có vết lõm, nhăn nhúm trên da và một vết nứt trên núm vú

5. Khi nhìn vào ngực mình, bạn thấy:

a. Không có gì thay đổi về màu sắc da, độ săn chắc và trạng thái như bình thường
b. Da khô, có những vết nhám ở ngực
c. Có nốt mụn, tróc vảy, ngứa ở một bên núm vú và rỉ dịch.

Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là a:Ngực bạn có vẻ bình thườngvà bạn không thấy có bất cứ thay đổi nào đáng chú ý, chứng tỏ bạn không mắc ung thư vú. Đây là một kết quả tốt nhưng bạn đừng quên tiếp tục tự kiểm tra ngực hằng tháng và nên đi khám định kỳ hay chụp X quang để phát hiện khối u ở ngực nếu bạn 40 tuổi trở lên.

Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là b:Những thay đổi đáng lưu ý như một cục cứng nhỏ, cảm giác đau ở ngực hay đầu vú tiết dịch có thể là dấu hiệu của ung thư vú, nhưng chúng cũng có thể liên quan đến sự thay đổi hoóc môn trong cơ thể bạn. Chẳng hạn, sự tiết dịch ở đầu vú có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết, mang thai và cho con bú. Cơn đau ngực cũng có thể liên quan đến việc khối u trong ngực bạn bắt đầu phát triển nhưng có khi đó chỉ là dấu hiệu bạn sắp đến ngày đèn đỏ hay do tác động của lần "yêu" gần đây.

Bất kể là vì lý do gì, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên do của các triệu chứng bất thường và tìm cách điều trị phù hợp nếu có bệnh.

Nếu câu trả lời của bạn chủ yếu là c:Những thay đổi bất thường ở ngực của bạn là các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc ung thư vú. Bạn nên đi khám ngay lập tức để được bác sĩ tư vấn, làm các xét nghiệm cần thiết và nếu cần, chụp Xquang vú để kiểm tra chính xác bệnh. Nếu bạn mắc ung thư vú, việc chữa trị sẽ đơn giản và khả năng thành công cao hơn nếu ở giai đoạn sớm.