Mũi chích có nhiễm hiv ko?

Nếu con mũi chích người nhiễm hiv rồi sau đó 30s chích người khác , vậy người bị chích sau đó có bị nhiễm hiv ko? Mình nghĩ đầu kim của con mũi còn dính máu của người nhiễm hiv. Mọi người giải thích giúp với.

trinh thi thu thuy
trinh thi thu thuy
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến!

Bệnh HIV lây truyền qua ba con đường:

1.Máu và các bệnh phẩm của máu.

2.Lây truyền qua đường tình dục.

3.Lây truyền từ mẹ sang con.

HIV không lây truyền qua vật trung gian nên khi muỗi đốt người bệnh rồi đốt người lành không lây truyền bệnh bạn nhé!

Để tìm hiểu rõ hơn bạn có thể liên hệ: 1900 599 974 ấn phím 0!

Chúc bạn sức khỏe!

pham ba tuan
pham ba tuan
Trả lời 13 năm trước

Theo mình biết thì hiv lây truyền qua đường máu.Nếu bạn chích mũi kim qua đường chích mà có máu của nguòi bị hiv thì bạn nên đi xét nghiệm sem sao nhé!MÌNH chúc bạn may mắn nha!

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Bạn thân mến!

Như bạn cũng biết HIV lây truyêè qua 3 con đường chính là: Lây từ mẹ sang con, lây qua đường máu và lây qua đường tình dục. Nhưng ít ai biết đến những con đường không lây HIV

Những trường hợp không lây nhiễm HIV

Muỗi đốt: Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi. Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó, không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

Các tiếp xúc thông thường như dùng chung các dụng cụ lao động, dùng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, bể bơi, khăn tắm, bắt tay, ôm, ho, hắt hơi, ăn chung, dùng chung chén, bát, ly, cốc, ngủ chung không gây lây nhiễm HIV vì muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó.

Hôn: Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây SIDA không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Chúng ta đừng quá lo lắng. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần các chất dịch của cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang vi rút HIV chỉ có một lượng HIV vô cùng nhỏ bé, do đó không thể truyền HIV được.

Hôn lưỡi hay còn gọi là "hôn sâu" thì sao?

Chỉ có trường hợp hai người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hay chảy máu rǎng mà hôn sâu làm tiếp xúc máu thì mới có khả nǎng lây nhiễm.

Tiếp xúc khác

Muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Do đó, mà tiếp xúc thông thường không làm lây HIV. Tất cả các kiểu tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc... đều không làm cho ai bị nhiễm HIV của người khác.

Chúc bạn sức khỏe!