Quyền của Công đoàn được quy định trong Luật Lao động như thế nào?

Tư vấn cho e?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
I. Các quyền chung của công đoàn: Công đoàn, tổ chức chính trị – xã hội đại diện bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, lao động đã được Hiến pháp (điều 10) và Luật Công đoàn (1990) xác định. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, Bộ Luật Lao động quy định các cấp công đoàn từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến công đoàn cơ sở có các quyền chung sau đây: 1. Quyền tổ chức và thành lập công đoàn trong đó có Ban chấp hành công đoàn lâm thời ở các đơn vị chưa thành lập được công đoàn cơ sở. 2. Quyền tham gia với cơ quan nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị về những vấn đề liên quan đến người lao động. 3. Quyền tham dự các cuộc họp, cơ cấu tổ chức, các hội đồng, các uỷ ban, ban… của các tổ chức, cơ quan, đơn vị khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, đến quyền, trách nhiệm của công đoàn. 4. Quyền kiểm tra giám sát của công đoàn 5. Quyền thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức tương tế (tương trợ), các văn phòng tư vấn pháp luật của công đoàn và cơ sở phúc lợi chung cho người lao động. Trên cơ sở các quyền chung của công đoàn, Bộ Luật Lao động quy định quyền của các cấp công đoàn. II. Các quyền của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan Trung ương của tổ chức Công đoàn, có vai trò vị trí quan trọng được pháp luật quy định như sau: 1. Quyền tổ chức thành lập công đoàn Sau khi có ý kiến của Chính phủ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chấp hành công đoàn lâm thời. 2. Quyền tham gia ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - Với các cơ quan soạn thảo, với cơ quan Nhà nước và Chính phủ trong việc soạn thảo các văn bản pháp luật, các chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động (thang, bảng lương Nhà nước, lương tối thiểu, danh mục bệnh nghề nghiệp, ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội…) - Với các cơ quan soạn thảo, với Chính phủ trong việc xây dựng các chương trình quốc gia về: việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, về an toàn vệ sinh lao động, về nghiên cứu khoa học kĩ thuật, bảo hộ lao động… 3. Quyền tham dự của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - Các kỳ họp của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. - Tham gia với tư cách là thành viên tổ chức của Chính phủ (của Nhà nước nói chung) về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động (ví dụ: hội đồng quản lý bảo hiểm lao động, hội đồng quản lý bảo hiểm y tế…) 4. Quyền kiểm tra, giám sát - Việc quản lý Nhà nước về lao động - Việc thi hành Luật Lao động - Việc giải quyết tranh chấp lao động… 5. Quyền lập các tổ chức - Các trung tâm xúc tiến việc làm, các cơ sở dạy nghề. - Các văn phòng tư vấn pháp luật của công đoàn. - Các tổ chức tương tế (tương trợ), các quỹ tương trợ xã hội của công đoàn. - Các cơ sở phục vụ cho phúc lợi chung của người lao động III. Quyền của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc TW 1. Thành lập công đoàn cơ sở và Ban chấp hành công đoàn lâm thời Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập công đoàn cơ sở và Ban chấp hành công đoàn lâm thời ở những doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa có tổ chức Công đoàn và ở những doanh nghiệp mới thành lập (chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động). 2. Quyền tham gia hôị đồng trọng tài cấp tỉnh 3. Quyền tiếp nhận thông báo đình công Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đồng thời với việc cử đại diện trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, thì phải thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh biết (chậm nhất là 3 ngày trước ngày bắt đầu đình công). 4. Quyền khởi kiện án lao động khi thấy cần thiết Khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp khẩn cấp Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền khởi kiện vụ án lao động tại công đoàn cấp dưới và tham gia vụ án với tư cách như nguyên đơn, Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong trường hợp này là nguyên đơn. 5. Quyền kiểm tra, giám sát thi hành Luật Lao động ở địa phương (tại cơ sở) 6. Quyền tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về các chính sách của địa phương có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân, lao động. 7. Quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân bàn về các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích người lao động. Tham gia các cơ cấu tổ chức giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích người lao động tại địa phương. 8. Quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Lao động trên địa bàn địa phương. 9. Quyền thoả thuận (hay không thoả thuận) với người sử dụng lao động việc sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chủ tịch công đoàn cơ sở thuộc quyền (trực tiếp). IV. Quyền của công đoàn ngành nghề toàn quốc 1. Quyền thành lập Ban chấp hành công đoàn lâm thời (theo sự hướng dẫn của Tổng Liên đoàn) 2. Quyền thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm, tư vấn pháp luật của công đoàn (theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) 3. Quyền tham gia các ý kiến với bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hữu quan về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động thuộc ngành. 4. Quyền tham dự các cuộc họp, tham gia vào các cơ cấu tổ chức của bộ, ngành hữu quan, về các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động thuộc ngành. 5. Quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Lao động tại các cơ sở thuộc Ngành, Bộ. 6. Quyền đại diện kí thoả ước lao động tập thể cấp ngành 7. Quyền thoả thuận (không thoả thuận) với người sử dụng lao động trong việc sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chủ tịch công đoàn cơ sở (thuộc quyền quản lý) V. Quyền của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở 1. Quyền đại diện kí thoả ước lao động tập thể của tổng công ty. Trong trường hợp không phải là công đoàn tổng công ty thì theo dõi và giúp đỡ cơ sở kí và thi hành thoả ước lao động tập thể ở cơ sở. 2. Quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Lao động ở các cơ sở thuộc quyền. 3. Quyền thoả thuận với người sử dụng lao động khi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với chủ tịch công đoàn cơ sở. VI. Quyền của công đoàn cơ sở 1. Quyền đại diện cho tập thể lao động để thương lượng và kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, lưu giữ bản thoả ước lao động tập thể đã kí kết, đề nghị sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, hoặc thương lượng kí mới khi thoả ước lao động tập thể hết hạn. Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật, khi thoả ước lao động tập thể không được thực hiện hoặc bị vi phạm. 2. Đại diện tham gia xử lý kỉ luật lao động đối với người lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động. 3. Tham gia hội đồng hoà giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể. 4. Quyền quyết định đình công theo quy định của pháp luật. 5. Quyền thoả thuận nhất trí. Quyền này được quy định cụ thể trong Luật Lao động như sau: - Được thoả thuận trước khi người sử dụng lao động khấu trừ lương của người lao động - Được thoả thuận về thời gian làm việc của cán bộ công đoàn bán chuyên trách và sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người là uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động. - Thoả thuận nhất trí trong hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. 6. Quyền được tham khảo ý kiến Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến công đoàn cơ sở trước khi công bố quyết định: - Lịch nghỉ hàng năm - Ban hành nội quy lao động - Tạm đình chỉ công việc của người lao động, khi vụ việc có tình tiết phức tạp 7. Quyền kiểm tra, giám sát thi hành pháp Luật Lao động ở cơ sở Như vậy Bộ Luật Lao động ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới về quan hệ lao động và quyền công đoàn Việt Nam. Nó tạo ra những cơ sở pháp lý để làm lành mạnh hoá quan hệ lao động và để công đoàn hoạt động, góp phần nâng cao vị thế công đoàn. Tuy nhiên để Luật Lao động đi vào cuộc sống đòi hỏi tổ chức công đoàn không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.