Nghệ thuật tặng quà ngày Tết?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Tết là dịp người ta dành tặng nhau những món quà giàu ý nghĩa. Nhưng bạn cũng chớ tùy tiện tặng mèo, mực hay dao nĩa... kẻo người nhận lại nghĩ họ đang bị "trù ẻo".

Những món quà ý nghĩa

Áo mới: Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

Gà trống: Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.

Cành đào: Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa.

Gạo mới: Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

Bầu rượu: Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.

Bánh chưng: Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy.

Các món đồ có màu đỏ: Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông.

Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất.

Tranh: Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.


Dầu: Ở Nam bộ, người dân quê có khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu).

Chó: Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.

Những món quà không nên tặng:

Theo tâm lý chung, người ta thường biếu nhau những món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những gì xuất phát từ thành ý đều có thể biến thành quà tặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với một số vật tượng trưng cho điều không may. Nhiều người kiêng tặng đồ có màu đen hoặc màu trắng.

Đồng hồ: Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết. Theo tiếng Hoa, "đồng hồ" đọc là "zhong", làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc.

Mèo: Đừng nên tặng mèo, dù chú mèo đó xinh xắn, dễ thương đi chăng nữa. Tiếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ "nghèo", điều xui xẻo.

Con mực: Đi chơi biển về, nhiều người hay gửi tặng bạn bè, người thân vài con khô mực để làm quà. Tuy nhiên, đừng nên tặng món ăn này vào dịp Tết vì nhiều người quan niệm, nhận mực sẽ bị đen đủi cả năm. Tương tự như vậy, nếu bạn tặng lọ mực, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang "trù ẻo" họ.

Dao, kéo: Người ta có thể tặng nhau bộ dao, nĩa sang trọng, nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc.

Cho và nhận ngày xưa là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "giông" suốt cả năm.

Theo thời gian, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại bánh trái, quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình, không vụ lợi.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 13 năm trước

Việc tặng quà và chúc mừng nhân viên, khách hàng, đối tác đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt độngkinh doanh hiện đại, vì thế nó đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị chu đáo cùng những kiến thức và hiểu biết đặc biệt. Và việc có được những món quà thích hợp vào đúng thời điểm cần thiết đôi khi trở thành một thử thách thực sự đối với không ít công ty.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Những món quà dành cho các dịp lễ truyền thống như giáng sinh, năm mới… thường được các công ty lên kế hoạch chuẩn bị trước đó khoảng một năm. Vậy mà vẫn có không ít đơn vị năm nào cũng lâm vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy” và chúc mừng đối tác theo kiểu làm đại khái cho xong chuyện. Mặc dù đôi khi ta vẫn bắt gặp những món quà được chuẩn bị thiếu chu đáo, nhưng mọi việc đang thay đổi theo chiều hướng ổn định hơn khi các công ty đã giao hẳn trách nhiệm này cho những bộ phận hay cá nhân cụ thể. Việc lựa chọn hay “chế tạo” quà tặng – cách thứ hai ngày càng được nhiều công ty lựa chọn – được các nhóm chuyên trách, bao gồm các chuyên gia thiết kế, giám đốc nhân sự,các nhà tiếp thị, nhân viênPR.. lo liệu sao cho mọi việc tiến hành đúng như dự tính và đúng thời hạn cần thiết. Những người này có thể là nhân viên của công ty (nếu là công ty lớn hay là các công ty dịch vụ), cũng có thể được mời từ các trung tâm thiết kế bên ngoài.

Cùng với sự phát triển của thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các công ty dịch vụ sẵn sàng giúp bạn thoát khỏi “gánh nặng” quà cáp, đồng thời thay bạn chuẩn bị và gửi các món quà cùng lời chúc mừng tới đối tác, nhân viên hay khách hàng của bạn. Dịch vụ tiện lợi này cho phép bạn tiết kiệm thời gian và công sức, nhưng nó chỉ thực sự đáng tin cậy khi bạn làm việc với những công ty chuyên nghiệp, có đẳng cấp và có tính sáng tạo, không phụ lòng bạn và quan trọng là gián tiếp làm cho mối liên hệ giữa bạn và đối tác của bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Văn hóa tặng quàgift3.gif
Ngày nay người ta có thể mạnh dạn nói rằng xã hội đang dần hình thành một “văn hóa tặng quà” trong giới kinh doanh hiện đại. Những quan niệm về quà tặng cũng ngày càng thoáng hơn và các đối tác luôn cố gắng tặng cho nhau những món quà thật độc đáo và có ý nghĩa. Giá trị món quà tặng giờ đây đã không còn được đo bằng số tiền người ta bỏ ra để mua nó, bởi vì có những món quà hoàn toàn không phải là vật chất. Nếu trước đây món quà càng đắt tiền và hữu dụng càng được đánh giá cao, thì nay người ta lại chú ý nhiều hơn đến chính thủ tục trao tặng: ai tặng, họ sử dụng những lời lẽ như thế nào, bầu không khí nào (vui tươi hay nghiêm trọng) xuất hiện sau khi món quà được trao… đúng như câu châm ngôn ngữ: “Cách cho đáng giá hơn của cho” vậy.

Những món quà VIP

curve_8800_pearl.jpgQuà tặng cho khách hàng và nhân viên thường chỉ là món đồ tượng trưng và mang ý nghĩa động viên để thắt chặt thêm lòng trung thành của họ đối với công ty, nên việc chuẩn bị có thể không khó khăn lắm. Nhưng còn quà tặng cho những nhân vật đặc biệt quan trọng, những đối tác kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty bạn thì sao?

Khác với đồ lưu niệm bình thường, loại chỉ cần bỏ thêm chút công sức để biến thành món quà tặng mang dấu ấn của công ty bạn, quà tặng cho các đối tác thuộc hàng VIP đòi hỏi một trí tưởng tượng phong phú và bạn phải cần đến sự trợ giúp của những gian hàng đặc biệt hay những cửa hàng cao cấp. Mọi việc còn phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa hai bên, cũng như phụ thuộc vào vị trí xã hội của người nhận. Có thể kể ra những món quà không mang tính vật chất được dành cho “giới thượng lưu” như: thẻ hội viên của những câu lạc bộ danh tiếng, dịch vụ cắt may cao cấp với mọi công đoạn đều được thực hiện bằng tay, quyền tham gia vào hội đua thuyền buồm…Nói chung, theo nhận xét của các chuyên gia, các món quà hạng VIP ngày càng thể hiện khuynh hướng pha trộn thêm nhiều yếu tố cảm xúc và liên quan đến các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn…

Tuy nhiên, việc tặng quà cho VIP không phải chỉ đơn giản là đưa ra một cái gì đó thật đắt tiền, mà vấn đề nằm ở chỗ không phải lúc nào bạn cũng biết được thói quen và sở thích của đối tác, nếu họ không phải là người thân hay bạn bè của bạn. Khi đó, bạn nên chọn cách an toàn hơn cả là tuân thủ đúng theo các nguyên tắc của nghi thức kinh doanh, nghĩa là tặng những món quà có tính chất trang trí hay vật dụng liên quan đến công việc, đồ dùng văn phòng, hay có thể là các chai rượu quý. Bạn không nên mạo hiểm vượt qua giới hạn của ranh giới này, bởi vì khi đó món quà của bạn có thể bị hiểu là đang che giấu một ẩn ý gì đó phía sau.

Nếu bạn muốn món quà của mình thật sự làm người nhận thích thú, đồng thời đánh giá cao thái độ nghiêm túc của bạn trong mối quan hệ đối tác giữa hai bên, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của một vài kỹ năng hoạt động tình báo, nghĩa là tìm hiểu về đối tác (thị hiếu, phong cách, quan điểm…) thông qua một số nhân viên, đặc biệt là thư ký hay trợ lý của đối tác đó. Tất nhiên, việc dò hỏi như vậy không thể phát huy tác dụng trong mọi trường hợp vì nhiều lý do: không thể tiếp cận với người có thể cung cấp thông tin, thông tin có thể thiếu chính xác do bắt nguồn từ tình cảm cá nhân, hoặc do “tam sao thất bản” mà thông tin trở nên sai lệch…Vì thế, thông thường việc “chăm sóc” những đối tác đặc biệt quan trọng sẽ do chính lãnh đạo công ty đảm nhận.

Nói chung, người nhận càng có vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bạn, món quà càng mang nhiều yếu tố cảm xúc, cách thức tặng quà càng bất ngờ, thì công đoạn chuẩn bị càng làm cho các công ty đau đầu. Điều mấu chốt bạn cần ghi nhớ ở đây là món quà tặng, dù cho đối tác VIP, cho nhân viên trong công ty hay cho khách hàng, nên là thứ gì đó hữu ích. Đôi khi món quà chỉ trị giá vài đồng, nhưng lại tỏ ra thiết thực hơn là một món quà đắt tiền, cầu kỳ nhưng vô dụng.