Đạo diễn Việt có “đủ trình” làm phim thảm hoạ ?


nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên cùng câu chuyện về tình người trong lúc nguy khốn vẫn luôn là một đề tài thú vị để điện ảnh các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… cho ra đời những bom tấn thảm hoạ tuyệt vời. Điều đó khiến người ta tự hỏi, tại đất nước vốn chịu nhiều thiên tai của chúng ta, các đạo diễn sao không làm một bộ phim như vậy?

Từ câu chuyện của của nước bạn…

Sau khi bom nguyên tử dội xuống phá hủy toàn bộ hai thành phố Hiroshima và Nagasaki hồi năm 1945, nỗi ám ảnh về hạt nhân đã đi vào nhiều bộ phim hoạt hình của Nhật, mà tiêu biểu là Steamboy của Katsuhiro Otomo. Tiếp đó, những trận động đất kinh hoàng và những cơn sóng thần khủng khiếp tại xứ phù tang cũng được tái hiện trong các bộ phim kinh điển như Tidal Wave, Japan Sinks….

Tại Hollywood, những bộ phim thảm họa ra đời từ rất sớm nhưng chính thức trở thành một trong những trào lưu với những bộ phim tiêu biểu như Independence Day, The Day after Tomorrow... Ám ảnh về tác hại của sự biến đổi khí hậu và ngày tận thế lại khiến các nhà làm phim Hollywood cho ra đời bom tấn 2012. Bộ phim thảm họa đã càn quét khắp các rạp chiếu và trở thành một hiện tượng điện ảnh trong năm 2009. Câu chuyện về ngày tận cùng của trái đất cũng trở nên ám ảnh hàng triệu người.

Điện ảnh Hàn Quốc cũng khiến người khác kinh ngạc bởi cho ra đời bộ phim thảm hoạ Sóng thần ở Haeundae làm dậy sóng xứ Kim Chi. Tưởng như chỉ được biết đến với những bộ phim tình cảm mùi mận hay những bộ phim tuổi teen thì Sóng thần ở Haeundae thực sự khiến cho người ta phải cảm phục tài nghệ của các nhà làm phim nơi đây.

Đạo diễn Việt có đủ trình làm phim thảm hoạ?, Phim, Dao dien, phim tham hoa, Dao dien viet, Phim Han, Phim Hollywood,

Sóng thần ở Haeundae

Đạo diễn Việt có đủ trình làm phim thảm hoạ?, Phim, Dao dien, phim tham hoa, Dao dien viet, Phim Han, Phim Hollywood,

Đường Sơn đại địa chấn

Trận động đất kinh hoàng tại Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng được đạo diễn Phùng Tiểu Cương tái hiện trong một bộ phim thảm họa lấy nước mắt của hàng triệu khán giả trên toàn thế giới - Đường Sơn đại địa chấn.

Tưởng chừng thực đơn phim thảm họa như thế đã là quá đủ nhưng khi hàng triệu người đến rạp xem bom tấn Battle: Los Angeles ra mắt vào cuối tháng 3 thì người ta giật mình nhận ra rằng nhu cầu xem phim thảm họa của khán giả ngày càng cao. Xem phim thảm hoạ, chúng ta hiểu rõ sự khủng hoảng tâm lý của con người trước cơn thịnh nộ của trời đất, lường trước những nguy cơ mà biến đổi khí hậu gây nên.

Điều đó, không đơn thuần chỉ để thỏa mãn trí tò mò, mà là để chuẩn bị tâm lý nếu một ngày nếu những chuyện đó thực sự xảy ra với bản thân. Không chỉ thế, câu chuyện về tình người, tình yêu trong những giây phút kinh hoàng ấy cũng mang lại cho ta nhiều bài học đắt giá.

Đến câu chuyện của chúng ta…

Các chuyên gia trong ngành thường khẳng định, sứ mệnh của điện ảnh Việt Nam là phản ánh hiện thực đời sống. Những trận lụt lịch sử của năm 2003, 2008 cũng chính là những hiện thực khắc nghiệt mà người dân nước ta từng phải trải qua, nguy cơ gặp lại là điều không ai dám nói trước. Vậy mà tại sao, những trận lụt lịch sử làm quặn thắt khúc ruột miền trung ấy hay hình ảnh Hà Nội ngập chìm trong biển nước, đều không được tái hiện trên màn ảnh?

Câu chuyện về những con người chia sẻ miếng cơm manh áo trong cảnh màn trời chiếu đất, bóng dáng những người mẹ, người vợ thất thần trông ngóng thuyền của người chồng, đứa con đi xa bị gặp bão, hay chuyện những đội tình nguyện xả thân cứu người từng khiến biên tập viên tại các đầu cầu truyền hình rơi nước mắt, còn người xem thì bật khóc…tại sao không có trên phim ảnh của chúng ta?

Đạo diễn Việt có đủ trình làm phim thảm hoạ?, Phim, Dao dien, phim tham hoa, Dao dien viet, Phim Han, Phim Hollywood,

Đạo diễn Lê Hoàng

Năm 2009, trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi về việc làm phim thảm họa, đạo diễn Lê Hoàng từng khẳng định: “Đừng làm phim thảm họa do thiên nhiên gây ra, mình không đủ tiền đâu mà hãy làm phim thảm họa do con người gây ra! Có khối chuyện để nói đấy”. Bản thân vị đạo diễn này cũng nói thêm: “Tôi không mơ làm phim thảm họa. Đời tôi gặp quá nhiều thảm họa rồi”. Đó là câu nói vừa đùa vừa thật nhưng cũng đầy ẩn ý của người trong nghề. Tất nhiên, bản thân chúng ta không phải là những vị đạo diễn, không phải là những nhà sản xuất để có thể khẳng định việc Việt Nam có làm được một bom tấn thảm họa hay không.

Tuy nhiên khi nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy, trong suốt hai cuộc trường kỳ kháng chiến, miếng cơm còn không đủ, máy móc, phương tiện kỹ thuật còn nghèo nàn, phần lớn Đạo diễn và dàn Diễn viên đều không được đào tạo thật bài bản nhưng chúng ta vẫn có những tác phẩm kinh điển tái hiện cuộc chiến hào hùng của dân tộc như: Chung một dòng sông (1959), Vợ chồng A Phủ (1961) , Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Em bé Hà Nội (1974), Cánh đồng hoang (1979), Ván bài lật ngửa (1992 -1987)…. Những đạo diễn như Nguyễn Hồng Sến, Hải Ninh, Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa…đi vào lịch sử điện ảnh như những nghệ sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam.

Đạo diễn Việt có đủ trình làm phim thảm hoạ?, Phim, Dao dien, phim tham hoa, Dao dien viet, Phim Han, Phim Hollywood,

Cánh đồng hoang (1979)

Trong khi điện ảnh thế giới chuyển mình, môn nghệ thuật thứ bảy trở thành cánh tay nối dài giữa các dân tộc, là yếu tố hội nhập của mỗi quốc gia, điện ảnh Việt Nam cũng không ngần ngại thay đổi, đáp ứng nhu cầu thị hiếu mới của công chúng. Những bộ phim được đánh giá cao như Gái nhảy (2003), Những cô gái chân dài (2004), Dòng máu anh hùng (2007)…là một minh chứng cụ thể.

Bên cạnh thế hệ diễn viên gạo cội, ngày càng nhiều gương mặt trẻ, tài năng xuất hiện trong nền điện ảnh của chúng ta như Ngô Thanh Vân, Johnny Trí Nguyễn, Đỗ Hải Yến… Lớp đạo diễn tên tuổi như Nguyễn Thanh Vân, Vương Đức, Lưu Trọng Ninh, Lê Hoàng… vẫn đang cống hiến với nghề. Trong khi đó, xuất hiện những đạo diễn trẻ tài năng như Victor Vũ, Vũ Ngọc Đãng….

Đạo diễn Việt có đủ trình làm phim thảm hoạ?, Phim, Dao dien, phim tham hoa, Dao dien viet, Phim Han, Phim Hollywood,

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh

Những tác phẩm gần đây như Bi, đừng sợ, Chơi Vơi, Cánh Đồng Bất Tận, Dòng máu anh hùng, Áo lụa Hà Đông… đều đoạt các giải thưởng cao tại những liên hoan phim quốc tế và uy tín. Những bộ phim thần tượng hay những loạt phim truyền hình ăn khách của Hàn Quốc, Trung Quốc cũng được chúng ta học tập, làm lại theo cảm nhận của riêng mình. Mới bước đầu chưa nhiều thành công nhưng cũng đủ tạo dấu ấn trong lòng khán giả.

Khi thế giới có phim 3D, các nhà làm phim Việt Nam cũng táo bạo cho ra đời một bộ phim 3D từng gây sốt phòng vé. Chào mừng đại lễ, chúng ta cũng không ngần ngại chi những khoản tiền lớn để tái hiện lại câu chuyện dời đô cùng cuộc đời vua Lý Thái Tổ. Một hãng phim tư nhân cũng không ngần ngại chi hàng chục tỷ đồng để cho ra đời một bộ phim cổ trang mừng đại lễ. Điều đó khẳng định, điện ảnh Việt Nam đang thực sự có những thay đổi lớn, vươn mình ra thế giới. Các nhà làm phim Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực làm mới mình để thích ứng được với dòng chảy thời đại.

Chúng ta có hiện thực thiên tai; chúng ta có những đạo diễn tên tuổi, tài năng và tâm huyết với nghề; chúng ta cũng không ngần ngại chi kinh phí; chúng ta có dàn diễn viên tài năng; chúng ta cũng luôn biết học hỏi những kỹ thuật quay phim tiên tiến của các nước… Vậy tại sao chúng ta chưa có lấy một bộ phim thảm họa? Có lẽ, điện ảnh Việt đang cần lắm những con người dám nghĩ, dám làm…