Liên hệ bản thân quy luật lượng chất triết học maclenin?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Sao bạn đặt câu hỏi ngắn tũn vậy? minh đoán là chắc bạn đang làm một bài tiểu luận về vấn đề này phải không? ^_^ Quy luật lượng - chất là một trong những quy luật cơ bản nhất của triết học Mac - Lênin. Có 2 khái niệm trung tâm của quy luật đó là lượng và chất. Quy luật phát biểu như sau, lượng biến đổi dần dần, khi đạt đến một giới hạn nào đó thì nó sẽ thực hiện một "bước nhảy" để biến đổi về chất. Đây là một quy luật rất cơ bản và quan trọng mà mỗi người phải hiểu để hiểu được quy luật phát triển của thế giới, các quy luật phát triển của bản thân để hiểu được thế nào là quá trình học tập, làm thế nào để học tập tốt. Khi học các khái niệm, quy luật của triết học, chúng ta nên tìm thật nhiều ví dụ của nó trong cuộc sống, càng nhiều ví dụ càng tốt, khi phân tích được các ví dụ đó nghĩa là chúng ta đã hiểu được vì sao sự vật nào đó lại phát triển như vậy. Nếu chúng ta học triết học mà không áp dụng nó vào thực tế cuộc sống thì tất cả sẽ nhanh chóng bay khỏi đầu chúng ta sau kỳ thi ^^ Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự phát triển nào chúng đều chứa đựng quy luật lượng chất này cả, vấn đề là chúng ta có tìm ra được nó hay không thôi. Mình có thể lấy và phân tích cho bạn một vài ví dụ như sau. - Ví dụ điển hình nhất đó là quá trình học tập. Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học. Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa. Đây là một ví dụ điển hình của quy luật lượng chất. Mình có thể lấy một ví dụ nữa về tình yêu. Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì đó mến cảm với nhau lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã yêu nhau được (Trừ tình yêu kiểu sét đánh ^^). Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi chơi... qua những chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêu của nhau hơn. Dần dần trong họ bắt đầu nảy nở tình yêu vì thấy rằng đối phương là một người rất đáng yêu trong các hoàn cảnh của cuộc sống. Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là việc tích lũy về lượng. Khi những sự hiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình yêu. Nhưng thường để chính thức được công nhận là người yêu, họ thường qua một bước gọi là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu. Đây được xem là một "bước nhảy" trong quan hệ giữa hai người chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu). Có một điều đáng lưu ý ở đây (cũng là một lưu ý hết sức quan trọng trong triết học về quy luật lượng chất này là xác định xem lượng đã đủ chưa để thực hiện bước nhảy vì nếu tích chưa đủ lượng mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại, nhưng nếu đã đủ lượng rồi mà không tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy thì sẽ không biến đổi được về chất). Đối với tình yêu cũng tương tự vậy, cần phải xem là tình cảm của mình đã đủ lớn chưa để có thể chuyển sang tình yêu, và nếu mà đã đủ rồi mà mình không dám tỏ bày thổ lộ với họ để có người khác đến cướp mất thì sẽ là một điều đáng tiếc lớn. Và đến khi họ quyết định sẽ cưới nhau, đó thực sự là một bước nhảy lớn trong quan hệ của hai người, nó cũng được tuân thủ các quy luật của lượng chất, khi sự hiểu biết về nhau, hiểu và thông cảm cho nhau, hiểu tính cách, hiểu cuộc sống, thấy rằng hợp với mình và tình cảm của 2 người dành cho nhau đủ lớn để đảm bảo sẽ chiến thắng được những sóng gió của cuộc đời thì họ sẽ tiến đến hôn nhân. Trên đây chỉ là một vài ví dụ đơn giản dễ thấy và dễ phân tích trong cuộc sống về quy luật lượng chất. Bạn có thể tìm hiểu và phân tích thêm, trong tất cả các hiện tượng nó đều bao hàm quy luật này.
cậuhai
cậuhai
Trả lời 13 năm trước

- Phần lý luận: Cần có các nội dung:
+ Lượng, chất, độ, điểm nút, bước nhảy là gì
+ Mối quan hệ giữa lượng và chất
- Phần vận dụng:
Từ sự phân tích trên chúng ta thấy rằng để có sự thay đổi về chất cần phải có sự tích lũy đầy đủ về lượng.
Phân tích vấn đề thực tiễn: Có rất nhiều vấn đề trong thực tiễn để em phân tích. Ở đây chỉ lấy 1 ví dụ: Ví dụ để năm 2020 chúng ta có nhà máy điện nguyên tử thì cần phải có sự tích lũy về lượng ngay bây giờ đó là sự tích lũy về con người (cần phải có sự đào tạo con người để có thể quản lý, đièu hành công nghệ mới, muốn vậy Bộ Giáo dục phải mở các ngành mới về đào tạo các ngành công nghệ nguyên tử, đào tạo về quản lý, tổ chức...), cần phải chuẩn bị về vốn (nguồn vốn xây dựng nhà máy ODA, hay FDI...), chuẩn bị về thẩm định dự án đầu tư (chọn công nghệ điện hạt nhân nào cho an toàn, hiện đại...). Và còn nhiều vấn đề khác nữa....
NHư vậy tất cả các quá trình đấy là sự tích lũy về lượng. Khi tích lũy đã đủ thì chúng ta sẽ có bước nhảy để thay đổi về chất (từ chất cũ là chưa có nhà máy điện nguyên tử đến chất mới là có nhà máy điện nguyên tử).
Rõ ràng nấu ko có sự tích lũy về lượng thì chúng ta ko thể có sự thay đổi về chất như trên được.

tớ đưa ra 1 số ý như thế ..

tơ cũng vừa làm bài này xong và được giảng rồi.

chúc thành công !!!!!!!!!

Hung Nguyen
Hung Nguyen
Trả lời 4 năm trước

Dưới đây là một số ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng:

Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.

Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.

Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.

Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.

Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).

Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn được gọi là sinh viên.

nguồn: hocluat.vn

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước
cảm ơn bạn nhé, mình đang muốn tìm câu này
Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.

Thành Nam
Thành Nam
Trả lời 4 năm trước

"Thayđổi về lượng tất yếu dẫnđến sự thayđổi về chất", đây chính là nội dung của quy luật này.

Ví dụ: Lúc bé sức khỏe yếu, hayốm, dễ mắc bệnh. Lớn lên chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao,đã khỏe hơn, sứcđề kháng tốt

Lê Hương
Lê Hương
Trả lời 4 năm trước

Đợt nọ thi hết môn mình có lấy ví dụ ntn: Mục tiêu củađi họcđại học là ra trường kiếm việc. Muốn ra trườngđược phải tích lũyđượcđủ 136 tín chỉ. vàđểđược bằng giỏi phải tích lũyđủ lớn hơn hoặc bằng 3.2 GPA

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 3 năm trước
ví dụ nếu bạn muốn giỏi một môn học thì bạn phải dành nhiều thời gian cho nó, khi đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất. Bạn dành nhiều thời gian cho nó hơn nên kết quả môn đó sẽ tốt hơn