Nhà C có con nghiện ma túy nhưng dấu không cho ai biết vì sợ ảnh hưởng tới danh dự gia đình và của con.nếu phát hiện ra điều đó, bạn sẽ làm gì?

tr
tr
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn

Người nghiện thì trước sau cũng bị phát hiện thôi bạn ạ, còn báo cho công an cũng ko giải quyết đc gì, công an chỉ bắt đi cai nghiện bắt buộc nếu bắt quả tang. Còn phải do người nhà họ có muốn cho con đi cai ko?

Bạn đọc bài này tham khảo:

Khi biết các em nghiện ma túy, ta cần thật bình tĩnh tìm hiểu lý do vì sao các em sử dụng ma túy. Ta nên nói cho các em rõ những tác hại cực kỳ nguy hiểm của ma túy và sự nghiêm cấm mua bán, sử dụng ma túy của luật pháp. Hãy cho các em biết ta sẵn sàng tha thứ nhưng dứt khoát các em phải cai nghiện. Cai nghiện chính là vì các em! Ta hãy thuyết phục các em cho dù các em có tỏ ra cho ta biết rằng các em đã biết trước tất cả những gì ta định nói. Nếu các em do dự, chần chờ, trì hoãn việc cai nghiện, ta hãy hỏi các em nguyên nhân. Thông thường nguyên nhân khiến các em chưa muốn cai nghiện là do cơ thể các em đã bị lệ thuộc thể chất vào ma túy. Chỉ cần ma túy chậm đưa vào cơ thể thôi, các em đã thấy bứt rứt, khó chịu, vã mồ hôi, đau nhức, bị thôi thúc bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nguyên nhân nữa khiến các em chưa muốn cai nghiện là các em đã bị lệ thuộc về tâm lý vào ma túy, nghĩa là đã quen với cảm giác dễ chịu tức thời của ma túy mà nếu thiếu nó thì ủ rủ, buồn bực. Ma túy có thể đã khiến các em trở thành một con người khác. Các em không còn là một thanh thiếu niên có chí tiến thủ và tự lập mà trở thành một người yếu đuối, bạc nhược, cam chịu lệ thuộc vào ma túy. Vì vậy, để cắt đứt sự lệ thuộc đó, các em rất cần đến chúng ta. Ta hãy giải thích cho các em hiểu vật vã khi ngưng sử dụng ma túy chỉ là tình trạng tạm thời, sẽ bớt dần và khỏi hẳn khi cai nghiện. Bình tĩnh, khoan dung, độ lượng, phân tích điều hay lẽ phải và cảm hóa các em để các em chấp nhận, tự nguyện cai nghiện sẽ là điều kiện tiên quyết để các em có thể dứt bỏ được ma túy.

Cai nghiện ma túy gồm có cắt cơn nghiện và phòng ngừa tái nghiện. Cắt cơn nghiện là vượt qua sự đau đớn thân xác khi ngưng sử dụng ma túy. Cắt cơn nghiện không khó, chỉ cần các em tự giác ngưng sử dụng ma túy, ráng chịu vật vã, bứt rứt một ít ngày là khỏi. Cha mẹ, người thân nên ân cần động viên các em, hầu xoa dịu phần nào nỗi đau, cơn vật vã mà các em phải trải qua. Cắt cơn nghiện chừng mươi ngày là đủ nhưng phòng ngừa tái nghiện là suốt đời. Một số các bậc cha mẹ đã hiểu cai nghiện chỉ đơn thuần là cắt cơn, đã suy nghĩ đơn giản là cứ gởi các em đến các trung tâm cai nghiện là bỏ được ma túy nhưng thực tế cho thấy tất cả chỉ bỏ được ma túy khi còn ở trung tâm, còn khi về lại gia đình, nhiều em đã tái nghiện ngay. Vậy thì vấn đề chính là làm thế nào để các em có thể đối đầu được với ma túy trong môi trường cuộc sống. Phòng ngừa tái nghiện chính là để các em dứt bỏ được sự lệ thuộc về tâm lý vào ma túy. Để phòng ngừa tái nghiện, nên khuyên bảo các em không giao du lại với bạn bè nghiện ma túy, tránh đến những nơi gợi nhớ, nơi mua bán sử dụng ma túy. Nếu có lúc nào nảy sinh ý định dùng lại ma túy, các em cần đến ngay bác sĩ hoặc chuyên viên về cai nghiện ma túy để được tham vấn vì thực tế cho thấy việc nghiện lại ma túy bắt đầu trước hết chính từ trong ý nghĩ. Về phần chúng ta, ta nên tách rời các em ra khỏi môi trường bạn bè, nhóm sinh hoạt cũ, thậm chí có thể chuyển các em sang trường khác. Ta cần quan tâm chặt chẽ giờ giấc, tiền bạc, mối quan hệ bên ngoài xã hội và tạo môi trường hoạt động mới cho các em, để các em có được niềm vui, sự đam mê lành mạnh, hữu ích thay thế hoàn toàn sự u mê tăm tối của ma túy. Nhưng nếu lỡ các em nghiện lại thì sao? Ta đừng nản chí nghĩ rằng không còn cách nào để các em bỏ được ma túy mà hãy thật bình tĩnh tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để có hướng giải quyết thích hợp và tiếp tục động viên các em cai nghiện ngay, càng sớm càng tốt.