Chủng loại sản phẩm là gì?

chủng loại sản phẩm là gì? sự phát triển chủng loại hàng hóa hướng lên trên, hướng xuống dưới, phát triển theo cả hai hướng là như thế nào vậy? tui đọc sách hoài mà không hiểu nổi![:(].Giúp tui với bà con.
Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 15 năm trước
Người ta có thể mua khi mới nhìn lần đầu giống như yêu ngay bởi cái nhìn đầu tiên! Năm cấp độ của sản phẩm. Sản phẩm tiềm ẩn → Sản phẩm hoàn thiện → Sản phẩm mong đợi→ Sản phẩm chung → Ích lợi cốt lõi. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của Marketing- Mix. Chiến lược sản phẩm đòi hỏi phải đưa ra những quyết định hài hoà về danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì và cách gắn nhãn. Một sản phẩm có thể được nhìn nhận theo năm cấp độ : Ích lợi cốt lõi là công dụng hay ích lợi cơ bản mà người mua đã mua. Sản phẩm chung là sản phẩm cơ bản đã được thừa nhận đúng như thực trạng của nó. Sản phẩm mong đợi là tập hợp những thuộc tính và điều kiện người mua thường mong đợi khi mua sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện là những dịch vụ và lưọi ích phụ thêm mà người bán bổ sung để làm cho sản phẩm của mình khác biệt sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm tiềm ẩn là tập hợp những tính chất và dịch vụ mới có thể cóa mà cuối cùng sẽ được bổ sung vào hàng hoá. Tất cả hàng hoá đều có thể được phân loại theo độ bền của chúng ( hàng hoá mau hỏng, hàng lâu bền, dịch vụ…). hàng tiêu dùng được phân lạo theo thói quen mua sắm của người tiêu dùng ( Hàng hoá sử dụng hàng ngày, hàng hoá có lựa chọn, hàng hoá theo nhu cầu đặc biệt và theo nhu cầu thụ động). Hàng hoá TLSX được phân lạo theo mức độ tham gia của chúng vào quá trình SX ( Vật tư và chi tiết, tài sản cố định, vật tư và dịch vụ…). Hầu hết các công ty đều quản lý nhiều hơn một sản phẩm. Danh mục sản phẩm có thể được miêu tả bằng chiêu rộng, dài, sâu hay mật độ nhất định. Bốn chiều này là những công cụ để hoạch định chiến lược sản phẩm của công ty. Các chủng loại khác nhau hợp thành chủng loại sản phẩm của công ty và phải được định kì đánh giá lại về khả năng sinh lời và tiềm năng tăng trưởng. Nhũng chủng loại tốt phải được hỗ trợ nhiều hơn gấp bội, ngược lại cần phải được cắt giảm hay laọi bỏ, và cần bổ sung những chủng loại mới để bù đắp phần lợi nhuận bị thiếu hụt. Mỗi chủng laọi sp gồm nhiều mặt hàng. Người quản lý chủng loại sản phẩm phải nghiên cứu tình hình tiêu thụ và phần đóng góp vào lợi nhuận của từng mặt hàng cũng như vị trí tương quan đối với từng mặt hàng của mình so với mặt hàng của đối thủ cạnh tranh . Việc này sẽ cung cấp thông tin để đưa ra những quyết định về chủng loại sản phẩm. Việc kéo dài chủng loại liên quan đến vấn đề một chủng laọi sản phẩm có thể sẽ được mở rộng xuống phía dưới, lên phía trên hay cả hai phía. Việc bổ sung chủng loại là tăng thêm các mặt hàng trong khuôn khổ hiện tại của chủng loại đó. Việc hiện đại hoá chủng loại liên quan đến vấn đề chủng loại đó cần có một hình thức mới và nó cần được thay đổi từng phần hay toàn bộ ngay lập tức . Việc làm nổi bật củng loại liên quan đến vấn đề chọn lọc chủng loại sản phẩm là xác định tính chất sẽ sử dụng để khuyến mãi loại sản phẩm đó, còn việc thanh lọc chủng loại sp là xác định và loại bỏ những mặt hàng yếu kém trong chủng lọai đó. Các công ty cần xây dựng những chính sách nhãn hiệu cho từng mặt hàng trong các chủng loại của mình. Họ phải quyết định có gắn nhãn hiệu hay không ? gắn nhãn hiệu của người sản xuất hay phân phối?, sử dụng tên họ hay hay tên nhãn hiệu cá biệt, có mở rộng tên nhãn hiệu cho sản phẩm mới hay không ?, có sử dụng sản hiệu và tái xác định vị trí cho nhãn hiệu hay không? . Những sản phẩm vật chất đòi hỏi phải có những quyết định về bao bì nhằm tạo ra những lợi ích như bảo vệ tiết kiệm, thuận tiện và khuyến mãi. Những người làm marketing phải xây dựng những quan niệm và bao bì rồi thử nghiệm nó về mặt chức năng và tâm lý để đảm bảo chắc chắn rằng nó sẽ đạt được những mục tiêu và phù hợp với chính sách đối với công chúng. Các sản phẩm vật chất cũng đòi hỏi phải gắn nhãn để nhận biết và xác định phẩm cấp mô tả và khuyến mãi sản phẩm. Người bán có thể bị luật pháp yêu cầu cung cấp những thông tin nhất định trên nhãn hiệu để thông báo và bảo vệ người tiêu dùng.