Hỏi về thủ tục sang tên căn hộ được thừa kế từ cha mẹ?

"Bố mẹ tôi có một căn hộ, đã làm sổ đỏ. Nay, ông bà đều đã qua đời, không để lại di chúc. Các anh chị em đều đồng ý cho tôi được thừa hưởng căn hộ trên. Tôi phải làm thủ tục sang tên quyền sở hữu ở đâu?".
Con Nan
Con Nan
Trả lời 15 năm trước
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 675 và Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì khi qua đời, bố mẹ bạn không để lại di chúc nên căn nhà là di sản thừa kế của cha mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc" hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết". Như vậy căn nhà cha mẹ bạn để lại thuộc quyền thừa kế của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cho nên những người này phải có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hoặc cùng có văn bản tặng cho tài sản thừa kế cho bạn. Theo quy định tại các Điều 49, 50 Luật Công chứng, bạn phải đến cơ quan Công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và ngoài những văn bản từ chối (hoặc tặng cho) này, bạn còn phải xuất trình những giấy tờ khác liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản; giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như sổ đỏ của căn hộ, giấy khai tử của bố, mẹ, giấy khai sinh của những người con…) và kê khai vào mẫu khai nhận di sản thừa kế do cơ quan công chứng cung cấp. Văn bản này là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Như vậy, chỉ sau khi hoàn tất thủ tục này, bạn mới đủ điều kiện để làm thủ tục đứng tên sở hữu căn nhà đó.
phaply
phaply
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn!

Về câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 675 và Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì khi qua đời, bố mẹ bạn không để lại di chúc nên căn nhà là di sản thừa kế của cha mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc" hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Như vậy căn nhà cha mẹ bạn để lại thuộc quyền thừa kế của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cho nên những người này phải có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hoặc cùng có văn bản tặng cho tài sản thừa kế cho bạn.

Theo quy định tại các Điều 49, 50 Luật Công chứng, bạn phải đến cơ quan Công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và ngoài những văn bản từ chối (hoặc tặng cho) này, bạn còn phải xuất trình những giấy tờ khác liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản; giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như sổ đỏ của căn hộ, giấy khai tử của bố, mẹ, giấy khai sinh của những người con…) và kê khai vào mẫu khai nhận di sản thừa kế do cơ quan công chứng cung cấp. Văn bản này là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Như vậy, chỉ sau khi hoàn tất thủ tục này, bạn mới đủ điều kiện để làm thủ tục đứng tên sở hữu căn nhà đó.

Trình tự, thủ tục Để tiến hành thủ tục sang tên:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị:

1. Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu)

2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 01 bản chính và 02 bản sao công chứng;

3. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan Địa chính có tư cách pháp nhân đo vẽ: 02 bản chính( Đối với trường hợp chuyển nhượng một phần diện tích đất);

4. CMTND, Hộ khẩu thường trú của gia đình ( Bản sao chứng thực);

5. Văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật (nếu có).

6.Văn bản kê khai về việc phân chia di sản thừa kế, nhận tài sản thừa kế: 02 bản chính;

7. Tờ khai nộp Lệ phí trước bạ;

8. Tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân;

2. Trình tự, thủ tục:

Bước 1: Thực hiện thủ tục kê khai nhận tài sản thừa kế (như trên).

Bước 2: Một trong hai bên nộp hồ sơ mua bán tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân)

Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 4: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

Bước 5: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Câu trả lời này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Sàn GD Bất động sản DV LAND

43/21 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội