Cho tôi hỏi về giấy ủy quyền khi mua xe không hợp đồng mua bán?

Trước đây do muốn tiết kiệm chi phí, tôi mua ôtô mà không làm hợp đồng mua bán, được người bán tư vấn làm hợp đồng ủy quyền. Nội dung là: Trong thời hạn 10 năm người được ủy quyền được toàn quyền sử dụng, cho, bán, tặng, thế chấp... (Hai Pham).

Tuy nhiên có một số ý kiến là không nên vì nhiều lý do: Chẳng may người bán (Người ủy quyền) chết thì hợp đồng hết giá trị...

Tôi có một số thắc mắc sau:

1- Hợp đồng ủy quyền tôi đã ký đã đầy đủ nội dung cũng như yêu cầu pháp lý chưa?

2- Trong thời gian 10 năm tôi muốn bán thì tiến hành những thủ tục gì?

3- Nếu tôi muốn làm lại hợp đồng mua bán để đăng ký tên mình là chủ sở hữu thì tôi phải làm những gì tiếp theo?

4- Sau 10 năm (hết hạn ủy quyền) thì tôi phải làm tiếp những thủ tục gì?

Rất mong các anh chị có kinh nghiệm cho ý kiến tư vấn! Xin chân thành cảm ơn.

L2 love
L2 love
Trả lời 13 năm trước

Khó đấy

Theo em thấy để tình trạng xe mua theo uỷ quyền thì để đi ok, nhưng khi bán thì mệt mỏi lắm, cố mà sang tên cho lành bác ah...đỡ phức tạp về sau.

Cát Thiên Phong

Phạm Thùy Linh
Phạm Thùy Linh
Trả lời 13 năm trước

Phức tạp

Theo kinh nghiệm của tôi:
1. Hợp đồng uỷ quyền qua công chứng thì tôi nghĩ về pháp lý là ok, không vấn đề gì.
2. Trong 10 năm mà người uỷ quyền còn sống thì bạn được phép bán trực tiếp cho người mua thông qua hợp đồng mua bán có công chứng (không được uỷ quyền cho người mua tiếp theo)
3. Đăng ký tên chủ sở hữu thì huỷ hợp đồng uỷ quyền và làm lại hợp đồng mua bán có công chứng.
4. Sau 10 năm hết hạn uỷ quyền thì lại làm uỷ quyền tiếp (có công chứng)

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Không nên

Theo mình được biết thì khi một trong 2 bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) chết thì giấy ủy quyền không còn giá trị pháp lý.

Trương Thành Tâm

mua he
mua he
Trả lời 13 năm trước

Qúa đơn giản

Thứ nhất hợp đồng uỷ quyền đã đầy các yêu cầu về pháp lý theo luật pháp.

Thứ hai trong vòng 10 năm mà muốn bán thì cứ làm hợp đồng công chứng bán với bên thứ ba là xong (không liên quan gì đến chủ cũ, kể cả trường hợp chủ cũ chết cũng không vấn đề gì).

Thứ ba muốn làm lại hợp đồng mua bán để đăng ký tên mình là chủ sở hữu thì đi huỷ giấy uỷ quyền với chủ xe và làm lại hợp đồng mua bán, nhưng phải đi nhờ cậy chủ xe một lần nữa, chủ xe đồng ý mang vợ cả đi ký mấy được.

Thứ tư không nên để sau mười năm, bạn nên làm trước mười năm khi hợp đồng còn giá trị, hãy làm giống điều thứ ba hoặc tránh rắc rối không muốn liên quan gì đến chủ xe thì bạn nên làm hợp đồng bán cho vợ hoặc người thân là xong.

Cuối cùng tôi nghĩ chắc bạn xử dụng xe không quá 5 năm đâu mà lo. Còn nếu xe cũ mà sử dụng 10 năm nữa, với tốc độ phát triển hiện nay ở nước ta thì vứt xe đi được rồi vì lúc đó xe sẽ rất rẻ.

Nguyễn Hải

Thanh Binh
Thanh Binh
Trả lời 13 năm trước

ĐÃ CÓ TRÊN DIỄN ĐÀN NÀY

Trước đây trên diễn đàn này tôi cũng đã có những ý kiến đóng góp về vấn đề uỷ quyền đối với việc mua bán xe, nhưng cũng xin đưỡ nhắc lại:

- "Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được UQ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên UQ..." (Điều 581 Bộ luật dân sự". Như vậy bên có tài sản (bên có quyền) UQ cho bên kia thay mặt mình thực hiện các quyền đối với tài sản, như vậy quyền sở hữu đối với tài sản vẫn thuộc bên UQ. Trong trường hợp một trong hai bên chết, bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết, một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền thì lúc này hợp đồng uỷ quyền hết hiệu lực pháp luật và tài sản được trả lại cho bên được uỷ quyền.

Như vậy, trong 10 năm ông/bà có thể thực hiện công việc được uỷ quyền nếu như không xảy ra bất kỳ tình huống nào như nêu trên, và ông bà cũng không thể sang tên chiếc xe đó qua tên mình vì không thể cùng lúc đứng tên trên cả hai bên chủ thể giao kết hợp đồng mà chỉ có thể sang tên cho người thân như vợ, chồng, con, cha, mẹ hoặc người thứ ba bất kỳ.

- Nếu ông/bà muốn sang tên cho chính mình thì phải mời bên uỷ quyền ký hợp đồng mua bán, tặng cho qua cho ông/bà.

- Sau 10 năm thì hợp đồng hết hiệu lực theo qui định pháp luật. Chúng ta đã bỏ ra một khoản tiền lớn để mau tài sản thì cũng không nên tiếc một khoản tiền để đóng thuế, khi ta đã là chủ sở hữu thì đồng thời chúng ta cũng có quyền định đoạt tài sản đó. Kính.

Hoàng Hưởng