Cho hỏi về luật giao thông đường bộ.

Tôi có nhiều thắc mắc về luật giao thông đường bộ, có ai biết câu nào giải đáp giùm câu đó với, các câu hỏi: Câu 01: Nghị định số 32 về ATGT đường bộ do ai ban hành, vào thời gian nào? Câu 02: Quy định người đi xe môtô phải đội mủ bảo hiểm được áp đụng vào ngày tháng năm nào? Nội dung? Câu 03: Người tham gia giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện nào? Câu 04: Quy định xử phạt các lỗi sau: - Không đội mủ bảo hiểm. - Chở quá số người quy định. - Vượt đèn đỏ. - Nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định. Câu 05: Người tham gia giao thông đường bộ vi phạm hành lang lộ giới như đỗ xe không đúng quy định, lấn chiếm lòng lề đường thì bị xủ lí như thế nào? Câu 06: Nếu như 01 người tham gia giao thông chạy quá tốc độ quy định mà lại chưa có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Câu 07: Pháp luật quy định người có mặt tại hiện trường 01 vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Tôi gửi bạn các tư liệu liên quan đến câu hỏi của bạn để bạn tham khảo nhá ! 1-NGHỊ QUYẾT Số 32/2007/NQ-CP VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM KIỀM CHẾ TAI NẠN VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG : Tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Ngày 29/6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. 2-Từ 1-6-2001 bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy ( kể cả trẻ em ) đi trên hệ thống đường bộ Việt Nam theo đúng Nghị quyết số 02/2001/NQ-CP ngày 2-3-2001 của Chính phủ. Ngày 15-12-2007, người dân cả nước ta thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô-tô, xe gắn máy. @ Đội mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ người ngồi trên mô tô, xe máy khi đi trên hệ thống đường bộ Việt Nam không may bị tai nạn giao thông sẽ giảm tử vong hoặc để lại dị tật do chấn thương sọ não gây ra. @ Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy ( sau đây gọi tắt là mũ bảo hiểm ), là mũ đựoc sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001 và được Cục đăng kiểm Việt Nam kiểm định đủ tiêu chuẩn chất lượng và có dán tem chứng nhận kiểm định. Câu 3 : Chương V Luật giao thông đường bộ: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Điều 53. - Điều kiện của người lái xe cơ giới tham gia giao thông : 1. Người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 2. Người lái xe phải bảo đảm độ tuổi, sức khỏe theo quy định của Luật này. 3. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. Câu 4 -5-6 : Nghị định số 146/2007/NĐ-CP - Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt: Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (kể cả xe ba gác máy, xe lôi máy) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định ở điểm a, điểm b, điểm đ, điểm l, điểm o khoản 2; điểm c, điểm h khoản 3; điểm a, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d khoản 5; điểm d khoản 7 Điều này thì bị xử phạt theo các điểm, khoản đó; b) Không báo hiệu trước khi xin vượt; c) Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường hoặc cho người điều khiển xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho họ; d) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước; đ) Dùng đèn chiếu xa khi tránh nhau về ban đêm; e) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, tai nghe (trừ người khiếm thính); người ngồi trên xe sử dụng ô; g) Tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; h) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường, ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; i) Không tuân thủ quy tắc, hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi qua phà, cầu phao; k) Không tuân thủ khoảng cách an toàn tối thiểu khi điều khiển xe chạy trên đường cao tốc. 2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố; b) Không thực hiện đúng các quy định dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt; dừng xe, đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ, trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu; c) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; d) Xe được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên không đúng quy định; đ) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; e) Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật; g) Không tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông tại nơi ùn tắc giao thông; h) Chở quá 1 (một) người so với số người được phép chở (một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi), trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội; i) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên; k) Không sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; l) Tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường theo quy định tại các nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật; m) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; n) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; o) Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe. 3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; b) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép; c) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; d) Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; đ) Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên; e) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe kéo đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác, chở vật cồng kềnh; g) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường theo quy định; h) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; i) Chở quá 2 (hai) người so với số người được phép chở (một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi), trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội. 4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; b) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông; c) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy trên đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên; đ) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép; e) Chở quá từ 3 (ba) người trở lên so với số người được phép chở (một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi), trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội. 5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; b) Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ; c) Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt hoặc điều khiển xe chuyển hướng đột ngột ngay trước đầu xe khác; d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng hoặc sử dụng đèn chiếu xa; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ. 6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Dùng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; b) Sử dụng xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên trái quy định; c) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông; d) Khi xảy ra tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; đ) Sử dụng chất ma túy. 7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; b) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, xe chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; c) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; đứng trên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; d) Điều khiển xe thành nhóm từ 2 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định. 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khoản 7 Điều này mà không chấp hành lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn. 9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và các biện pháp sau đây: a) Vi phạm điểm đ khoản 3 Điều này bị tịch thu cờ, còi đèn trái quy định; b) Vi phạm điểm g khoản 2, khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày; c) Vi phạm điểm a khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày; d) Vi phạm điểm c, điểm d khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 (chín mươi) ngày; tái phạm khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe. Vi phạm một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 (chín mươi) ngày: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 2; điểm a, điểm c, điểm e, điểm i khoản 3; điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; đ) Vi phạm điểm đ khoản 6, khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn. Vi phạm một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 2; điểm a, điểm c, điểm e, điểm i khoản 3; điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm c khoản 6. Câu 7 : Theo Luật Đường bộ Điều 36. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông 1. Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm: a) Dừng ngay xe lại; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người lái xe cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc trường hợp vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an. 2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn phải có trách nhiệm: a) Bảo vệ hiện trường; b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; c) Báo tin ngay cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn; đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan công an.