Thủ tục thành lập Ban quản lý Dự án?

Công ty tôi là Công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 51% VĐL Chúng tôi đang thực hiện 1 Dự án đầu tư và đã quyết định thành lập Ban quản lý Dự án trực thuộc Công ty. Dự kiến Ban quản lý Dự án sẽ có con dấu riêng, trụ sở riêng, tài khoản riêng để thực hiện một số thủ tục thanh quyết toán, giao khoán với các đơn vị thi công trực thuộc Công ty. Xin hỏi thủ tục thành lập Ban quản lý Dự án thực hiện như thế nào? Ban quản lý Dự án của Công ty tôi có được cấp giấy đăng ký kinh doanh Không và hoạt động dưới hình thức nào: (Chi nhánh hay hình thức Công ty con của Công ty cổ phần?) Xin trân trọng cảm ơn!
Con Nan
Con Nan
Trả lời 14 năm trước
Chào bạn! Theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính Phủ ban hành và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì: Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: - Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực; - Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền. Như vậy, đối với trường hợp công ty bạn, BQL DA là một đơn vị phụ thuộc hoạt động dưới tư cách pháp nhân của công ty (tức chủ đầu tư) thực hiện các công việc theo sự ủy quyền của chủ đầu tư. Nếu Cty muốn BQL DA có con dấu, trụ sở riêng và tài khoản riêng thì thành lập theo hình thức chi nhánh của công ty. Nhưng nên lưu ý rằng ngành nghề của chi nhánh tương ứng với ngành nghề của công ty và và đơn vị hạch toán phụ thuộc. Thân mến!
Trần Thị Thà
Trần Thị Thà
Trả lời 14 năm trước
Kể từ 02/4/2009 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ . Về các hình thức quản lý dự án ĐTXDCT thì cơ bản ko khác là mấy (như bạn đã trả lời ở trên í), còn đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư [u]dưới 7 tỷ đồng[/u] thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. Thủ tục để thành lập BQL : Căn cứ vào QĐ phê duyệt DA, chủ đầu tư ra QĐ thành lập Ban QLDA gồm Điều 1: các thành viên (trong đó phải ghi rõ chức danh kế toán trưởng, nếu ko thì phải có QĐ bổ nhiệm); Điều 2: chức năng nhiệm vụ của BQL theo điều 34, mục 4 của NĐ 12 (BQL có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng......nói cụ thể việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho BQL); Điều 3: QĐ có hiệu lực từ ngày ký và có giá trị trong quá trình thực hiện DA. BQL ko cần ĐKKD, hoạt động với tư cách là cơ quan giúp việc cho chủ đầu tư và tự giải thể khi kết thúc DA Túm lại bạn cần phải tham khảo và ngâm cứu các tài liệu về lĩnh vực ĐTXD nhiều[:D] Ngoài ra phải XD quy chế của BQL. Tạm thế đã, mai nhớ ra gì nữa thì nói tiếp nhé .
Tống Xuân Trường
Tống Xuân Trường
Trả lời 10 năm trước

Cho mình hỏi thêm. Nếu dự án có tổng mức lớn hơn 7 tỷ mà không thành lập BQLDA thì bị sai luật, bị xử lý như thế nào?. Đơn vị nào xử lý? Văn bản nào hướng dẫn hình thức xử lý?