Kinh nghiệm mở quán cafe?

Mình đang có ý định mở 1 quán cafe, dành cho sinh viên và học sinh, nhưng chưa có kinh nghiệm và cũng biết nên cần làm những gì ? Mong mọi người góp ý giúp mình !

Chita
Chita
Trả lời 12 năm trước

Trước tiên phải xác định nhắm đến đối tượng nào để moi tiền đã vì thông thường mỗi người thường có gu ngồi quán riêng, mỗi loại khách ngồi 1 loại quán khác nhau. Xác định được đối tượng phục vụ rồi thì mới tính tiếp được là sẽ phục vụ cái gì cho họ, lẽ dĩ nhiên là vì nhu cầu của họ khác nhau.
Đối với mình khi đến 1 quán café thì ấn tượng để lại cho mình thường theo thứ tự thế này:
* 1.Không khí của quán
( Vào quán đầu tiên mình cảm nhận đây là quán nhẹ nhàng lãng mạn hay sôi động. Khó tin nhưng ko khí của quán thường là do khách đến quán mang lại, chủ quán có thể chủ động tạo và điều chỉnh theo ý mình bằng cách chọn nhạc hoặc thiết kế nội ngoại thất...Bạn ko thể bán cafe bóng đá mà lại bật nhạc Jazz đúng ko?)
2.Nội thất, ngoại thất nói chung là kiến trúc
( Cây cối, tranh, tường, đèn, ghế, bàn….tất cả sắp xếp hợp lí đều tạo ấn tượng để mình quay lại lần sau. Ghế ngồi có thoải mái ko....lung tung. Địa thế có vai trò quan trọng ở đây vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến Kiến trúc, quán nằm ngoài mặt đường hay trong ngõ tất nhiên khác nhau rất nhiều về thiết kế kiến trúc. Ở đây xin phép ko đề cập đến vấn đề kinh tế chứ với 200triệu thì khó yêu cầu cao về khoản này lắm)
VD: Hè vừa rồi về VN lên ILU 1 lần thấy bàn ghế ngoài sân thượng to quá, tốn diện tích ( mình muốn ngồi ngoài mà ko có chỗ) cảm giác không thoải mái vì tỉ lệ giữa bộ bàn ghế và cái sân. Mặt sân quá bé so với bộ bàn ghế đấy, ghế lại to so với tầm vóc người Việt mình...( hôm đấy thấy kê 2 hàng 2bên, lối đi ở giữa ko biết giờ có thay đổi gi ko)
3.Phục vụ
( Thái độ của NV là bộ mặt của quán, mình có thể vì ghét em phục vụ mà bỏ quán đi ko quay trở lại, cái này chẳng liên quan xinh xấu mà là thái độ. Ghét nhất đi quán nào mà gọi đồ uống cứ như đi xin nó, mang đồ ra cho khách mà mặt lạnh te
4.Đồ ăn, đồ uống...
( Có thể nói là đại đa số người HN đi ăn, uống mà ko biết ngon thực hay đi theo xu thế chung, thấy người ta bảo ngon cũng đi. Khách uống café ngon thì ít vào quán của em lắm, ngồi vỉa hè sướng hơn nhiều. Thế nên café hay đồ ăn ko cần ngon lắm đâu, quan trọng là phải sạch. Sinh tố thì bày biện cho bắt mắt...)
Đây là 1 vài ý kiến riêng của mình, hy vọng giúp bạn được phần nào
Kinh Nghiệm đầu Tư:
Thứ nhất:
Bạn cần phải lập một bảng tính toán về chi phí.
Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền mua sắm trang thiết bị, phí đăng kí kinh doanh, tranh trí, biển bảng, chi phí cho marketing, quảng cáo, chi phí nguyên liệu trong thời gian đầu, chi phí đột xuất
Thứ hai:
Chi phí hàng tháng: tiền thuê nhân công, điện, nước, thuế, các khoản phải đóng góp khác, quảng cáo, v.v...
Thứ ba: vốn lưu động > chi phí hàng tháng
Vốn dự phòng rủi ro: xác định cửa hàng bạn có thể tồn tại trong bao lâu.
Thứ tư: dự kiến doanh thu
Xác định lượng khách trung bình một ngày, giá cả trung bình một sản phẩm hay lượng tiền khách hàng sẽ tiêu khi vào cửa hàng. Có thể lập bảng dự kiến riêng cho tuần để sát thực bởi lượng khách cuối tuần thường đông hơn, ngoài ra nhớ chú ý giờ cao điểm bán hàng. Từ đó xác định được doanh thu theo tháng rồi trừ đi chi phí cố định trừ tiếp tiền tái đầu tư cho nguyên liệu bạn còn lợi nhuận.
thứ năm:
Lập tiếp bảng cân đối lợi nhuận và vốn lưu động để xác định được điểm hòa vốn, điểm thu lợi nhuận của cửa hàng. Điểm hòa vốn đồng nghĩa với thời gian thu hồi vốn.
Nên nhớ đây chỉ là dự kiến nên bạn có thể lập nhiều bảng và so sánh với số vốn có thể huy động để xác định quy mô của cửa hàng.
Huy động vốn thì có nhiều phương thức khác nhau: như vay, hợp tác, mỗi phương thức có những ưu nhược điểm riêng tùy bạn lựa cọn và cân nhắc phương thức nào hợp lí và khả quan nhất đối với bản thân.
Thứ 6:
- lập kế hoạch kinh doanh.
Việc này phức tạp và nhiều vấn đề tuy nhiên nếu mô hình của bạn nhỏ thì có thể chỉ cần tập trung vào một số vấn đề chính
Mở quán cafe không thành vấn đề nhưng vấn đề là mở ra để làm gì, mọi khó khăn thuận lợi khi mở như thế nào: cần khảo sát kĩ càng số liệu về đối tượng khách hàng khu vực định mở, số lượng các đối thủ cạnh tranh cùng ngành là các quán cafe và quán giải khát, năng lực của các quán và lưu lượng khách của từng quán....nếu đã có đủ số liệu sẽ kết luận có tiềm năng để làm hay không, nếu làm thì đầu tư vốn ở mức độ nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ đi trước. Các kế hoạch marketing và chiến lược kinh doanh, cuối cùng mới tính đến phong cách quán, điều này tất yếu là phải tốt rồi. Có nhiều phong cách lựa chọn tuy theo đối tượng khách hàng: lịch sự, sang trọng chuyên nghiệp hay ấm cúng, dân dã, phong cách lạ....
Sau khi lập bản kế hoạch kinh doanh giải quyết được tất cả các khâu đề ra thì bắt đầu tiến hành.
Bước 7 triển khai kế hoạch.
Kinh Doanh Cafe
Có ông anh cũng làm quán đựoc 1 năm ! có chút ý kiến sau :D làm quán cafe như làm dâu trăm họ :D
! nên xác định họ nào mình nên quan tâm ! còn lại họ khác vứt đi :D
xác định phong cách riêng cũa quán mình !
dành cho ai ? !
độ tuổi nào !
sở thích thế nào !!
cứ thế mà đánh vào !
khu dân cư gần nơi đó tình hình ăn chơi thế nào :D dân lao động hay dân mới trúng đất :D hihi
khi xác định đuợc phong cách và khách hàng chũ đạo cũa quán thì bắt tay vào thiết kế quán theo suy nghỉ đó :D
trứoc khi làm việc đó thì nên chọn và thuê mặt bằng cho kỷ :D
nó chiếm 30% thắng hay thua :D
! hợp đồng thì nên chú ý kỷ cái giá !
tốt nhất nếu muốn làm lâu ! có vốn đầu tư cao thì ký cho 5 năm ! cho chắc !
nếu làm ăn mà xui rủi ko may ! thì có mặt bằng tốt có thể chuyên sang thứ khác !
hoặc cùng đừong cho thuê lại với giá cao :D vẩn gỡ gạt xíu :D
quan hệ thì cứ như :D anh em ! với mấy anh CA phừong :D
y như quán của ông anh dứoi bình chánh ! trứoc cai` quán ổng là chốt dân phòng :D
ĐỐ thằng nào dám vào quậy :D hihi có thể thuê thêm bảo vệ !
tạo mối quan hệ tốt với khu dân cư bà con xung quanh !
......... ít bửa bít gì vít típ ! :D
Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu. Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo. Ấm áp không phải khi bạn nói “ấm quá”, mà là khi có người thì thầm với bạn: “Có lạnh không?”. Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa, mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn. Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy. Chúc mọi người tôi quen, đều ấm áp! mùa đông đã tới !
11 LOI KHUYEN TU BAC SY: 1- Nghe điện thoại bằng tai trái. 2- Không uống café 2 lần/ngày 3- Ko uống thuốc bằng nước lạnh 4- Ko ăn no sau 5h chiều 5- Giảm lượng thức ăn có dầu trong khẩu fần ăn. 6- Không nên để sạc di động ở gần mình. 7- Uống nhiều nước vào buổi sáng, ít hơn vào buổi tối 8- Không nghe tai nghe liên tục trong 1 thời gian 9- Thời gian ngủ tốt nhất là từ 10 h tối đến 6h sáng 10- Không nên nằm ngủ ngay sau khi uống thuốc 11- Khi vạch pin của điện thoại ở nấc cuối cùng, không nên trả lời điện thoại vì lúc này bức xạ của điện thoại là 1000 lần. Hãy gửi tin nhắn này cho những người mà biet

Trước tiên phải xác định nhắm đến đối tượng nào để moi tiền đã vì thông thường mỗi người thường có gu ngồi quán riêng, mỗi loại khách ngồi 1 loại quán khác nhau. Xác định được đối tượng phục vụ rồi thì mới tính tiếp được là sẽ phục vụ cái gì cho họ, lẽ dĩ nhiên là vì nhu cầu của họ khác nhau.
Đối với mình khi đến 1 quán café thì ấn tượng để lại cho mình thường theo thứ tự thế này:
* 1.Không khí của quán
( Vào quán đầu tiên mình cảm nhận đây là quán nhẹ nhàng lãng mạn hay sôi động. Khó tin nhưng ko khí của quán thường là do khách đến quán mang lại, chủ quán có thể chủ động tạo và điều chỉnh theo ý mình bằng cách chọn nhạc hoặc thiết kế nội ngoại thất...Bạn ko thể bán cafe bóng đá mà lại bật nhạc Jazz đúng ko?)
2.Nội thất, ngoại thất nói chung là kiến trúc
( Cây cối, tranh, tường, đèn, ghế, bàn….tất cả sắp xếp hợp lí đều tạo ấn tượng để mình quay lại lần sau. Ghế ngồi có thoải mái ko....lung tung. Địa thế có vai trò quan trọng ở đây vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến Kiến trúc, quán nằm ngoài mặt đường hay trong ngõ tất nhiên khác nhau rất nhiều về thiết kế kiến trúc. Ở đây xin phép ko đề cập đến vấn đề kinh tế chứ với 200triệu thì khó yêu cầu cao về khoản này lắm)
VD: Hè vừa rồi về VN lên ILU 1 lần thấy bàn ghế ngoài sân thượng to quá, tốn diện tích ( mình muốn ngồi ngoài mà ko có chỗ) cảm giác không thoải mái vì tỉ lệ giữa bộ bàn ghế và cái sân. Mặt sân quá bé so với bộ bàn ghế đấy, ghế lại to so với tầm vóc người Việt mình...( hôm đấy thấy kê 2 hàng 2bên, lối đi ở giữa ko biết giờ có thay đổi gi ko)
3.Phục vụ
( Thái độ của NV là bộ mặt của quán, mình có thể vì ghét em phục vụ mà bỏ quán đi ko quay trở lại, cái này chẳng liên quan xinh xấu mà là thái độ. Ghét nhất đi quán nào mà gọi đồ uống cứ như đi xin nó, mang đồ ra cho khách mà mặt lạnh te
4.Đồ ăn, đồ uống...
( Có thể nói là đại đa số người HN đi ăn, uống mà ko biết ngon thực hay đi theo xu thế chung, thấy người ta bảo ngon cũng đi. Khách uống café ngon thì ít vào quán của em lắm, ngồi vỉa hè sướng hơn nhiều. Thế nên café hay đồ ăn ko cần ngon lắm đâu, quan trọng là phải sạch. Sinh tố thì bày biện cho bắt mắt...)

Đây là 1 vài ý kiến riêng của mình, hy vọng giúp bạn được phần nào
Kinh Nghiệm đầu Tư:
Thứ nhất:
Bạn cần phải lập một bảng tính toán về chi phí.
Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền mua sắm trang thiết bị, phí đăng kí kinh doanh, tranh trí, biển bảng, chi phí cho marketing, quảng cáo, chi phí nguyên liệu trong thời gian đầu, chi phí đột xuất

Thứ hai:
Chi phí hàng tháng: tiền thuê nhân công, điện, nước, thuế, các khoản phải đóng góp khác, quảng cáo, v.v...

Thứ ba: vốn lưu động > chi phí hàng tháng
Vốn dự phòng rủi ro: xác định cửa hàng bạn có thể tồn tại trong bao lâu.

Thứ tư: dự kiến doanh thu
Xác định lượng khách trung bình một ngày, giá cả trung bình một sản phẩm hay lượng tiền khách hàng sẽ tiêu khi vào cửa hàng. Có thể lập bảng dự kiến riêng cho tuần để sát thực bởi lượng khách cuối tuần thường đông hơn, ngoài ra nhớ chú ý giờ cao điểm bán hàng. Từ đó xác định được doanh thu theo tháng rồi trừ đi chi phí cố định trừ tiếp tiền tái đầu tư cho nguyên liệu bạn còn lợi nhuận.

thứ năm:
Lập tiếp bảng cân đối lợi nhuận và vốn lưu động để xác định được điểm hòa vốn, điểm thu lợi nhuận của cửa hàng. Điểm hòa vốn đồng nghĩa với thời gian thu hồi vốn.


Nên nhớ đây chỉ là dự kiến nên bạn có thể lập nhiều bảng và so sánh với số vốn có thể huy động để xác định quy mô của cửa hàng.

Huy động vốn thì có nhiều phương thức khác nhau: như vay, hợp tác, mỗi phương thức có những ưu nhược điểm riêng tùy bạn lựa cọn và cân nhắc phương thức nào hợp lí và khả quan nhất đối với bản thân.

Thứ 6:
-lập kế hoạch kinh doanh.
Việc này phức tạp và nhiều vấn đề tuy nhiên nếu mô hình của bạn nhỏ thì có thể chỉ cần tập trung vào một số vấn đề chính
Mở quán cafe không thành vấn đề nhưng vấn đề là mở ra để làm gì, mọi khó khăn thuận lợi khi mở như thế nào: cần khảo sát kĩ càng số liệu về đối tượng khách hàng khu vực định mở, số lượng các đối thủ cạnh tranh cùng ngành là các quán cafe và quán giải khát, năng lực của các quán và lưu lượng khách của từng quán....nếu đã có đủ số liệu sẽ kết luận có tiềm năng để làm hay không, nếu làm thì đầu tư vốn ở mức độ nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ đi trước. Các kế hoạch marketing và chiến lược kinh doanh, cuối cùng mới tính đến phong cách quán, điều này tất yếu là phải tốt rồi. Có nhiều phong cách lựa chọn tuy theo đối tượng khách hàng: lịch sự, sang trọng chuyên nghiệp hay ấm cúng, dân dã, phong cách lạ....
Sau khi lập bản kế hoạch kinh doanh giải quyết được tất cả các khâu đề ra thì bắt đầu tiến hành.

Bước 7 triển khai kế hoạch.
Kinh Doanh Cafe
Có ông anh cũng làm quán đựoc 1 năm ! có chút ý kiến sau :D làm quán cafe như làm dâu trăm họ :D
! nên xác định họ nào mình nên quan tâm ! còn lại họ khác vứt đi :D
xác định phong cách riêng cũa quán mình !
dành cho ai ? !
độ tuổi nào !
sở thích thế nào !!
cứ thế mà đánh vào !
khu dân cư gần nơi đó tình hình ăn chơi thế nào :D dân lao động hay dân mới trúng đất :D hihi
khi xác định đuợc phong cách và khách hàng chũ đạo cũa quán thì bắt tay vào thiết kế quán theo suy nghỉ đó :D

trứoc khi làm việc đó thì nên chọn và thuê mặt bằng cho kỷ :D
nó chiếm 30% thắng hay thua :D
! hợp đồng thì nên chú ý kỷ cái giá !
tốt nhất nếu muốn làm lâu ! có vốn đầu tư cao thì ký cho 5 năm ! cho chắc !
nếu làm ăn mà xui rủi ko may ! thì có mặt bằng tốt có thể chuyên sang thứ khác !
hoặc cùng đừong cho thuê lại với giá cao :D vẩn gỡ gạt xíu :D

quan hệ thì cứ như :D anh em ! với mấy anh CA phừong :D
y như quán của ông anh dứoi bình chánh ! trứoc cai` quán ổng là chốt dân phòng :D
ĐỐ thằng nào dám vào quậy :D hihi có thể thuê thêm bảo vệ !
tạo mối quan hệ tốt với khu dân cư bà con xung quanh !
......... ít bửa bít gì vít típ ! :D
Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu. Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo. Ấm áp không phải khi bạn nói “ấm quá”, mà là khi có người thì thầm với bạn: “Có lạnh không?”. Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa, mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn. Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy. Chúc mọi người tôi quen, đều ấm áp! mùa đông đã tới !
11 LOI KHUYEN TU BAC SY: 1- Nghe điện thoại bằng tai trái. 2- Không uống café 2 lần/ngày 3- Ko uống thuốc bằng nước lạnh 4- Ko ăn no sau 5h chiều 5- Giảm lượng thức ăn có dầu trong khẩu fần ăn. 6- Không nên để sạc di động ở gần mình. 7- Uống nhiều nước vào buổi sáng, ít hơn vào buổi tối 8- Không nghe tai nghe liên tục trong 1 thời gian 9- Thời gian ngủ tốt nhất là từ 10 h tối đến 6h sáng 10- Không nên nằm ngủ ngay sau khi uống thuốc 11- Khi vạch pin của điện thoại ở nấc cuối cùng, không nên trả lời điện thoại vì lúc này bức xạ của điện thoại là 1000 lần. Hãy gửi tin nhắn này cho những người mà biet

Pham dinh nghia
Pham dinh nghia
Trả lời 11 năm trước

Mình xin chia sẻ một bài về kinh nghiệm mở quán cafe:

Khắp các nẻo đường, thành phố lớn nhỏ, đâu đâu cũng thấy không ít thì cũng vài dăm ba quán cafe mọc lên khắp nơi! Thế nhưng việc kinh doanh lĩnh vực này không phải là điều dễ làm như mọi người vẫn tưởng. Hôm nay, Braty xin chia sẻ một vài kinh nghiệm cho các bạn có ý định tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Mong rằng các bạn tìm thấy được nhiều thông tin bổ ích cho mình và hạn chế những rủi ro không đáng có khi bắt đầu kinh doanh café.

Kinh nghiệm mở quán cafe

1. Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán cafe

Việc có ý tưởng và phong cách của quán là rất quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định nguồn khách hàng mà quán hướng tới. Do vậy, các bạn nên hình thành cho mình ý tưởng và phong cách riêng của quán hoặc từ đối tượng khách hàng hướng tới thì đưa ra được ý tưởng. Braty phân loại các loại quán cafe như sau:

Cafe công sở: Nơi quán được bày biện lịch sự để dành những nhân viên văn phòng thưởng thức ly cafe vào buổi sáng hay buổi trưa sau khi ăn xong hoặc có thể là nơi gặp gỡ khách hàng. Quán thường có wifi tiện cho mọi người có thể truy cập internet.

Cafe bóng đá: Vào mỗi mùa bóng đá hay các dịp cuối tuần khi mà diễn ra các trận đấu ở các giải bóng đá hàng đầu thế giới như ngoại hạng anh hay Laliga thì các quán cafe bóng đá là nơi tập trung những người yêu môn thể thao vua này. Họ tụ tập nhau lại để thưởng thức những trận cầu bắt mắt và được bình luận về mọi thứ xung quanh bóng đá. Quán thường phải có màn hình LCD trên 40 inchs.

Cafe cá tính: mang những nét tính cách độc đáo, để khi bước vào là thoát khỏi không gian bên ngoài, khách phải ngạc nhiên và nhớ về một không gian lạ.

Cafe vườn: khung cảnh tự nhiên thoáng mát, riêng tư cho các đôi tâm sự.

Cafe bình dân: phục vụ đại trà cho người lao động, bạn bè thân thiết và là chỗ mà mọi người đến rồi đi rất nhanh.

Cafe thưởng thức: là nơi chỉ dành để thưởng thức cà phê, dành cho những người “sành miệng”.

Cafe ca nhạc, thời trang: nơi mọi người đến đó thưởng thức đồ uống và nghe nhạc.

Sau khi đã có ý tưởng mở quán theo phong cách nào bạn nên chú ý đến nguồn vốn hiện tại bạn có hay mặt bằng đặt quán bạn có thể thuê… rồi quyết định ý tưởng và phong cách của quán.

2. Thuê mặt bằng

Mặt bằng luôn là yếu tố tiên quyết cho việc thành công của quán café. Khi có ý tưởng và phong cách của quán, các bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán sao cho phù hợp.

Ví dụ: Café dành cho công sở thì địa điểm đặt phải ở gần các cơ quan, công ty và các trung tâm nơi mà các nhân viên văn phòng thường đi qua hay là nơi dễ dàng để gặp gỡ khách hàng.

Nếu bạn có nhà để mở quán thì yên tâm, nhưng nếu bạn phải đi thuê thì cần chú ý là thời gian thuê phải dài để có thời gian thu hút khách và kiếm đủ tiền để hoàn vốn đầu tư.

3. Thiết kế nội thất

Bạn cũng nên dành nhiều thời gian để đưa ra cách thiết kế nội thất quán sao cho phù hợp với diện tích và phong cách của quán. Bạn cần tìm công ty thiết kế nội thất và nói cho họ biết ý tưởng và phong cách, việc còn lại là của họ, với chuyên môn kỹ thuật họ sẽ nhanh chóng đưa cho bạn mẫu thiết kế phù hợp.

Ngoài ra nếu bạn chưa có ý tưởng gì thì Braty sẽ tư vấn miễn phí cho bạn về phong cách và giải pháp thiết kế nội thất. Hãy call cho chúng tôi theo thông tin liên hệ tại:http://braty.info/lien-he/

Thiết kế nội thất quán cafe

4. Trang trí

Để làm nổi bật phong cách cũng như nội thất của bạn, tạo một không gian đẹp phù hợp với ý tưởng ban đầu, bạn nên chú ý trang trí quán sao cho phù hợp. Bạn có thể dùng các bức tranh vẽ, giấy dán tường, vẽ tranh tường hay dùng những tác phẩm nghệ thuật để trang trí.

Vẽ tranh tường đang là một xu hướng mới cho các quán café hiện nay. Bạn có thể lựa chọn cho mình những market tranh tường cho quán cafe khác nhau sao cho phù hợp với ý thích và phong cách của bạn. Braty xin vui lòng được phục vụ bạn khi bạn có nhu cầu vẽ tranh tường.

5. Dụng cụ pha chế và cốc chén

Dụng cụ pha chế cho quán cafe khá đơn giản: cốc, chén, phin, thìa… bạn nên chuẩn bị trước khoảng một tuần trước khi khai trương cửa hàng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cốc, chén đựng đồ uống với mẫu mã đa dạng nhiều chủng loại. Bạn có thể đến các cơ sở đặt riêng các mẫu thiết kế dụng cụ cho mình, có thể đưa logo hay thương hiệu lên các dụng cụ đó.

Kinh nghiệm mở quán cafe p2 – Cách pha cafe ngon

hao
hao
Trả lời 10 năm trước
Để có được câu trả lời cho chính bản thân mỗi người thì phải trả lời được những câu sau:


Mức đầu tư tối thiểu là bao nhiêu?

Mức thuế khoán phải đóng

Lợi nhuận kỳ vọng?

Số lượng nhân viên?

Kỹ thuật pha chế?

Ai quán lý trực tiếp và kiểm soát thu chi?



Thứ nhất: bạn cần phải lập một bảng tính toán về chi phí.

Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền mua sắm trang thiết bị, phí đăng kí kinh doanh, tranh trí, biển bảng, chi phí cho marketing, quảng cáo, chi phí nguyên liệu trong thời gian đầu, chi phí đột xuất


Thứ hai:

chi phí hàng tháng: tiền thuê nhân công, điện, nước, thuế, các khoản phải đóng góp khác, quảng cáo, v.v...


Thứ ba: vốn lưu động > chi phí hàng tháng

Vốn dự phòng rủi ro: xác định cửa hàng bạn có thể tồn tại trong bao lâu.


Thứ tư: dự kiến doanh thu

Xác định lượng khách trung bình một ngày, giá cả trung bình một sản phẩm hay lượng tiền khách hàng sẽ tiêu khi vào cửa hàng. Có thể lập bảng dự kiến riêng cho tuần để sát thực bởi lượng khách cuối tuần thường đông hơn, ngoài ra nhớ chú ý giờ cao điểm bán hàng. Từ đó xác định được doanh thu theo tháng rồi trừ đi chi phí cố định trừ tiếp tiền tái đầu tư cho nguyên liệu bạn còn lợi nhuận.


Thứ năm:

Lập tiếp bảng cân đối lợi nhuận và vốn lưu động để xác định được điểm hòa vốn, điểm thu lợi nhuận của cửa hàng. Điểm hòa vốn đồng nghĩa với thời gian thu hồi vốn.



Nên nhớ đây chỉ là dự kiến nên bạn có thể lập nhiều bảng và so sánh với số vốn có thể huy động để xác định quy mô của cửa hàng.


Huy động vốn thì có nhiều phương thức khác nhau: như vay, hợp tác, mỗi phương thức có những ưu nhược điểm riêng tùy bạn lựa cọn và cân nhắc phương thức nào hợp lí và khả quan nhất đối với bản thân.


Thứ sáu: lập kế hoạch kinh doanh.

Việc này phức tạp và nhiều vấn đề tuy nhiên nếu mô hình của bạn nhỏ thì có thể chỉ cần tập trung vào một số vấn đề chính

Mở quán cafe không thành vấn đề nhưng vấn đề là mở ra để làm gì, mọi khó khăn thuận lợi khi mở như thế nào: cần khảo sát kĩ càng số liệu về đối tượng khách hàng khu vực định mở, số lượng các đối thủ cạnh tranh cùng ngành là các quán cafe và quán giải khát, năng lực của các quán và lưu lượng khách của từng quán....nếu đã có đủ số liệu sẽ kết luận có tiềm năng để làm hay không, nếu làm thì đầu tư vốn ở mức độ nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ đi trước. Các kế hoạch marketing và chiến lược kinh doanh, cuối cùng mới tính đến phong cách quán, điều này tất yếu là phải tốt rồi. Có nhiều phong cách lựa chọn tuy theo đối tượng khách hàng: lịch sự, sang trọng chuyên nghiệp hay ấm cúng, dân dã, phong cách lạ....

Sau khi lập bản kế hoạch kinh doanh giải quyết được tất cả các khâu đề ra thì bắt đầu tiến hành.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Chia sẻ với anh em hướng đi và những thứ cần phải chuẩn bị khi mở một quán cafe nhỏ. Hy vọng những kinh nghiệm này giúp ACE khi bắt đầu khi kinh doanh cafe sân vườn hoặc bình dân hay sách sẽ có được kết quả như ý (mình không đề cập đến mấy quán cóc). Chúc anh em khởi nghiệp thành công!

Đối với một quán café thì tiêu chí Đẹp không phải là quan trọng nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Quan trọng nhất phải là cảm giác của thực khách sẽ như thế nào khi ngồi trong quán của bạn. Họ có cảm thấy thoải mái, dễ chịu hay không? Họ có cảm thấy đó là nơi dành cho họ hay không mới là những điều quan trọng nhất. Điều đó giải thích vì sao có những quán café rất sang trọng nhưng vẫn vắng khách trong khi có rất nhiều quán khác rất đơn giản, bình thường nhưng lại luôn có lượng khách rất đông.

1. Chọn vị trí: Việc chọn vị trí để mở quán là điều quan trọng đầu tiên mà bạn phải quyết định, có khi sự thành bại của bạn lại nằm hoàn toàn trong vấn đề này. Bạn cần phải đánh giá kỹ càng về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực mà bạn chọn để mở quán, từ đó có thể quyết định có mở quán hay không và mở quán theo phong cách gì cho phù hợp. Cần tham khảo ý kiến của nhiều người, nhất là những người có kinh nghiệm. Những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này ngoài những hiểu biết cần thiết, họ còn ít nhiều có trực giác (hay cảm tính) đáng tin cậy hơn khi chọn lựa địa điểm kinh doanh.

2. Chọn phong cách: Khi bạn đã quyết định mở quán café, nhà hàng ở một vị trí nào đó, nghĩa là bạn đã đánh giá được khả năng thành công. Hãy dựa vào các dữ liệu có được về tình hình dân cư, giao thông, địa thế…mà bạn thu thập được trước đó. Cộng thêm một vài yếu tố về vốn, sở thích của bạn để xác định rõ phong cách của quán mà bạn sẽ mở. Xác định được phong cách là điều rất quan trọng, nó giúp bạn tránh đi sự lan man trong việc thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế, định hướng cụ thể hơn những gì mà bạn sẽ làm, cũng như cần phải đầu tư bao nhiêu, như thế nào.

Hiệu quả kinh doanh là quan trọng nhất. Trừ khi bạn muốn tạo ra một không gian độc đáo theo ý thích để chia sẻ niềm đam mê nào đó với một lượng nhỏ thực khách có ý thích như bạn mà không cần quan tâm đến vấn đề tài chính, thì bạn nên đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu. Bạn không nên cứ bị cuốn vào suy nghĩ phải làm một cái gì đó thật sự mới lạ, độc đáo nếu như bạn không chắc rằng nó phù hợp và hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần là tìm một phương án phù hợp nhất với lượng khách tiềm năng mà bạn nhắm đến cũng như số vốn à bạn có thể bỏ ra. Điều đó sẽ tránh cho bạn những lãng phí không cần thiết mà vẫn đạt được lượng khách như mong muốn.

3. Chú trọng hơn đến thiết kế: Khâu thiết kế là cực kỳ quan trọng vì nó quyết định hình dáng, tính thẩm mỹ và cả phần “hồn” của quán và từ đó quyết định tính hiệu quả trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng chỉ có những quán café lớn, sang trọng với vốn đầu tư nhiều mới cần đến thiết kế. Ngay cả khi quán của bạn chỉ có chi phí đầu tư vài chục triệu thì bạn cũng nên suy nghĩ nghiêm túc đến vấn đề này.

Chi phí tư vấn - thiết kế thật ra không nhiều so với vốn đầu tư cho cả quán nhưng nó lại quyết định đến thành công của bạn, vì thế bạn nên mạnh dạn nhờ đến những chuyên gia thiết kế, những công ty thiết kế - trang trí nội ngoại thất, không chỉ để quán café của bạn đẹp hơn, hài hòa hơn mà quan trọng nhất là hiệu quả hơn về phương diện kinh doanh.
Sắp đặt vài bộ bàn ghế, chưng một chậu cây, chọn màu sơn là những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng qua con mắt và kinh nghiệm của những chuyên gia, Kiến trúc sư, họ sẽ biết cách làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thực khách đến quán, sự hài lòng và quay trở lại của họ.