Phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"?

Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Cho em cảm ơn nhiều!
Trả lời 15 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]cogaidentuhomqua[/b] Năm 1996 Uỷ ban quốc tế vế Giáo dục cho Thế kỷ XXI do Jaccque Delor làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho Thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột: 1. Học để biết; 2. Học để làm; 3. Học để tự khẳng định mình; 4. Học để cùng chung sống, Bạn thử phân tích từng ý nhỏ 1 nhé! Ở đây mình chỉ phân tích giúp phần Học để cùng chung sống thôi nhé! Trong đó Học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hoà bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hoá và tinh thần của nhau. Học để cùng chung sống là một chương trình gồm nhiều lĩnh vực với các mục tiêu khác nhau, bao gồm việc truyền thụ cho cá nhân, từ lúc còn thơ ấu cũng như suốt cả cuộc đời, những giá trị về: - việc không sử dụng bạo lực, - thương lượng hoà bình, - tôn trọng và chấp nhận đa dạng, - về khoan dung, - dân chủ, - đoàn kết và công lý. Học để cùng chung sống cũng nhằm trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, giá trị và thái độ cần thiết cho cuộc sống nghề nghiệp để vào đời, làm cho họ có được nhận thức về: - sự khác biệt và đa dạng cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc trên thế giới; - tăng cường giá trị đạo đức và tính cam kết, làm cho tình đoàn kết trở thành phương tiện chống sự kỳ thị và xung đột… Tất cả những khía cạnh này là cần thiết cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và văn hoá ở các nước giàu cũng như ccá nước nghèo. Mục đích cuối cùng của Học để cùng chung sống vì hoà bình, quyền con người, dân chủ và phát triển bền vững là: - xây dựng trong mỗi cá nhân ý thức về các giá trị; - hình thành thái độ ứng xử; - phát triển khả năng đánh giá và đương đầu với những thách thức; - tăng cường tính thích nghi, tinh thần tự chủ và sống có trách nhiệm; - chấp nhận sự khác biệt và đa dạng giữa các nền văn hoá và văn minh; - tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên; - bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên… ..........................[/quote]
dang van huong
dang van huong
Trả lời 14 năm trước
tra loi gjup em
le quoc
le quoc
Trả lời 13 năm trước

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này
UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định mình ".
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích
rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận
dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của
mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã
dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp
nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc
học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã
hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập
cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học
lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là
thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết
nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm
tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường
lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm
trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là
những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên
nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa
kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành
được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ
hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết
gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều
giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá
trình. Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để
chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập
giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt
hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước
những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức
tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc
sống.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh
viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập
như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô.
Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi
lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ
dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản
thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan
trọng.
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng
học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô
tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp
con người!

dotohieu
dotohieu
Trả lời 12 năm trước

cảm ơn rât nhjều