Bác sĩ cho em hỏi bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có thể chữa khỏi không ?

Bác sĩ cho em hỏi bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có thể chữa khỏi không ? có phải viêm gan mạn tính là giai đoạn thứ ba của của một quá trình bị viêm không thưa Bác sĩ , nếu như viêm mạn tính không được chữa khỏi , có phải sẽ chuyển tiếp giai đoạn sơ gan rồi ung thư gan không thưa bác sĩ ? và nếu như viêm mạn tính được chữa khỏi thì có phải nó sẽ quay lùi về viêm cấp không thưa các bạn ? em rất thắc mắc xin Bác sĩ tư vấn giúp . Xin chân thành cám ơn
hoanghuy
hoanghuy
Trả lời 15 năm trước
Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Mục tiêu điều trị đối với viêm gan B mạn tính là làm giảm mức tải virút trong máu bệnh nhân. Theo hướng dẫn mới của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) được công bố tại hội nghị APASL 2007 ở châu Á, mục tiêu cơ bản của điều trị là đạt được sự ức chế duy trì đối với sự sao chép của virút viêm gan B và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan. Đối với một số người nhiễm mạn tính (khoảng 25%) cần điều trị thì có thuốc đặc hiệu là uống và tiêm. Thuốc uống hiện có 4 loại đã được cơ quan dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho sử dụng trong điều trị là Lamivudine, Adefovir, Entecavir và Telbivudine. Mặc dù có nhiều loại thuốc đã được công nhận là thuốc chống siêu vi B nhưng hiệu quả điều trị của những thuốc này chưa thật là hoàn hảo vì không điều trị dứt hẳn siêu vi. Thuốc chỉ có lợi cho một số bệnh nhân, vì vậy việc quyết định điều trị cần ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. May mắn là đa số người mang siêu vi B mạn tính vẫn sống khỏe mạnh suốt đời mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy không có cách nào để biết ai sẽ là người vẫn còn khỏe mạnh và ai sẽ là người sẽ bị các biến chứng trong tương lai nên điều tối quan trọng là tất cả những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên đi khám bệnh định kỳ cho dù có được điều trị thuốc hay không. Chúc bạn sức khỏe.
nguyen phi hung
nguyen phi hung
Trả lời 15 năm trước
Bệnh[red] viêm gan siêu vi B mạn tính[/red] là một căn bệnh nguy hiểm. Nó dẫn đến xơ gan, ung thư gan và chết. [blue]Có thể không bao giờ điều trị khỏi ( có nghĩa là không làm sạch được siêu vi trong cơ thể) [b]nên mục tiêu điều trị là NGĂN CHẶN BỆNH TIẾN ĐẾN GIAI ĐOẠN CUỐI LÀ UNG THƯ GAN, XƠ GAN[/b].[/blue] Các thuốc được chấp nhận điều trị viêm gan siêu vi B hiện nay là : [b]Thuốc chích:[/b] - interferon alfa-2b - peginterferon alfa-2a Thời gian chích trong 1 năm. [b]Thuốc uống:[/b] •Lamivudine •Adefovir •Entecavir •Telbivudine Tenoforvir Thời gian uống thuốc lâu dài. Mời bạn ghé thăm blog : [blue]http://www.phihungmd.blogspot.com [/blue]hoặc gọi điện thoại [blue]0973332733[/blue] để được tư vấn miễn phí. BS Phi Hung
Karin
Karin
Trả lời 15 năm trước
Ngày 23/10/2001, Hội Gan mật TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng công ty GlaxoSmithKline tổ chức buổi hội thảo khoa học về Ðiều trị viêm gan B ngày nay: Triển vọng mới cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính" Mở đầu cuộc hội thảo, GS Phạm Hoàng Phiệt trình bày về "Tổng quan tình hình viêm gan siêu vi B ở Việt Nam". Việt Nam nằm trong vùng dịch tể cao của siêu vi viêm gan B, ước tính có khoảng 10 triệu người mang HBsAg nên viêm gan siêu vi B là vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ mang HBsAg cao nhất là lứa tuổi từ 41-50 chiếm 18,7% trong khi lứa tuổi có tỷ lệ thấp nhất từ 0-10 là 10,7 %. Nhưng tỷ lệ HBeAg(+) /HBsAg(+) của lứa tuổi 0-10 là 91 %. Theo diễn biến tự nhiên, tỷ lệ mất HBsAg hàng năm là 1-2%, và chuyển đổi huyết thanh HBeAg chung là 9,6%. Về lây truyền dọc, nếu thai phụ có HBsAg(+), nguy cơ con bị nhiễm là 40-50%, còn thai phụ có cả HBsAg(+) và HBeAg(+), nguy cơ con bị nhiễm là 90%. Về bệnh lý của gan liên quan với siêu vi viêm gan B, GS Phiệt cho biết tỷ lệ viêm gan cấp ở bệnh viện có dấu ấn siêu vi viêm gan B là 40-50%, bệnh xơ gan trên người mang HBsAg(+) là 30-40%. Ung thư gan chiếm 38/100.000 người dân, đứng thứ hai sau ung thư phổi, HBsAg(+) trong ung thư gan là 80-90%. Ðiều trị viêm gan siêu vi B mạn tính hiện nay tại Việt Nam còn khó khăn, do vậy vấn đề quan trọng là dự phòng bao gồm chủng ngừa, giáo dục đại chúng phòng chống lây truyền và sàng lọc siêu vi viêm gan B trong truyền máu và ghép cơ quan. Về mặt điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính, GS BS. Hie-Won L. Hann, Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh gan bệnh viện Ðại học Thomas Jefferson, Philadelphia, Hoa Kỳ trình bày. Trong số các siêu vi viêm gan được biết trên người (siêu vi viêm gan A, B, C, D và E), thì HBV và siêu vi viêm gan C (HCV) là những siêu vi quan trọng nhất gây viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Trong khi ung thư gan hiếm gặp tại Hoa Kỳ, thì có lẽ đây là loại ung thư phổ biến nhất ở châu Á và Tây Phi. Nói chung, 80 đến 85% số trường hợp ung thư gan có kết hợp căn nguyên với HBV và phần lớn số ung thư gan không có HBV đều được quy cho HCV. Số liệu gần đây về ung thư tại California, tiểu bang có dân số người Mỹ gốc Á đông nhất, chỉ ra rằng ung thư gan được xếp hạng từ thứ hai đến thứ năm trong số các ung thư thường gặp nhất đối với nam giới người Hoa, người Triều Tiên, người Lào, người Căm-pu-chia, người Phi-lip-pin và người Việt. Trên thế giới, có hơn hai tỉ người bị nhiễm HBV, với ước lượng 350-400 triệu người bị nhiễm HBV mạn tính. Khoảng 25 đến 40% số người bị nhiễm HBV mạn tính này chết sớm vì xơ gan và/hoặc ung thư gan. Ba phần tư số người mang HBV sống ở châu Á; tỷ lệ người mang HBV mạn tính ở Trung Quốc và Ðông Nam Á ở mức cao từ 8% dân số trở lên. Nhiễm HBV cũng phổ biến ở châu Phi hạ Sahara. Tỉ lệ lưu hành HBV ở mức trung bình tại vùng Ðịa Trung Hải, Nhật Bản, và một phần Ðông Âu. Nhiễm HBV tương đối ít gặp, ảnh hưởng dưới 2% dân số, tại phần lớn Tây Âu, châu Úc và châu Mỹ. Mặc dù vậy, hàng năm có khoảng 300.000 người tại Hoa Kỳ và có đến một triệu người châu Âu bị nhiễm bệnh. Sự khác biệt về tỉ lệ lưu hành toàn cầu là do khác biệt về các đường lây truyền HBV chính. Ở các vùng bệnh lưu hành địa phương như châu Á và Tây Phi, lây truyền HBV thường xảy ra trong thời kỳ chu sinh, với tỉ lệ lây truyền cho trẻ sơ sinh cao đến 90% từ các bà mẹ có HBsAg và HBeAg dương tính (HBeAg (+) có nghĩa là siêu vi nhân đôi nhiều). Cách lây truyền này cũng xảy ra ở những vùng có tỉ lệ lưu hành thấp, chủ yếu là ở những người nhập cư từ các vùng có bệnh lưu hành địa phương. Hơn nữa, nhiễm bệnh ở tuổi càng nhỏ, thì cơ hội trở thành người mang HBV mạn tính càng cao. Các chương trình tiêm chủng tuy thành công, nhưng vẫn thường gặp các trường hợp mới nhiễm HBV tại nhiều nước có mức độ lưu hành địa phương cao, và có hàng triệu người đã nhiễm siêu vi mà đối với họ những văc-xin hiện dùng không có tác dụng. Do đó, can thiệp điều trị là phương án duy nhất đối với những người có bệnh gan thật sự do nhiễm HBV. Ðáng chú ý là trong phần lớn các trường hợp ung thư gan, thời gian từ khi nhiễm HBV đến khi phát triển ung thư gan phải mất từ 20 đến 40 năm. Vì viêm gan B mạn tính và/hoặc xơ gan hiện diện cùng với hoặc xảy ra trước ung thư gan trong đa số trường hợp, nên liệu pháp kháng siêu vi hữu hiệu trong những giai đoạn này có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm phát triển ung thư gan. Liệu pháp kháng siêu vi có mục đích chặn đứng sự nhân đôi siêu vi. Trị liệu thành công đối với nhiễm HBV được định nghĩa là mất HBeAg và DNA HBV trong huyết thanh (cả hai đều chứng tỏ ức chế sự nhân đôi siêu vi) đi kèm với bình thường hóa các enzym gan. Interferon-alpha (IFN-a) đã được dùng trong thập niên vừa qua để điều trị viêm gan B mạn tính. Kết cục thuận lợi đối với liệu pháp IFN-a khi kèm theo các yếu tố như mắc bệnh ở tuổi trưởng thành, nồng độ ALT cao từ đầu, DNA HBV thấp từ đầu, không có xơ gan, và giới nữ. Ða số bệnh nhân viêm gan B mạn tính, đặc biệt là ở các vùng bệnh lưu hành, không có đủ các yếu tố đó và kém đáp ứng với IFN-a. Thuốc này đắt tiền và thường kém được dung nạp, và bị chống chỉ định trên bệnh nhân xơ gan tiến triển, những người rất cần một điều trị hữu hiệu. Một vài thuốc kháng siêu vi đầy hứa hẹn đối với HBV đã được phát triển trong những năm gần đây. Trong số đó, lamivudin là thuốc kháng siêu vi dùng đường uống có nhiều hứa hẹn nhất. Lamivudin là một chất đồng đẵng nucleosid (đồng phân đối ảnh (-) của 2?3?-dideoxy-3?-thiacytidin) và đã được dùng điều trị HBV từ tháng 12/1998 do GlaxoSmithKline nghiên cứu và phát triển, được lưu hành trên thị trường dưới tên Epivir-HBV tại Hoa Kỳ và Zeffix tại châu Á.
Luong Van Thinh
Luong Van Thinh
Trả lời 15 năm trước
Tôi xin đóng góp một số hiểu biết về bệnh viêm gan siêu vi B để chia sẻ tâm trạng với bạn: Trước hết là phải bình tĩnh:" Sống chết có số" Đừng sợ bạn ạ! Tôi đã chứng kiến 2 người khỏi hẳn sau 6-8 tháng uống Lamivuzine ,một người uống của ngoại"Xịn"(ZEFFIX,35.000D/vien) một người uống của STADA(lien doanh 10.000D/vien) đều khỏi hẳn và khỏe như nhau,thật là may mắn,phải không bạn? Thế nhưng cũng phải nói lên một sự thật là 3 người khác uống tới nay là 6 năm rồi vẫn chưa thay đổi gì và cũng chưa....chết.Trong đó có người có khả năng kinh tế sử dụng các thuốc đặc hiệu của Mỹ như INTERFERON, HEPSERA,hàng vài trăm triệu cho 1 đợt điều trị mà vẫn chưa có kết quả, nghe nói Đông Y Trung Quốc(tại bên chính quốc )có chữa được,nhưng tỷ lệ cũng khiêm tốn lắm.Vậy tóm lại ta "chiến đấu" lâu dài với nó bằng LAMIVUZINE liên doanh,kết hợp tập khí công,thuốc đông y bổ gan, cứ thế vui vẻ mà sống đến lúc tổ tiên gọi về là OK!
nguyen phi hung
nguyen phi hung
Trả lời 15 năm trước
[i][quote]Từ bài viết của [b]syhuy[/b] Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Mục tiêu điều trị đối với viêm gan B mạn tính là làm giảm mức tải virút trong máu bệnh nhân. Theo hướng dẫn mới của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) được công bố tại hội nghị APASL 2007 ở châu Á, [red]mục tiêu cơ bản của điều trị là đạt được sự ức chế duy trì đối với sự sao chép của virút viêm gan B và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan.[/red] Đối với một số người nhiễm mạn tính (khoảng 25%) cần điều trị thì có thuốc đặc hiệu là uống và tiêm. Thuốc uống hiện có 4 loại đã được cơ quan dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho sử dụng trong điều trị là Lamivudine, Adefovir, Entecavir và Telbivudine. Mặc dù có nhiều loại thuốc đã được công nhận là thuốc chống siêu vi B nhưng hiệu quả điều trị của những thuốc này chưa thật là hoàn hảo vì không điều trị dứt hẳn siêu vi. Thuốc chỉ có lợi cho một số bệnh nhân, vì vậy việc quyết định điều trị cần ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. May mắn là đa số người mang siêu vi B mạn tính( chứ không phải bị [blue]Viêm gan siêu vi B mạn tính[/blue]) vẫn sống khỏe mạnh suốt đời mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy không có cách nào để biết ai sẽ là người vẫn còn khỏe mạnh và ai sẽ là người sẽ bị các biến chứng trong tương lai nên điều tối quan trọng là tất cả những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên đi khám bệnh định kỳ cho dù có được điều trị thuốc hay không. Chúc bạn sức khỏe.[/quote] [b]BẠN TRẢ LỜI HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC[/b][/i]
taquangninh
taquangninh
Trả lời 15 năm trước
neu ban kien tri uong thuoc thi benh se thuyen giam di nhieu lam do. nhung phai uong mot loai thuoc thoi nha. neu noi tri het han thi hoi kho. XL vi minh da noi thang nhu vay. Nhung co gang uong thuoc, va dieu tri dung cach thi co the het benh. chuc ban mau khoi benh
dangtrongphi
dangtrongphi
Trả lời 15 năm trước
Bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính là một căn bệnh nguy hiểm. Nó dẫn đến xơ gan, ung thư gan và chết. Có thể không bao giờ điều trị khỏi ( có nghĩa là làm sạch được siêu vi trong cơ thể) nên mục tiêu điều trị là NGĂN CHẶN BỆNH TIẾN ĐẾN GIAI ĐOẠN CUỐI LÀ UNG THƯ GAN, XƠ GAN. Các thuốc được chấp nhận điều trị viêm gan siêu vi B hiện nay là : Thuốc chích: - interferon alfa-2b - peginterferon alfa-2a Thời gian chích trong 1 năm. Thuốc uống: •Lamivudine •Adefovir •Entecavir •Telbivudine .tenoforvir Thời gian uống thuốc lâu dài. Mời bạn ghé thăm blog của tôi :http://phihungmd.blogspot.com hoặc gọi điện thoại 0903921216 để được tư vấn miễn phí. BS Phi Hung
nguyen manh hung
nguyen manh hung
Trả lời 15 năm trước
co chua duoc.nhung khong rut diem,ban phai kieng khem.khong duoc uong ruou bia, thuoc la.và nếu bạn không kiêng khem, uống thuốc đều thì có thể gây ung thu phổi.
nguyen quang phu
nguyen quang phu
Trả lời 15 năm trước
bệnh viêm gan b mạn ko thể chữa khỏi được .neu có muôn quan tâm vê` bệnh viêm gan xin liên hệ với tôi theo địa chi? 01683519565
Hoan Tuan
Hoan Tuan
Trả lời 15 năm trước
Các anh chị cho em hỏi, sao anh tranluong49 nói là thuốc của STADA có 10.000VND/1viên và thuốc ngoại thì 35.000VND/1viên. Nhưng sao em đi khám ở BV Nhiệt Đới bác sĩ cho em thuốc Tenofovir STADA giá 30.000VND/viên và nói là thuốc mạnh nhất. uống hơn 2 năm, như vậy sự thật là sao? Các anh chị có thể cho em đơn giá 1 vài loại thuốc và địa điểm mua không ạ, vì điều kiện kinh tế khó khăn mà chi phí điều trị quá lớn, cảm ơn các anh chị