Những con bò trên cánh đồng Đại Học

[b]Thành thật xin lỗi trước nếu bài viết này làm ai đó khó chịu, mỗi người có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, trong bài viết này tôi chỉ xin trình quan điểm của mình. Có thể nó hơi cực đoan, có thể nó không phải là phổ biến, nó chưa sâu sắc ( khả năng tôi có hạn ), nhưng đã từ lâu rồi, tôi quá chán ngán với cái lối nói vòng vo, vỗ về, ru ngủ những cái đầu quá ư " ngoan hiền", vậy tại sao chúng ta không phá cách một chút, nói thẳng một chút, nghĩ rằng nó sẽ có ích phần nào cho những ai đang và sắp bước vào đại học NHỮNG CON BÒ... Đôi khi, tôi có cảm tưởng môi trường đại học của chúng ta là một cánh đồng, không ít sinh viên là con bò ( xin lỗi, nếu làm cho ai tự ái, bản thân tôi thấy mình cũng chẳng hơn gì) trên cánh đồng ấy. Con bò có đặc tính nhai lại, sinh viên tiếp thu kiến thức theo chu trình gặm - nhai lại - nhả ( nghe giảng - học gạo - làm kiểm tra, thi cử ), thậm chí, có những " đồng chí" bị mất cả khả năng gặm và khả năng nhai lại, chỉ chờ người khác " mớm" cho mới chết chứ ( Mỉa mai thay, vậy mà họ cũng không có khả năng thực hiện động tác " nhả" ). Giảng viên lên lớp đọc, sinh viên cứ thế mà chép , thầy " nhai" nhả lại cho trò , sau đó trò " nhai" để chuẩn bị " nhả" đối phó các kỳ kiểm tra thi cử. Tại sao chúng ta, những sinh viên lại chấp nhận một kiểu dạy, một kiểu học thụ động đến vậy. Tại sao sinh viên mình không có tiếng nói, không có những tìm tòi riêng để khỏi bị gọi là " gà công nghiệp" ( rõ ràng cũng chỉ là một cách gọi lịch sự hơn " bò" đấy thôi). Nhiều khi tôi rất bực tức khi cảm thấy bản thân mình cũng rơi vào chu trình ấy, cái vòng lẩn quẩn kiến thức của thầy lại trả cho thầy, vì sao mãi mà chúng ta không thoát ra được. Phải chăng nền giáo dục của ta quá lạc hậu, phải chăng chúng ta có thể tự mãn, ngủ ngon trong khi thế giới ngoài kia thay đổi từng ngày? Trường tổ chức dạy ngoại ngữ cho các lớp, học 4 năm ngoại mà ngữ nào cũng bập bẹ, không sử dụng được. tại sao cứ bắt sinh viên học Tiếng Pháp, Tiếng Nga trong khi họ có nhu cầu học các thứ tiếng khác phục vụ tốt hơn cho công việc và tương lai của mình ( sinh viên không ai dám phản đối, ý kiến gì ). Sự thụ động đi kèm với sức ì trong tư duy. Giờ học chán ngắt bởi không có gì mới, không cánh tay nào giơ lên. Ôi chao ! Ra trường, sinh viên chúng ta đa phần bị đào tạo lại, giáo trình của thầy hơn 20 năm không có gì đổi thay, cách dạy củ chuối đến không chịu nổi. Tại sao chúng ta mãi mãi như những con người vô cảm. chặc lưỡi cho qua mà không có một phản ứng tích cực. Chúng ta sợ bị trù dập hay chúng ta đã " sống lâu trong cái khổ nên quen với cái khổ" CẦN NHỮNG HỌC TRÒ BIẾT " CÃI" LẠI THẦYTruyền thống đạo đức phương Đông" tôn sư trọng đạo", ít khuyến khích việc trò " cãi" lại thầy ( từ " cãi" tôi đặt trong ngoặc kép ). Theo tôi, hạnh phúc lớn nhất của người thầy giáo là có những học sinh biết " cãi" lại mình chứ không phải là những học sinh răm rắp nghe lời mình. " Cãi" ở đây là tư duy độc lập, là lối suy nghĩ mới, sáng tạo, là con đường tự mình vạch ra cho mình dựa trên nền tảng nắm vững kiến thức. Tôi có một người thầy rất giỏi, mong muốn mỗi tiết học có những ý kiến , những phản hồi mới mẻ từ học sinh về bài giảng . Chúng tôi thực sự học được từ thầy rất nhiều. Nhờ thầy mà chúng tôi khát vọng được khám phá, được mở mang, được tự chủ trên đôi chân và khả năng của mình,. Đáng tiếc, những người thầy như vậy còn ít, đa phần chúng tôi đều không được khuyến khích sáng tạo ở những môn học khác, tiếc thay ! Tôi muốn nói đến không khí dân chủ trong lớp học. Chúng ta chớ coi thường nó, tôi không thích cái kiểu dạy " phát xít", ép suy nghĩ của người học vào một lối mòn, cho dẫu lối mòn ấy có thuận tiện đến đâu. Những người trò dám " cãi" và có đủ khả năng để " cãi" nhắm tìm ra cái mới, cái hay, theo tôi là rất cần để xóa sổ cái tên gọi "con bò" xấu xí trong những giờ học đại học. Và nói rộng ra, những ý tưởng sáng tạo, dám nghĩ dám làm, sự dũng cảm đi theo lối đi của mình sẽ làm nên sức mạnh của những người trẻ trong cuộc sống, trong sự nghiệp, góp phần phát triển đất nước. Đây là bài viết tôi thấy hơi lủng củng, tôi đã có ý định viết lại nó để tham dự diễn đàn " Nước Việt Nam ta lớn hay nhỏ ? ) trên Báo Thanh Niên, nhưng thôi, điều tôi muốn là nêu ra góc nhìn về vấn đề học tập của sinh viên đại học với mục đích xây dựng. Tôi yêu cuộc sống này và tôi yêu quãng đời sinh viên với bao nhiêu kỷ niệm khó quên, tôi cảm thấy đau khổ vì sinh viên của chúng ta có tiềm năng nhưng lại cũng rất dễ dàng thui chột khả năng của mình vì nhiều điều bất cập. Tôi ước ao mỗi sinh viên đều xứng đáng với tên gọi của mình và có thể phát huy hết khả năng của mình ( và thực tế, tôi đã gặp nhiều sinh viên tuyệt vời như thế ! ) Lời cuối, gởi đến lời chúc sức khỏe tất cả mọi người, cảm ơn vì đã đọc đến đây. Thân ![/b]
le hong thanh
le hong thanh
Trả lời 15 năm trước
toi dong y voi quan diem cua ban trai ,ko nhung the ma khi moi nguoi chung ta la sinh vien dc di hoc day cung ọa day ,nhung moi nam cuoi cap noi lo cu lo ngay ngay la khi ra truong minh co viec lam hay kio minh se lam gj lieu co on dinh hay ko thu nhap lieu the nao ,bao nhieu la noi lo ,vay ma da bao nam nay cac ong dai bieu quoc hoi cac ong chinh phu dung dau nha nuoc cu giam chan tai cho ,ko co cach giai quyet gi` moi ,toi cung fai cong nhan nha nuoc minh co rat nhieu nguoi dung dau chinh phu rat tai gioi ,nhungtai sao co cai bo luat ma cu nam nao cung sua doi bo sung,nam nao cung hien phap ,ko co luc nao on dinh ca,toi co doc sach va co biet bo luat chinh phu nhat ban nguoi ta ban hanh tu nhung nam truoc cach mang t8 nhung den nay van on dinh ko he sua doi j con nuoc ta thi sao ,toi mong sao nhung n` dung dau nha nuoc co the nghe dc nhung loi nay ,toi ko he phu nhan cong lao cua cac vi nhung toi vi du nhu ngay ca nganh su pham sinh vien tot nghiep ra truong cu that nghiep neu co xin dc viec cung chi la di day hop dong cac vi nghi sao? su pham la 1 nghe cao quy'