Tại sao smartphone cần camera kép?

Camera là bộ phận luôn được cải tiến hằng năm, nhưng chúng lại bị hạn chế do nằm quá nhỏ trên một thiết bị không được lớn như smartphone

Smartphone thường được trang bị các fix (ống kính tiêu cự) rất khó đưa zoom quang lên máy do smartphone càng ngày càng có kích thước nhẹ.

Cách hạn chế khắc phục này là các giải pháp như bổ sung chế độ HDR, các vùng sáng được ghi nhận chênh lệch tốt hơn khiến cho ảnh sẽ đẹp và sinh động hơn.  Vậy làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng camera trong không gian nhỏ hẹp như vậy?

HTC là chiếc smartphone lần đầu ra mắt camera kép với phiên bản One M8 từ năm 2014. Cảm biến của ống kính chính là 4 mega pixel, còn ống kính thứ hai sẽ đảm nhận nhiệm vụ ghi lại các thông tin về độ sâu trường ảnh. Người dùng có thể lấy nét hoặc tùy chỉnh màu sắc ảnh sau khi chụp

Với Huawei P9, giới chuyên môn thực sự đánh giá cao về hệ thống camera kép của sản phẩm. Huawei sử dụng một ống kính đơn sắc để chụp đen trắng với chất lượng khá tốt. Tiêu cực khác nhau của hai camera này và bộ vi xử lý trên P9 sẽ tính được độ sâu của ảnh dựa trên sự khác biệt giữa hai ống kính.

Đối với hãng Apple, họ sử dụng phương pháp là so sánh ảnh chụp từ hai tiêu cự khác nhau. Nhưng iPhone thì bao gồm ống góc rộng và ống tele, cho ra chất lượng tương đương với zoom quang học 2x

Trong khi đó, Galaxy Note 8 là chiếc smartphone đầu tiên của hãng Samsung theo xu hướng này. Điều này, đem đến chi người dùng tính năng Live Focus, có thể xóa phông thời gian theo tùy chỉnh bằng thanh kéo ngay trên màn hình. Ngoài ra, Note cũng là sản phẩm duy nhất có tính năng chống rung OIS trên cả hai ống, có thể hỗ trợ chụp chân dung ngay trong điều kiện không tốt.

Trong khi đó, Motorola và LG thì có hướng đi khác biêt hơn. Hai camera này hoàn toàn độc lập và không hề bổ trợ cho nhau. Thay vào đó, nó cho phép người dùng chuyển đổi giữa cá ống kính siêu rộng và ống kính có góc rộng chuẩn phù hợp từng tình huống

Camera kép đang dần thành xu hướng, để tạo được sự đột phá vượt bậc thì cần phải xây dựng sức mạnh xử lí và phần mềm

Chưa có câu trả lời nào