Đáp án Văn đề thi đại học khối D năm 2010

Đáp án Văn đề thi đại học khối D năm 2010 xem ở đâu nhanh nhất?

styles
styles
Trả lời 13 năm trước

Mời các bạn xem đáp án chính thức kỳ thi tuyển sinh đại học đợt 2 do Bộ GD-ĐT công bố trưa nay 10-7 * Kết thúc tuyển sinh đợt hai: 152 thí sinh và 7 giám thị bịkỷ luật.

>> Đáp án chính thức môn Toán khối D
>> Đáp án chính thức mônVăn khối D
>> Đáp án chính thức môntiếng Anh khối D
>> Đáp án chính thức môntiếng Trung khối D

>> Đáp án chính thức môntiếng Đức khối D
>> Đáp án chính thức môntiếng Nga khối D
>> Đáp án chính thức môntiếng Nhật khối D
>> Đáp án chính thức môntiếng Pháp khối D

>> Đáp án chính thức môn Toán khối B
>> Đáp án chính thức mônHóa khối B
>> Đáp án chính thức mônSinh khối B

>> Đáp án chính thức mônĐịa khối C
>> Đáp án chính thức mônSử khối C
>> Đáp án chính thức môn Văn khối C

Gợi ý làm bài thi Đại học Khối D – môn Văn

Câu 1.

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.

- Giới thiệu tình huống nhặt được vợ của Tràng: một tình huống độc đáo và đặc sắc.

- Việc Tràng nhặt được vợ đã khiến cho tất cả những người chứng kiến đều ngạc nhiên, trong đó có những người dân xóm ngụ cư và bà cụ Tứ.

+ Những người dân xóm ngụ cư: “Những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát , tăm tối ấy của họ”

+ Bà cụ Tứ: “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”, “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con để cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”

=> Sự ngạc nhiên của các nhân vật có ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung: Người ta không thể ngờ được trong cái đói đang rình rập, đe dọa tính mạng con người hàng ngày mà Tràng vẫn có thể “đèo bòng” thêm một cô vợ “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Điều đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Trong cái đói, người ta vẫn có thể cưu mang, đùm bọc lấy nhau. Tình thương người đã chiến thắng cái đói, cái khổ để con người xích lại gần nhau hơn. Kim Lân đã khám phá ra cái bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của con người.

- Nghệ thuật: Sự ngạc nhiên của các nhân vật tạo cho tình huống “nhặt vợ” của Tràng trở nên độc đáo, tình huống đó là hạt nhân chính góp phần tạo nên nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm.

Câu 2: Đạo đức giả

1. Nêu hiện tượng: Giới thiệu căn bệnh đạo đức giả

2. Giải thích thế nào là đạo đức giả?

+ Đạo đức giả là ám chỉ sự che đậy những gì vốn có bằng những giá trị không thật.

+ Những kẻ đạo đức giả là những kẻ luôn sống không thật với chính mình, luôn che đậy bản chất thật sự của mình bằng một sự “hào nhoáng” hay còn gọi là lớp mặt nạ bên ngoài, luôn tự hào, sống với những gì không thật của bản thân.

- Những biểu hiện của thói đạo đức giả:

Đạo đức giả biểu hiện rất phong phú, đa dạng, có thể biểu hiện qua sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động, nói một đằng làm một nẻo.

(Học sinh có thể lấy thêm dẫn chứng cho phần này)

3. Bình luận mở rộng: Những hậu quả của thói đạo đức giả.

- Đạo đức giả trở thành một căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng lan rộng trong xã hội ta hiện nay, làm băng hoại những giá trị sẵn có, khiến con người trở nên giả dối với chính mình, với mọi người xung quanh.

- Đạo đức giả tạo nên sự bất tín, mất niềm tin giữa con người.

4. Liên hệ với bản thân: Thái độ, hành động trước căn bệnh đó (với vai trò là học sinh)

+ Sống thật với chính mình, và với những gì mình có.

+ Học tập và lao động để tích lũy những giá trị chân thật.

Câu 3a (Theo Chương trình chuẩn).

Cảm nhận về đoạn trích trong tác phẩm Đàn ghita của Lorca”

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thanh Thảo.

- Giới thiệu bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”

- Giới thiệu và trích dẫn đoạn thơ.

II. Thân bài:

1. Cảm hứng của tác giả về cây đàn ghita

- Lorca là nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha – quê hương của đàn ghi ta. Vì thế những giai điệu của cây đàn ghi ta đã khơi nguồn cảm hứng cho Thanh Thảo sáng tạo nên bài thơ.

- Lồi đề từ thể hiện khát vọng của Lorca trên con đường cách tân nền nghệ thuật dân tộc.

2. Hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật của Tây Ban Nha

Nhà thơ Thanh Thảo đã từng viết: “Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói; một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên và hiện thực một cách tự nhiên” (Lorca trong tôi). Vì thế, mở đầu bài thơ, Thanh Thảo đã viết:

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Li-la li-la li-la

đi lang thang về miền cô độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

Nói đến đất nước Tây Ban Nha, ngoài hình ảnh cây đàn ghi ta, còn có một hình ảnh nữa cũng rất đặc trưng cho dân tộc. Đó là hình ảnh những dũng sĩ đấu bò tót với chiếc áo choàng đỏ rực rỡ, chói chang đến mức chói “gắt”. Vì vậy, chỉ bằng mấy nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái tượng trưng siêu thực: một chiếc đàn ghi ta “li-la li-la li-la”, một chiếc áo choàng đỏ, trên yên ngựa…, Thanh Thảo đã làm sống dậy, hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh chàng thi sĩ Lorca, người chiến sĩ dũng cảm kiên cường chiến đấu cho tự do, cho khát vọng cách tân nghệ thuật được đặt trên một nền khung cảnh mang đậm bản sắc văn hoá Tây Ban Nha. Những hình ảnh tương phản vừa giúp cho ta hình dung về Lorca, vừa gợi ta liên tưởng đến khung cảnh của đấu trường. Nhưng đây không phải là đấu trường về cuộc đấu giữa một đấu sĩ tài hoa, tài ba, kiêu dũng với con bò tót hung dữ mà là một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ của người nghệ sĩ – công dân yêu tự do Lorca với nền chính trị phát xít độc tài Franco, của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng thi sĩ Lorca với nền nghệ thuật bảo thủ, già nua. Ở đó, con người yêu tự do và nhà cách tân nghệ thuật Lorca sao mà mong manh và đơn độc đến thế! “Li-la li-la li-la”, một câu thơ toàn là âm thanh của tiếng đàn ngân vang gợi cho ta hình ảnh một dũng sĩ, một nghệ sĩ với tâm hồn và phong thái thật vô tư, phóng khoáng đang hát ca đất trời Tây Ban Nha tươi đẹp, bao la, nhưng sao lại “những tiếng đàn bọt nước”? Phải chăng, nó nói lên tiếng đàn bé nhỏ, giản dị, mát lành mà cũng dễ vỡ tan như bọt nước tròn, phập phồng lúc hiện lúc tan rồi lại tan đi? Hình ảnh ấy đối lập với hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, tượng trưng cho cái mạnh mẽ, nhưng cũng rất hung dữ như tai hoạ chết chóc. Trong tương quan đối lập ấy, số phận người nghệ sĩ thật mong manh, hư ảo. Chàng đi lang thang giữa không gian đơn độc với “vầng trăng chếnh choáng; trên yên ngựa mỏi mòn”. Phải chăng con đường về miền đơn độc mà chàng đang đi là niềm lý tưởng của cuộc đời, của nghệ thuật, của cái đẹp? Con đường ấy là con đường thăm thẳm đầy chông gai và gian khổ; nhiều người dũng cảm, táo bạo dấn thân mà dễ mấy ai tìm được những tâm hồn đồng điệu?

3. Lorca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.

Cái chết đã đến bất ngờ với Lorca. Con người thanh cao, trong sáng rất yêu tự do và cái đẹp mà vô tội ấy “đã luôn luôn bị ám ảnh về cái chết của mình, vẫn không thể nghĩ nó lại đến một cách đột ngột, bất ngờ đến thế”. Giây phút bi thương và thảm khốc nhất trong cuộc đời Lorca được diễn tả thật ngắn gọn và đầy ấn tương. Chàng đang “hát nghêu ngao” một cách hồn nhiên và vô tư lự, ấy thế mà bỗng nhiên tai hoạ ập đến một cách thật bi thảm “áo choàng bê bết đỏ”. Bắt đầu từ đây, bài thơ đi sâu vào nói về cái chết bi thảm đầy oan khuất và tiếc thương ấy. Cảnh Lorca bị hành hình được diễn tả bằng hình ảnh thực “áo choàng bê bết đỏ”. Sau đó, sự kiện đau lòng ấy tạo thành cú “sốc” dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ òa thành màu sắc, hình khối, dòng máu chảy. “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy”. “Tiếng ghi ta nâu” phải chăng gợi màu của chiếc đàn vẫn vang âm thanh ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và của lòng thuỷ chung? Đó còn là màu của suy nghĩ, của nỗi buồn day dứt, của đất đai xứ sở quê hương “Bầu trời cô gái ấy”, nó làm ta liên tưởng đến những câu thơ viết về bầu trời tự do của Nguyễn Đình Thi:

Trời xanh đây là của húng ta

Và câu thơ bầu trời yêu thương của Thuý Bắc:

Rợp trời thương màu xanh suốt

Em nghiêng hết về phương anh

Tiếng ghi ta lá xanh” của sự sống, thanh bình của ước mơ của tình yêu bất diệt. “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” là tiếng ghi ta đẹp, nhưng yếu ớt, mong manh vỡ tan trong cái đẹp “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” như những dòng máu “ròng ròng” tuôn chảy từ trái tim tử thương vì những viên đạn tàn bạo, bất nhân làm ta gợi nhớ tới tiếng đàn vô cùng ai oán đau thương của nàng Kiều: “Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay”. Câu thơ của Thanh Thảo bẻ ra làm hai như tiếng đàn vỡ đôi, như cuộc sống bị lưỡi gươm chặt đứt ngang lưng (thân mình) vậy.

III. Kết luận

- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng độc đáo tạo nên sự bí ẩn của một khúc hát trữ tình giàu nhạc tính.

- Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh của máu, đó là hình ảnh tượng trưng cho cái chết bất ngờ của Lorca, chấm dứt khát vọng cách tân nền nghệ thuật dân tộc.

Câu 3b (Theo chương trình Nâng cao).

So sánh Thị Nở – Chí phèo và Đời thừa

I.. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nam Cao

- Giới thiệu truyện ngắn Chí phèo và hình ảnh bát cháo hành của thị Nở.

- Giới thiệu truyện ngắn Đời thừa và hình ảnh ấm nước của Từ.

II. Thân bài:

1. Cảm nhận chung

+ Về bát cháo hành của thị Nở: Bát cháo hành của Thị Nở trở thành một điểm sáng của tác phẩm Chí Phèo. Trong lúc Chí bị tha hóa về nhân tính và nhân hình, cả xã hội gạt bỏ, không thừa nhận thì thị Nở xuất hiện như một vị cứu tinh với bát cháo hành. Cái hôm gặp thị ở bờ sông, Chí và thị đã ”ăn nằm” với nhau như vợ chồng, ngày hôm sau Chí bị ốm và thị Nở đã mang đến bát cháo hành.

+ Về hình ảnh ấm nước của Từ: Hộ tỉnh dậy với tay lên bàn lấy ấm nước để uống thì thấy ấm nước của Từ hãy còn ấm. Ngày hôm trước, Hộ say rượu, khi trở về nhà, Từ đã chăm sóc cho anh, cô đã để lại ấm nước để nhỡ Hộ có bị khát thì lấy uống. Người ta nói ”Ăn ở như bát nước đầy”. ”Ấm nước đầy và hãy còn ấm” của Từ thể hiện tình thương, cách ứng xử của mỗi con người.

2. Sự giống nhau:

- Bát cháo hành của Thị Nở mang đến cho Chí Phèo là khi Chí bị ốm vì say rượu.

- Ấm nước đầy của Từ mang đến cho Hộ cũng là khi Hộ tỉnh dậy sau một đêm say rượu.

- Bát cháo hành và ấm nước đều là chi tiết nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao thể hiện một sự thức tỉnh, thể hiện sự chuyển biến trong tâm lí của nhân vật từ thể xác đến tâm hồn, để nhân vật ”đi từ bóng tối ra ánh sáng”

3. Sự khác nhau:

- Bát cháo hành của thị Nở giúp Chí Phèo nhận thức lại cuộc sống. Hắn nghĩ thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn, sẽ là cầu nối, nối hắn với thế giới bên ngoài, giúp hắn lấy lại bản chất lương thiện. Bát cháo hành còn góp phần thể hiện triết lí của Nam Cao: Cái ác không thể cảm hóa, cải tạo con người mà chỉ có tình đời, tình người nhân ái mới cải tạo được những con người tha hóa, tìm lại được nhân tính.

- Trước đây, Hộ định viết những tác phẩm tác phẩm lớn, để lại dấu ấn cho đời nhưng bi kịch xảy đến với anh, vì có Từ và đứa con mà anh đã phải viết những tác phẩm “rẻ tiền” để trang trải cuộc sống. Có thể như là một vị cứu tinh, nhân cách phải đặt lên trên tất cả. Người nghệ sĩ chân chính phải có tấm lòng nhân ái như vậy mới có những tác phẩm giàu giá trị.

III. Kết Luận

Dù chỉ là những chi tiết nhỏ trong hai tác phẩm nhưng “bát cháo hành” của thị Nở trong Chí Phèo “cũng như “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” của Từ trong Đời thừa trở thành những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Nó là thứ vũ khí giúp thanh lọc , tìm lại nhận thức, bản năng sống lương thiện trong mỗi con người.

hoàng linh
hoàng linh
Trả lời 13 năm trước

Xem đáp án nhanh nhất tại tổng đài tư vấn giáo dục. Bạn thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Gọi điện đến tổng đài 1900599974 để nghe đáp án.

Cách 2: Soạn tin nhắn tra đáp án cực nhanh

AZD Khối thi _ Môn thi _ Mã đề (nếu có) -->> gửi 8749

Ví dụ: TRa đáp án môn VĂN Khối D, soạn:

AZD D VAN -->> gửi 8749

Tra đáp án môn Anh, Khối D, Mã đề 561, soạn:

AZD D ANH 561 -->> gửi 8749

Chúc các bạn có kết quả thi cao nhất

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010

Môn: NGỮVĂN; Khối: D

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phátđề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢTHÍSINH (5,0 điểm)

CâuI.(2,0 điểm)

Trong truyện ngắnVợ nhặt của Kim Lân , việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật?

Câu II. (3,0 điểm)

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhóang.

Từý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉđược làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn(5,0 điểm)

Cảm nhận anh/chịvềđoạnthơ sau:

những tiếnđàn bọt nước

Tây Ban Nha áo chòang đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vần trăng chếnh chóang

trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hòang

áo chòang bê bết đỏ

Lor-ca bịđiệu vềbãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu

bầu trời côgáiấy

tiếng ghi ta láxanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12,

Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 164-165)

Câu III.b. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chịvềchi tiết“bát cháo hành ” mànhân vật thịNởmang cho ChíPhèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao).

BÀI GIẢI GỢI Ý

CâuI.(2,0 điểm)

Thí sinh nên trảlời câu hỏi này dưới hình thức một văn bản ngắn.

Đây là một số nội dung nên có :

* Việc anh Tràng nhặtđược vợgây ngạc nhiên cho rất nhiều người:

- Người dân xóm ngụcưkhi họthấy anh Tràng đưa côvợnhặt vềnhà.

- Bà cụ Tứ, mẹ anh Tràng, ngạc nhiên vì sự xuất hiện của cô vợ nhặt tại nhà mình (đây là một cô gái trẻ, lại không phải là con cái Đục, lại gọi mình bằng U).

- Chính bản thân anh Tràng. Anh cũng không ngờchỉ tầm phơ tầm phào có vài bận mà thành vợ thành chồng. Nhìn chị ngồi trên giường mà anh cứ ngỡ là không phải. Thậm chí đến sáng hôm sau, anh cứ ngỡ từ trong giấc mơ bước ra.

* Vềmặt nghệthuật, việc anh Tràng nhặt vợ trởthành một tình huống truyệnđộc đáo, được đặt thành tựađề của truyện. Điềuđó tạo nên yếu tố kịch tính, éo le, hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc. Có lẽ, đây là lần đầu tiên chi tiết “nhặt vợ” được xuất hiện trong văn học Việt Nam.

* Vềmặt nội dung, việc anh Tràng nhặt vợthực chất là việc chấp nhận cưu mang, đùm bọc một người đang ở vào hoàn cảnh tận cùng tuyệt vọng của sự đói khổ. Do đó nó đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: trong hoàn cảnh cận kề cái đói, cái chết, những người đói không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống, yêu thương, đùm bọc, khát khao xây dựng hạnh phúc gia đình.

Câu II. (3,0 điểm)

Thí sinh cóthểtrình bày theo những cách thức riêng. Tuy nhiên, bài viết cầnđáp ứng những yêu cầu cơ bản củađề bài :

- Văn bản ngắn cóđộ dài khoảng 600 từ.

- Trình bàyýkiến của người viết về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.

Sau đây làmột sốgợiý:

* Giải thích đạo đức giảlàgìvànội dung của câu nói : Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng để khẳng định nội dung của câu nói đề cập đến sự nguy hại của thói đạo đức giả. Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng trong ý nghĩ và trong lòng chứa nhiều âm mưu, thủ đoạn và sự gian trá. Đây là một căn bệnh chết người bởi vì nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên.

* Phân tích và chứng minh để làm rõ tác hại to lớn của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.

+ Hủy hoại phẩm chất tốtđẹp của con người: kẻ đạo đức giả thường là người độc ác, nham hiểm, giả dối.

+ Hủy hoại cuộc sống:

_ Biến kẻđạo đức giảtrởthành là một con người bệnh hoạn, nguy hiểm: bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo; thực chất con người và biểu hiện bềngoài khác biệt nhau…

_ Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, sự hòa hợp, bình an. Mọi người luôn phải dè chừng, cảnh giác và đối phó lẫn nhau. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, người ta luôn lên án sự giả dối: miệng nam mô, bụng một bồ dao găm; bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao…

* Bài học cần rút ra:

+ Nhận thức sựnguy hại củađạo đức giả, lối sống đạo đức giảvàlênán nó.

+ Khẳng định sựcần thiết vàgiátrịcủa lối sống trung thực, chân thật.

+ Dũng cảm chấp nhận trảgiáđể sống trung thực, chân thật.

Câu IIIa: Chương trình chuẩn

Cảm nhận vềđoạn thơtrong bài thơ"Đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo

A/ Yêu cầu hình thức : Thísinh biết làm bài văn nghị luận văn học, dạng phân tích vàbình giảng một đoạn thơđể cảm nhận giátrịnội dung tư tưởng và nghệ thuật, bài làm có kết cấu chặt chẽ, văn viết trôi chảy, diễn đạt ý sáng rõ, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.

B/ Yêu cầu nội dung : Trên cơsởnắm chắc kiến thức vềtác giảThanh Thảo vàbài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca", thí sinh trình bày được những ý chính sau :

1/ Thanh Thảo lànhàthơtrẻtài hoa, khẳng định tài năng trong kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975, nhất làtrong thời kỳđổi mới văn học, ông có nhiều nỗlực trong cách tân thơViệt với xu hướng đào sâu vàocái tôi nội cảm qua hình thức thơ tự do, hiện đại bằng những hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. Thơ ông giàu chất suy tư, mãnh liệt, phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" trích trong tập thơ "Khối vuông Ru-bic" (1985) của ông đã thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi tinh thần đấu tranh cho tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của nhà thơ G. Lor-ca, một nghệ sĩ tài hoa sáng chói của văn học Tây Ban Nha ở đầu thế kỉ 20. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca trong bài thơ cứ làm ám ảnh, day dứt trong tâm hồn người đọc.

2/ Hình tượng G. Lor-ca :

a. Sau khi đề từbằng câu thơnhưlời di chúc của thiên tài Lor-ca "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", nhà thơ Thanh Thảo đã đưa người đọc về hình tượng người nghệ sĩ - chiến sĩ Lor-ca. Cần phát hiện và cảm nhận về những hình ảnh thơ giàu chất dân gian của xứ sở đấu bò tót "áo choàng đỏ gắt" tượng trưng cho người chiến sĩ tuyên chiến, thách thức với chế độ độc tài, phát xít Phrăng-cô của Tây Ban Nha lúc bấy giờ, "trên yên ngựa mỗi mòn" gợi lên hình ảnh người nghệ sĩ dân gian của bộ tộc Bô-hê-miêng (Digan) sống lang thang du mục, cô độc, say mê cái đẹp "với vầng trăng chếnh choáng". Xuyên suốt đoạn thơ cũng như cả bài thơ, hình ảnh "đàn ghi ta", "tiếng đàn" : tượng trưng cho nghệ thuật thơ ca của đất nước Tây Ban Nha, nghệ thuật thơ ca, tiếng lòng của Lor-ca.

b. Hình tượng người nghệsĩtài hoa Lor-ca đang "hát nghêu ngao" trên đất nước Tây Ban Nha, bỗng bị bọn độc tài lén lút thủ tiêu thật kinh hoàng với hình ảnh "áo choàng bê bết đỏ". Nhưng người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy vẫn ngẩng cao đầu, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng : "Lor-ca bị điệu về trường bắn, chàng đi như người mộng du".

c. NhàthơThanh Thảo trong niềm cảm xúcđầy ngưỡng mộ, tiếc thương cho "tiếng ghi ta", tiếng lòng của Lor-ca. "Tiếng ghi ta nâu" : Lời trầm lắng yêu thương. "Tiếng ghi ta xanh biết mấy": biết bao hi vọng trong đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật. "Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan" : Tất cả không còn nữa. Thật là bàng hoàng, tức tưởi, thống thiết : "Tiếng ghi ta ròng ròng, máu chảy".

Đó là tấm lòng thành của nhà thơ Thanh Thảo qua cái nhìn "biệt nhãn liên tài" đối với nghệ sĩ thiên tài Lor-ca.

3/ Qua nghệthuật thơmới mẻ, hiệnđại mang màu sắc tượng trưng, siêu thực, với ngôn ngữthơ giàu nhạc tính, hình ảnh thơ giàu chất liệu văn hoá dân gian của đất nước Tây Ban Nha, nhà thơ Thanh Thảo đã ca tụng thơ ca và nhân cách nghệ sĩ cao đẹp của G. Lor-ca, thật hay, đặc sắc.

Câu III.b. Theo Chương trình Nâng cao

* Giới thiệu tác giả- tác phẩm vàchi tiết nghệ thuật :

I. Nội dung :

1. Hoàn cảnh nhân vật :

- Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên) và Hộ (Đời Thừa) là hai nhân vật điển hình trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám:

+ Chí Phèo : hình ảnh người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng, bế tắc.

+ Hộ: hình ảnh người tríthức nghèo tiểu tư sản bịxãhội thực dân nửa phong kiếnđẩy vào con đường bần cùng, bếtắc.

Þ Chí Phèo và Hộ đều rơi vào bi kịch.

2. Chi tiết nghệthuật :

- Hình ảnh “bát cháo hành”của ThịNởtrao cho ChíPhèo và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”của Từ trao cho Hộ đều là biểu tượng thể hiện cho tấm lòng và tình yêu.

- Sau khi nhậnđược tình cảmấy cảhai (Chí Phèo, Hộ)đều thay đổi.

- Thểhiệnước mơvàkhát vọng hạnh phúc.

- Nó được xem như là một phương tiện cứu rỗi linh hồn, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao qua nét nhìn thấu hiểu tâm tư, trân trọng khát vọng hạnh phúc của những số phận nhiều bi kịch trong xã hội tăm tối trước cách mạng tháng Tám.

3. Đánh giáchung :

- Qua 2 chi tiết nghệ thuật độc đáo cảm nhận được ngòi bút hiện thực và nhân đạo đặt sắc của nhà văn Nam Cao.

- Bộc lộsựthấu hiểu của hoàn cảnh và sốphận con người.

- Góp phần tạo nên vẻđẹp nhân văn của tác phẩm.

TS. Đinh Phan Cẩm Vân
(Trung tâm BDVH vàLTĐH Vĩnh Viễn)