Thủ thuật 'độ' gạo thường thành gạo 'xịn'?

[b]Từ một số loại gạo, các điểm kinh doanh gạo phối trộn, “mông má”, dùng máy ép cho trắng để cho ra trên 80 loại tên gọi khác nhau tuỳ sở thích của khách.[/b] Thơm lài, thơm Thái, thơm Đài Loan, thơm đặc biệt, tài nguyên, tài nguyên đặc biệt, nàng thơm Chợ Đào, hương lài, jasmine, gạo sóc, gạo Châu Long, thơm Mỹ… “Thật khó nhớ hết tên”, Minh, nhà ở Thủ Đức, người phải đi chợ hàng ngày liệt kê. [b]"Lên đời" cho gạo[/b] Theo tìm hiểu, thực tế nông dân sử dụng cả trăm giống lúa vào sản xuất, nhưng gạo bán ở thành phố lại chỉ có vài ba giống thuộc dòng cơm dẻo, thơm... Ông Huỳnh Công Thành, giám đốc công ty Lương thực TP.HCM xác nhận, những loại giống thường thấy đó là: jasmine, KDM (hương lài, thơm lài), hommali (giống lúa nhập từ Thái - thơm Thái), giống lúa Đài Loan (thơm Đài Loan) và một vài giống dòng ST, OM trồng ở Sóc Trăng. Một đầu mối cung cấp gạo ở TP.HCM lại cho hay, có khoảng 15 loại giống chủ lực, giá gạo thấp nhất là 6.500 đồng/kg, cao nhất là 18.000 đồng/kg. Từ 15 loại gạo này, các điểm kinh doanh gạo phối trộn cho ra trên 80 loại tên gọi khác nhau. Chủ vựa gạo tên Minh ở quận 7 thừa nhận, sở dĩ có nhiều tên gọi như vậy là do gạo bị trộn lẫn nhiều giống lúa với nhau. Minh nói: “Dòng gạo thơm có đặc điểm chung là hạt dài, nhưng độ dẻo, thơm, xốp và nhất là giá lại khác nhau. Nếu để nguyên giống jasmine bán giá có 12.000 - 13.000 đồng/kg, nhưng trộn 70% loại gạo này với 30% gạo hương lài (giá 15.500 - 17.000 đồng/kg), lấy tên gọi khác là thơm Thái lại ra giá 17.000 - 17.500 đồng/kg”. Nếu vựa gạo nào không trộn thì lại có cách “độ” tên khác, mà theo Minh đó là dùng máy ép cho trắng. “Gạo càng lau càng bóng, càng trắng. Cùng một giống KDM (hương lài) hay jasmine nhưng nếu ép, lau cho trắng thì có thể đặt được nhiều tên khác nhau”, Minh bật mí. [b] Chất lượng gạo thương hiệu[/b] Hiện tại TP.HCM có một số thương hiệu gạo đang bán trong hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích. Ông Huỳnh Tín Dũng, giám đốc kinh doanh công ty Minh Cát Tấn nói, thương hiệu gạo Kim Kê (số hiệu từ 01 - 09), giá bán từ 18.000 - 21.000 đồng/kg lấy từ các giống lúa như jasmine, tài nguyên, thơm Thái, thơm Đài Loan, hương lài. Minh Cát Tấn cử nhân viên về vùng lúa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tìm nguồn giống lúa chất lượng, sau đó đặt hàng nhà máy ở Gò Công dự trữ lúa, xay xát theo yêu cầu. Gạo sau khi xay xát, lau bóng sẽ để nguyên giống chứ không phối trộn, mỗi giống đặt một số hiệu khác nhau theo thứ tự từ 01 đến 09 và lấy tên gọi chung là Kim Kê. Trong khi đó, công ty Xuân Hồng mỗi tháng tung ra thị trường 40 - 50 tấn gạo thơm lài, nàng thơm, tài nguyên, thơm Đài Loan mang thương hiệu Xuân Hồng cũng cho hay nguồn gạo được gom từ một số nhà máy xay xát ở các tỉnh miền Tây. Sau đó đưa về thành phố đóng gói chứ không ký hợp đồng mua trực tiếp với nông dân. Giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu gạo khẳng định, gạo thương hiệu của một số công ty thật ra cũng chỉ xoay quanh một số giống lúa thơm như gạo bán tại các vựa. Điểm khác biệt là chất lượng gạo của doanh nghiệp thường ổn định, do không bị pha trộn lẫn lộn nhiều giống. Chính vì vậy, cùng một loại gạo thơm Đài Loan nhưng ở vựa giá 17.500 đồng/kg, khi mang thương hiệu công ty bán trong siêu thị giá lên tới 19.200 đồng. Bà Nguyễn Bảo Thi, trợ lý giám đốc bán hàng công ty Angimex Kitoku cho biết, hai thương hiệu gạo là lovly, Fugisakura đang bán tại thành phố được chế biến từ bốn loại giống lúa thuần, gồm: koshihikai, akiatakomachi, haranomai và kinu. Những giống lúa này được công ty nhập từ Nhật Bản, đưa xuống cho nông dân trồng ở huyện Thoại Sơn, Tri Tôn - An Giang. Công ty giám sát chặt quy trình trồng trọt. “Một phần gạo chế biến xuất qua Nhật, còn lại tiêu thụ trong nước. Hiện trung bình mỗi tháng công ty bán ra thị trường 50 - 60 tấn gạo Nhật”, bà Thi cho biết. [right]Nguồn: vietnamnet[/right]
Đỗ Thị Trinh
Đỗ Thị Trinh
Trả lời 14 năm trước
Cận Tết, gạo ngon được săn mua Ít nhất 20.000ha ở Sóc Trăng trồng các giống lúa thơm ST. Khoảng nửa tháng nữa, Sóc Trăng sẽ có gạo ST19, loại hạt dài ngon cơm cung cấp cho thị trường. Theo nhiều nông dân, đây là loại ngon nhất trong “dòng họ” nhà ST. “Năm nay nắng tốt, mùa màng thuận lợi nên chắc gạo sẽ ngon”, Tuyến - nhà cung cấp gạo đỏ cho siêu thị Sài Gòn Tiếp Thị nhận xét. Ông Hồ Quang Cua – người tổ chức nông dân xây dựng vùng lúa thơm ngon ở Sóc Trăng, cho biết đã hợp đồng với nông dân trồng lúa và mua lúa với giá 1,5 lần so lúa thường, chưa tính các khoản hỗ trợ khác để khích lệ nông dân trồng lúa thơm. Theo ông Cua, cái dở nhất khi cung gạo ngon ăn tết là đánh giá thấp nhu cầu xã hội. Nhu cầu gạo ngon nhiều, nhưng lượng cung lại không đáp ứng đủ. Ngay tại Sóc Trăng, bao nhiêu gạo bán cũng hết. Ông Mẫn, chủ nhà máy xay xát tại Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, nói: “10 ngày nữa lúa thơm ST, lúa một bụi đỏ đặc sản của Bạc Liêu sẽ gặt rộ”. Giá gạo một bụi đỏ Bạc Liêu 10.000 đồng/kg nhưng thương lái vẫn săn mua để bán trong dịp tết. Gạo jasmine 85, OM 4900 thơm nhẹ, cũng rất dễ tiêu thụ. Tại Cần Thơ, dân hàng xáo làm gạo chợ dồn về các nhà máy xay xát ở Thốt Nốt, Cái Răng đóng bao bì gạo thơm bán tết. Dân thành thị ưa loại nào thì họ đóng bao loại đó, như: gạo thơm Thái (thực ra là ST3), thơm Mỹ (jasmine), thơm lài (gạo sóc từ Campuchia).
Trả lời 13 năm trước
FAS just in time - "Cùng nâng cao chất lượng gạo Việt Nam"

Nhập nhèm chất lượng gạo

Có thể thấy, thu nhập người dân càng cao thì thị trường gạo thu hẹp về số lượng nhưng lại tăng về chất lượng. Cụ thể là các loại gạo cao cấp, có thương hiệu ngày càng được ưa chuộng, dù giá thành hơn hẳn các loại gạo bình dân. Tuy nhiên, cùng với đó chất lượng cũng nhập nhèm mà không phải người tiêu dùng nào cũng biết.

Nhu cầu lớn

Theo số liệu khảo sát thì mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người nước ta khoảng 380gam/người/ngày. Ở Hà Nội, con số này còn thấp hơn, chỉ khoảng 290gam/người/ngày, đặc biệt khu vực nội thành thì chỉ 250gam. Theo các đại lý gạo thì xu hướng của người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các loại gạo cao cấp, gạo bình dân hầu như chỉ được tiêu thụ tại các quán cơm bình dân và những người lao động chân tay.

Gạo chất lượng cao thường có 3 tiêu chí đánh giá là mùi thơm, độ đậm và độ dẻo. Khác với người miền Nam thích ăn các loại gạo thơm, dẻo, người Bắc lại ưa chuộng gạo thơm, đậm cơm. Gạo Bắc Hương được tiêu thụ với lượng nhiều nhất tại thị trường Hà Nội vì cho hạt cơm khá dẻo, thơm và đậm cơm, giá thành lại tương đối phải chăng (12.500-13.900 đồng/kg).

Ngoài ra các loại gạo đặc sản khác như Tám xoan Hải Hậu (24.000 đồng/kg), Tám Điện Biên (18.200 đồng/kg), Tám Ấp bẹ (19.900 đồng/kg), Trân Châu (22.000 đồng/kg - giá tại Công ty Cổ phần phân phối - bán lẻ VNF1)...; các loại gạo sản xuất tại Việt Nam có nguồn gốc nước ngoài như Thơm Thái, Lài sữa, Thơm Đài Loan... hay kể cả các loại gạo được nhập khẩu từ nước ngoài (Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia...) cũng được tiêu thụ ngày càng nhiều.

Gạo cung cấp cho thị trường Hà Nội chủ yếu từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định; một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Long An, An Giang... Theo các nhà kinh doanh bán lẻ gạo thì gạo xuất xứ trong nước chỉ lép vế trên thị trường xuất khẩu, còn lại vẫn chiếm ưu thế trên thị trường bán lẻ trong nước do chất lượng gạo nhập khẩu thường không cao, không được người tiêu dùng ưa chuộng bằng gạo trong nước. Ngoài gạo Tám Thái (nếu không bị trộn) dẻo, thơm ngon, còn lại đa số không thật ngon, tỷ lệ trộn lại lớn.

Dấu hỏi về chất lượng

Hiện nay, hệ thống phân phối, bán lẻ gạo chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội không nhiều. Công ty Cổ phần phân phối - bán lẻ VNF1 (thuộc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc) với hệ thống phân phối 10 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội là đơn vị duy nhất bán lẻ mặt hàng gạo thương hiệu, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP.

Ngoài ra, các siêu thị cũng kinh doanh mặt hàng gạo tương đối trung thực, song lại ít được người tiêu dùng mua do đặc thù vận chuyển xa, trong khi người dân thường mua gạo với khối lượng lớn. Gạo siêu thị, do vậy thường bị để lâu làm thay đổi chất lượng (gạo sẽ kém ngon hơn chỉ sau 2 tháng), đó là lý do khiến người tiêu dùng thường kêu ca gạo siêu thị đắt hơn nhưng không ngon (mặc dù đó là gạo tốt).

Lựa chọn chủ yếu của người dân là mua gạo tại các đại lý gần nhà. Tuy nhiên, theo một chuyên gia về gạo thì tình trạng nhập nhèm trên thị trường gạo chất lượng cao là rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do cạnh tranh giá giữa các đại lý. Điều này, người làm trong nghề biết rõ, nhưng người tiêu dùng thì rất khó phát hiện. Đơn cử như gạo Thái Lan, nếu không trộn, giá thành sẽ vào khoảng 25.000-26.000 đồng/kg, nhưng hiện nay trên thị trường bán giá phổ biến 16.000-18.000 đồng/kg, tỷ lệ trộn vào khoảng 40-50%.

Gạo Tám xoan Hải Hậu thì tỷ lệ trộn còn cao hơn (lên đến khoảng 80%), vì đây là loại gạo rất hiếm, và nếu bán ra thị trường giá không thể thấp hơn 23.000 đồng/kg nhưng tại các đại lý, loại gạo này bán khá phổ biến với giá vừa phải. Gạo Bắc Hương, Tám Điện Biên tỷ lệ trộn cũng lên tới 20-30%... Người bán hàng cũng rất “biết” cách trộn khiến người mua gần như không thể phân biệt: gạo được trộn phải là những gạo có cùng hình thù, giống về tính chất để khi nấu gạo trộn không bị sượng so với gạo chính.

Có một điều mà ít người quan tâm và ít ngờ đến, đó là thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ gây bệnh của mặt hàng gạo. Theo tiết lộ của chủ một đại lý gạo thì mối nguy cơ không phải từ cánh đồng (vì ít người phun hóa chất khi lúa sắp thu hoạch) mà là từ chính khâu bảo quản hạt thóc, hạt gạo. Gạo vốn rất thu hút chuột bọ, gián, mối mọt…

Đa số các đại lý hiện nay không có hệ thống kho bãi tốt nên biện pháp đơn giản để chống lại chúng là sử dụng thuốc diệt côn trùng, mà loại thuốc được chọn thường là thuốc trôi nổi xuất xứ từ Trung Quốc có giá thành rất rẻ. Gạo cũng đặc biệt nhanh bị nấm mốc trong điều kiện kho chứa không khô thoáng, trong khi rất dễ bị người bán lấp liếm, chỉ cần chà qua là hết nấm mốc. Đây là những nguồn gây bệnh đặc biệt nguy hại, rất cần sự vào cuộc kiểm tra của các cơ quan có trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Loan
ANTĐ
FAS just in time - "Cùng nâng cao chất lượng gạo Việt Nam"
WWW.FAS.COM.VN