Cách đòi nợ khéo léo?

làm thế nào dể có thể lấy dc nợ mà vẫn giũ dc mối quan hệ làm ăn vậy cả nhà??????????????????????

jkfshrjkg
jkfshrjkg
Trả lời 12 năm trước

Các nguyên tác đòi nợ

Thực tế, dù doanh nghiệp đã cẩn thận khi đưa ra chính sách bàn chịu và tìm mọi cách đảm bảo thu nợ đúng hạn thì tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi vẫn diễn ra. Lùc này, tùy từng đối tượng khách hàng, tùy mức độ nợ mà doanh nghiệp sẽ có những cách xử lý khác nhau. Khi đòi nợ, doanh nghiệp phải nắm vững một số nguyên tắc.

- Thăm hỏi:Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng vẫn “im hơi lặng tiếng” doanh nghiệp có thể gọi điện, gửi mail hoặc thư, đánh tiếng rằng công ty có chính sách tài chính chặt chẽ và khách hàng cần tôn trọng. Việc thăm hỏi này được thực hiện trên tinh thần nhắc nhở nhẹ nhàng và thông cảm với sự chậm trễ của khách hàng, đồng thời gia hạn một thời điểm thanh toán cụ thể (thường trong 1 tuần).

- Nhắc nhở:Sau khi đã gia hạn thêm, nhưng khách hàng vẫn chưa chịu thanh toán, doanh nghiệp có thể nhắc nhở ở mức độ mạnh hơn. Nhưng doanh nghiệp vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách hàng.

- Cảnh cáo:Nếu khách hàng vẫn tiếp tục thất hẹn, doanh nghiệp cần nghiêm khắc hơn, có thể cho ra những hậu quả nếu khách hàng không thanh toán. Lần này, doanh nghiệp nên đề nghị khách hàng cam kết thanh toán bằng văn bản. Bước thực hiện này đòi hỏi doanh nghiệp phải thất bại khéo léo và khôn ngoan.

Nếu khoản nợ quá lớn, giải pháp viết thư, gọi điện có thể không hiệu quả. Vì thế, đại diện doanh nghiệp nên gặp riêng khách hàng. Đây cũng là doanh nghiệp tìm hiểu nguyên nhân, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Một số doanh nghiệp, sau khi nắm rõ tình hình của khách hàng, đã cùng tham gia, hỗ trợ khách hàng trong việc xử lý hàng tồn kho. Nhờ đó, doanh nghiệp thu được nợ.

Nếu khách hàng vẫn chây lì, đã đến lúc doanh nghiệp phải tỏ thái độ dứt khoát. Kèm theo đó là những thông báo về khả năng đưa vụ việc ra tòa.

Một khi đã nhắc nhở mà không có tác dụng, doanh nghiệp phải triển khai những gì mình đã cảnh cáo trong thư. Nhưng nếu không thể gây được áp lực, doanh nghiệp có thể nhờ đến dịch vụ. Hiện nay, tại TP.HCM có hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê. Tuy nhiên, do chi phí cao (thường khoảng 25-35% giá trị hợp đồng), cộng với hoạt động đòi nợ thuê nhiều khi không đúng luật (như đe dọa bằng vũ lực, xâm phạm đời tư, bắt ngừơi trái phép…) nên doanh nghiệp phải cân nhắc trước khi quyết định sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê.

Kiện cáo là giải pháp đã được các doanh nghiệp tính tới, nhất là khi doanh nghiệp “đụng” phải khách hàng cố tình lẫn tránh, thiếu trách nhiệm hoặc thanh toán chậm, nhỏ giọt. Tuy nhiên, đây được xem là giải pháp cuối cùng, khi tất cả những cách thức đòi nợ khác đều vô hiệu, vì giải pháp này rất mất thời gian (có khi cả năm), lại tốn kém (chi phí thuê luật sư, chuẩn bị đơn kiện). Ngoài ra, kiện cáo chỉ thực sự hiệu quả khi doanh nghiệp có đề cập rõ ràng trong hợp đồng rằng nếu khách hàng vi phạm thì sẽ phải chịu các hình thức xử lý (như truy thu tài sản).

****

Quy tắc khi viết thư, gửi email đòi nợ

- Thư viết cho chính khách hàng, tránh cho khách hàng cảm giác thư được viết theo một công thức có sẵn.

- Viết ngắn gọn.

- Không viết thư bằng giấy màu nhằm tạo tình chất nghiêm túc cho bức thư.

- Viết thư bằng giấy dày, trơn.

- Trành phân đoạn văn bản bằng chữ in đậm.

- Đừng mắc lỗi khi viết tên khách hàng

phamngochan
phamngochan
Trả lời 12 năm trước

cảm ơn chị nhé

Tran Dinh Khang
Tran Dinh Khang
Trả lời 12 năm trước

Đã áp dụng theo cách trên nhưng không được!con nợ trốn mất tiu lun oy....!huhuh

Ms Châu
Ms Châu
Trả lời 11 năm trước

Giờ các công ty trây ỳ nợ nhiều lắm. nói chung cũng là ...tùy tâm của con nợ thôi (thế mới đau chứ). Vậy nên, nếu có tình trạng nợ dai thì vui lòng không xuất hàng mới nữa (trừ khi trả tiền mặt), còn nợ cũ thì ... làm thinh đến khi họ có tiền vậy.

Phong cách VN kỳ lắm, mang nhau ra kiện là thành kẻ thù luôn. rất vô duyên!

Phạm Khuyến
Phạm Khuyến
Trả lời 10 năm trước

đau đầu với các khách hàng nợ chày cối lắm, dùng vài cách để mềm lòng, xin xỏ, tỏ ra rất điềm tĩnh rồi, chán lắm

Nguyễn Văn Chung
Nguyễn Văn Chung
Trả lời 10 năm trước

Cuộc sống là những lựa chọn và kết quả mà chúng ta có là do chúng ta lựa chọn. Hãy làm việc với những người uy tín sòng phẳng nếu muốn công việc tốt đẹp hơn. Đừng cố gắng chấp nhận những người dây dưa, xấu tính trong công việc kinh doanh của mình.

......................................................................................................................................................................................................
CLICKKKK: Kinh doanh hiệu quả hơn

Lê Thị Trà Giang
Lê Thị Trà Giang
Trả lời 9 năm trước

Mình cug ko đòi đc nợ..chán wa ak...cho vay thì dễ mà đòi thì khó..bài học xương máu..:(

Nguyễn Thu Thủy
Nguyễn Thu Thủy
Trả lời 9 năm trước

Xin hỏi số nợ đó là cá nhân bạn cho vay hay công ty của bạn, mà bạn là người trực tiếp đi đòi nợ

Dù trường hợp nào thì cũng khó nếu con nợ không muốn trả nhưng bạn cứ thử tham khảo nhé

Đầu tiền bạn đến gặp mặt hay gọi điện nhắc khéo người ta là bạn cũng đang khóa khăn, đang cần dùng đến số tiền đó. Bạn xem thái độ người ta ra sao trước nhé. Gọi điện mà cái kiểu không nghe máy hoặc cứ lí do là bận thế này thế kia là kiểu không muốn trả, hoặc có thể là hẹn nhưng khất nhiều lần.( Bạn cũng phải cho người ta thời gian, chịu khó nhắc vài lần, không phải 1 lần là được luôn đâu ạ). Cho vay thì tất nhiên khác lúc đi đòi rồi.

Sau nhiều lần mà không được thì bạn nên dùng biện pháp mạnh hơn chút nhé. Kiện cáo là biện pháp cuối cùng!

CÂU HỎI LIÊN QUAN