Phương pháp luyện kỹ năng nói chuyện trước công chúng ?

[b]PHẦN 1: NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC[/b] [i][b]1. Những kỹ năng cơ bản:[/b][/i] - Hăng hái học tập kinh nghiệm từ ng khác (để có được những bài diễn văn dễ hiểu, diễn đạt theo từ ngữ thông thường, ) "theo ông,liệu tôi có thể đứng nói trc đám đông đc hay ko?" "nếu ông đi học chuyên cần và làm theo những gì chúng tôi yêu cầu thì chỉ vài tuần thôi, ông sẽ thik đứng nói trc đám đông" - Luôn vạch ra định hướng cho mình: đưa ra kế hoạch cho tương lai, và quyết sẽ làm bằng đc. "Hãy nghĩ đến viễn cảnh bạn sẽ đg hoàng đứng thẳng, chia sẻ những ý tưởng và tình cảm của mình với đám đông khán giả. Khi ấy bạn sẽ thỏa mãn và vui sướng như thế nào" - Chắc với lòng thế nào bạn cũng thành công: chỉ đc nghĩ về những mặt tích cực, ko đc nghĩ về những mặt tiêu cực. - Đừng bỏ phí bất kỳ cơ hội luyện tập nào: "tôi học trượt băng như thế nào thì tôi học hùng biện như thế ấy, tức là cứ ngã vồ, ngã vập cho tới khi quen đi thì thôi". [i][b]2. Gia tăng niềm tin tưởng[/b][/i] 2.1 Nắm bắt các dữ kiện về cơn sợ hãi khi nói trc đám đông - Bạn ko phải là ng duy nhất phát hoảng lên khi nói trc đám đông: hãy luôn nghĩ rằng ai cũng có những lúng túng khi bắt đầu nói chuyện trước đám đông. - Có trải qua gian đoạn đó, bạn mới có can đảm để bc tiếp: Ban đầu ai cũng có những lúng túng, sợ hãi, với bất kỳ chuyện gì, vấn đề gì, nhưng có vượt qua được nỗi sợ hãi ban đầu đó thì mới bước tiếp chặng đường tiếp theo. - Giai đoạn sợ sệt ko bao giờ hết hoàn toàn. Cả những thiên tài trong nói chuyện như Larry King khi đứng trc ống quay truyền hình cũng có những phút ko tự làm chủ được bản thân. Hãy luôn nghĩ rằng, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. - Nguyên nhân chính khiến bạn sợ hãi là do bạn chưa quen khi phải phát biểu trc đám đông 2.2 Cần chuẩn bị đúng cách - Ko bao giờ đc học thuộc lòng bài diễn văn: Nếu học thuộc bài nói, khi có điều bất ngờ xảy ra ko lường trc đc, ta sẽ ko làm chủ được bản thân, và sẽ quên đi cái cần nói. - Sắp xếp ý tưởng trc khi vào cuộc: sắp xếp theo một trình tự định sẵn thì ta sẽ dễ nói hơn. Và người nghe khi nghe cũng cảm thấy hiểu hơn - Tập dượt trc với bạn bè, có thể là với ng thân hoặc tập trước gương. 2.3 Tự hứa với lòng nhất định phải thành công - Thái độ tích cực, tạo nguồn cảm hứng làm sao để có niềm tin là việc bạn làm là đúng, là có lợi cho những ng xung quanh. - Đừng chú ý đến những tác động tiêu cực gây ra tâm trạng lo lắng - Hãy cổ vũ bản thân mình cố lên - Tự tin: "hãy hành động và nói như thể trong lòng mình tràn ngập niềm vui sướng" [i][b]3. Nói gây ấn tượng[/b][/i] 3.1 Hãy nói về những vấn đề bạn hiểu rõ nhất - Hãy nói về những kinh nghiệm quý báu của bản thân + Từ tuổi thơ với những khó khăn đã vượt qua cùng sự trợ giúp của gia đình. + Những vất vả đầu đời khi bước ra ngoài xã hội + Những thói quen và những hoạt động giải trí + Những kiến thức đặc biệt tích lũy từ kinh nghiệm + Những sự kiện lạ thường bạn từng chứng kiến + Sự nhận thức và niềm tin 3.2 Hứng thú với đề tài mình chuẩn bị nói 3.3 Thiết tha muốn chia sẻ bài nói của mình với khán giả: hãy xem khán giả là trung tâm, thất bại hay thành công của bài diễn văn ko phải do bản thân mình định đoạt mà do trái tim và khối óc của ng nghe định đoạt. [b]PHẦN 2: BA YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN BÀI DIỄN THUYẾT[/b] [i][b]1. Bài diễn thuyết:[/b][/i]:Ko ai hiểu bài nói của mình bằng mình - Giới hạn đề tài: chọn chủ đề, khoanh vùng những gì định trình bày. - Khai thác những năng lực dự trữ: tìm tất cả những thông tin có liên quan, rồi mới lựa chọn thông tin và dữ liệu cho vào bài trình bày. "luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng để có thể trở tay kịp với những tình huống khẩn cấp". - Dùng nhiều hình ảnh minh họa và ví dụ làm phong phú bài diễn thuyết. - Sử dụng những từ ngữ cụ thể, gần gũi với độc giả: với mục đích lôi cuốn sự chú ý của khán giả [i][b]2. Diễn giả[/b][/i]: Sinh động hóa bài nói: hãy dồn hết sinh lực, sự nhiệt tình, tâm huyết để trình bày bài nói."Nếu diễn giả tin vào một việc gì đó đến độ trình bày nó với tất cả lòng nhiệt tình thì anh ta sẽ trung thành với mục đích của mình". - Chọn chủ đề bạn tha thiết muốn trình bày: hãy tìm hiểu thật nhiều về đề tài mà bạn chọn, càng nhiều hiểu biết về một vấn đề nào đó thì bạn càng chắc chắn và hứng khởi về bài nói đó. - Nếu có cảm xúc về đề tài, hãy để nó tuôn trào: hãy để cho ng nghe thấy bạn hăng hái và phấn khích như thế nào khi nói về đề tài của mình. - Thái độ nhiệt thành: hãy thể hiện niềm hào hứng của mình trc khi thuyết trình, đừng hốt hoảng, hoang mang. [i][b]3. Khán giả[/b][/i]: Chia sẻ bài nói của mình với khán giả - Nói về những vấn đề thiết thực với ng nghe. - Khen thật lòng. - Gắn bó chặt chẽ với khán giả. - Hãy lôi kéo khán giả trở thành cộng sự. - Thái độ nhún nhường: PHẦN 3: NGHỆ THUẬT TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN (những mục tiêu giúp ng nói thoát khỏi ức chế của bản thân) - Loại bỏ sự căng thẳng, ngượng ngùng. - Hãy là chính mình, đừng cố bắt chước ng khác. - Chuyện trò một cách thân mật - Nói bằng cả tâm huyết - Luyện giọng sao cho vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển. [i][b] Nói thì dễ nhưng làm mới khó[/b][/i][:D] [i][b]Ko có gì là ko làm được nếu như ta luyện tập một cách chăm chỉ[/b][/i][;;)]
BT
BT
Trả lời 14 năm trước
Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập. [b]- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông :[/b]là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả ” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau. [b]- Thực hành, nhưng không cần quá nhiều:[/b] Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn. - Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng :" tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả ". Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả. [b]- Khán giả là bạn bè! [/b]Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình. [b]- Bạn sẽ vượt qua tất cả! [/b]Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật mạnh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay, điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ !
Âm Nhạc Bình Minh
Âm Nhạc Bình Minh
Trả lời 13 năm trước

Kỹ năng trình bày của người thuyết trình thành công

Kỹ năng trình bày của người thuyết trình thành côngCác kỹ năng trình bày tốt là điều cần thiết để trở thành một người thuyết trình thành công. Nếu một ai đó khi sinh ra không có các kỹ năng này, họ có thể yêu cầu được dạy và đào tạo. Để biết được các kỹ năng cho một bài thuyết trình, mời các bạn đọc dưới đây.
Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật. Thậm chí hầu hết những người thành đạt đều phải trải qua sự sợ hãi trong quá trình thuyết trình. Họ không biết cách thực hiện một buổi thuyết trình một cách chuyên nghiệp như thế nào cả. Để tránh được sự sợ hãi này, họ cần phải có các kỹ năng thuyết trình. Bạn có thể có được các kỹ năng này thông qua các khoá đào tạo và trở thành những người thuyết trình thành công nhất.
Đó là khả năng của những người thuyết trình trong quá trình truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn và cách dẫn dắt nội dung thông tin nhằm thu hút nhiều người nghe hơn và trình bày thông tin đấy trong một khoảng thời gian dài. Người thuyết trình chuyên nghiệp sử dụng các kỹ năng thuyết trình để trình bày các thông tin phức tạp một cách kỹ lưỡng trong một khoảng thời gian ngắn và cách trình bày chính xác.
Nếu bạn quá bận rộn để theo đổi một khóa học, bạn có thể theo các gợi ý sau cho các bài trình bày tới đây của các bạn:
Chuẩn bị nội dung trình bày đồng thời đặt mình dưới góc độ người nghe.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và xúc tích.
Giọng trình bày của bạn cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người nghe.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ làm cho ban trở nên tự tin hơn và thể hiện bạn có kiến thức về nội dung trình bày.
Bạn nên biết cách để dẫn dắt mọi người.
Mô tả tỷ mỉ nội dung bằng các ví dụ, nếu cần thiết.
Bạn nên ăn mặc theo cách ăn mặc phù hợp với công ty/tổ chức của bạn. Bạn nên mặc trang trọng, tránh ăn mặc quá bình thường
Luôn luôn luyện tập bài trình bày của bạn một vài ngày trước đấy
Sử dụng các hỗ trợ nghe nhìn để bổ sung cho các thông tin của bạn.
Hỗ trợ về hình ảnh sẽ giúp các bạn thuyết phục được người nghe.
Trình bày bằng Powerpoint sử dụng text, đồ họa và các biểu đồ dạnh bánh, đồ họa để tạo các thông tin tổng hợp đơn giản. Bằng cách sử dụng các phương pháp này bạn có thể tăng được sự quan tâm của người nghe lên tới gấp 5 lần.
Nếu bạn sử dụng công cụ Powerpoint, đừng quên giữ bản in.
Điều chỉnh giọng điều thích hợp là công cụ trình bày hiệu quả nhất.
Sử dụng sự khác nhau, các phông chữ và màu bắt mắt.
Người trình bày nên tìm hiểu căn phòng nơi người đấy sẽ trình bày ở đó.
Nhìn người nghe để khuyến khích họ.

Để thuyết phục người nghe, bạn cần phát triển các kỹ năng trên. Các kỹ năng này được dạy một cách chi tiết trong các khóa đào tạo kỹ năng thuyết trình tổ chức tại các trường, các viện. Bạn có thể sử dụng phương pháp đào tạo tại lớp hoặc trực tuyến. Họ sẽ đào tạo cho bạn nhiều khía cạnh khác nhau để có một bài thuyết trình thành công.
Nếu bạn muốn tạo một buổi thuyết trình buồn tẻ thành lý thú thì hãy luôn nhớ các kỹ năng trình bày này. Phần thưởng cho nó sẽ là rất nhiều và bạn sẽ trở thành một người thuyết trình thành công.

Lưu Văn Thông check gia.
Lưu Văn Thông check gia.
Trả lời 12 năm trước

Đây là hỏi hay trả lời thế mấy bồ ?

ha ha ha
ha ha ha
Trả lời 12 năm trước

Hi bạn,

Mình biết trang web này rất hay bạn có thể vào tham khảo nhé:

http://NoiChuyenTruocCongChung.Com

Chúc bạn nhiều niềm vui :)

Phạm Thái
Phạm Thái
Trả lời 12 năm trước

Theo mấy cái đa cấp vài hôm là nói chuyện như sáo ấy mà :D

Nguyễn Quốc Việt
Nguyễn Quốc Việt
Trả lời 12 năm trước

Tôi cũng đang làm công tác Dân vận, nghĩa là vậnđộng quần chúng nhân dân! QUa kinh nghiệm tích luỹ đượcttôi thấy: muốn coókkyỹ năng noítrước tiên chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề cần truyyềnđạt.

Công Chúa Nhỏ
Công Chúa Nhỏ
Trả lời 12 năm trước

Cám ơn các bạn nha...

lê thị hà
lê thị hà
Trả lời 12 năm trước

Trích dẫn:
Từ bài viết của halenuata

mình thấy vatgia thật tuyệt!mọi người cùng trao đổi kinh nghiệm,cùng kiếm tiền...hehe

phim hay
phim hay
Trả lời 11 năm trước

Phương pháp luyện kỹ năng nói chuyện trước công chúng ????

Vũ Tấn Nguyên Thuận
Vũ Tấn Nguyên Thuận
Trả lời 10 năm trước
Cung cấp bã hèm bia 50% đạm - Mr Thuận 0975 005 303