Tại sao lênin lại phải bảo vệ quan điểm duy vật của Mác - Ăng ghen về pham trù vật chất

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

TrongChủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê pháncó nhiều luận điểm của V.I.Lênin được xem như những “định nghĩa” về vật chất. Đó là: (1) Như đã nêu ở trên; (2) “Việc thừa nhận đường lối triết học mà các nhà duy tâm và bất khả tri đã phủ nhận thì trái lại được diễn đạt bằng những định nghĩa sau đây: vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác; (3) “vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác, v.v.”(3); (4) “Phái Makhơ đã rơi vào chỗ hết sức vô lý biết chừng nào, khi họ đòi hỏi những người duy vật phải đưa ra một định nghĩa về vật chất mà không được nhắc lại rằng vật chất, giới tự nhiên, tồn tại, cái vật lý đều là cái có trước, còn tinh thần, ý thức, cảm giác, cái tâm lý là cái có sau”(4); (5) “Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chấtkhôngcó nghĩagì khác hơn: thực tại khách quan tồn tại độc lập đối với ý thức con người, và được ý thức con người phản ánh”(5); (6) “Khái niệm vật chất không biểu hiện cái gì khác ngoài cái thực tại khách quan mà chúng ta nhận thấy được trong cảm giác”(6); v.v.. Sau khi trình bày các luận điểm (2) và (3), V.I.Lênin đã xem đây lànhữngđịnh nghĩa về vật chất. Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay trong nhận thức lại phạm trù vật chất của V.I.Lênin là cần phải phân tích, so sánh những luận điểm về vật chất như đã nêu để xác định đâu là luận điểm thể hiện chính diện, rõ nhất và mang tính chất của một định nghĩakinh điểnvề vật chất. Căn cứ vào nội dung các luận điểm đã nêu, có thể phân chia thành hai dạng hoặc hai cách định nghĩa.

Dạng định nghĩa thứ nhấtbao gồm các luận điểm (1), (5) và (6). Trong nhóm này, cần tập trung phân tích luận điểm (1). Đây là luận điểm đã được rất nhiều tác giả xem là định nghĩakinh điển, thậm chíduy nhất kinh điển.

Trong các khoa học cụ thể, chúng ta hầu như không thấy người ta định nghĩa đối tượng theo kiểu như “hình thang là mộtphạm trù(khái niệm) toán học dùng để chỉ…”, “điện làphạm trù (khái niệm)vật lý học dùng để chỉ…”, “sự sống làphạm trùsinh vật học…” hoặc “quyền làphạm trùcủa luật học…”,v.v.. Thông thường, người ta định nghĩa đối tượng về phương diện nó là cáitồn tại hiện thực khách quan, ở bên ngoài ý thức của chủ thể. Trong khi đó, những luận điểm (1), (5), (6) như đã thấy, lại trước hết nói vềnhận thức, cách thức nhận thứccủa chúng ta về vật chất. Cụ thể là trong luận điểm (1), mệnh đề “vật chất là một phạm trù triết học”không nhằm trực tiếp nói về vật chất với tư cách cái tồn tại hiện thực khách quan, bởi cái tồn tại khách quan ấy không thể là “phạm trù triết học” được. Vật chất với tư cáchmột phạm trù triết họclà vật chất được quan niệm, được hiểu và làmột kết quả của nhận thức triết họcmang tính trừu tượng hoá, khái quát hoá cao về nó, đồng thời là vật chất với tư cách mộttên gọi,mộttừ ngữ.Mệnh đề “vật chất là phạm trù triết học” có nghĩa là vật chất được nhận thức ở trình độphạm trù triết học,hơn nữa làphạm trù triết học khoa họcchứ không phải là một nhận thức trực quan, phiến diện về nó.

Đương nhiên, trong luận điểm của V.I.Lênin cũng đã nói đến “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, tức là nói về chính vật chất với tư cách cái tồn tại khách quan, ở bên ngoài cảm giác. Nhưng trong toàn bộ nội dung luận điểm (1), điều này chỉ nhằm giải thích cho “từ vật chất”, “phạm trù vật chất” về ý nghĩa và nội dung của chúng, chứkhông nhằm trực tiếpnói về vật chất với tư cách thực tại khách quan, ở bên ngoài cảm giác. Để thấy rõ hơn điều này, hãy xem quan niệm của Ph.Ăngghen.

Theo Ph.Ăngghen, trước hết “vật chất” và “vận động” cần được hiểu là tính chất chung, thuộc tính chung của mọi sự vật, mọi hình thức cụ thể của vật chất và vận động mà chúng ta có thể cảm biết được bằng các giác quan; thứ hai, vật chất và vận động là sự trừu tượng hoá, tóm tắt, hay tổng hợp từ những vật thể hữu hình, cảm tính những thuộc tính chung đó của chúng. Đó là những trừu tượng do đầu óc con người tạo ra căn cứ vào hiện thực, chúng là những vật của tư duy, chứ không phải những vật có thể cảm thấy(7). Như vậy, cần phân biệt vật chất với tư cách cái tồn tại ở bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và vật chất với tư cách sự nhận thức, hiểu biết của chúng ta về cái tồn tại ấy. Không có vật chất tồn tại khách quan thì cũng không có quan niệm của chúng ta về vật chất. Đương nhiên, khi bàn về quan niệm, khái niệm vật chất, chúng ta không thể bỏ qua nội dung của chúng là cái phản ánh vật chất tồn tại khách quan, nhưng không được đồng nhất nội dung ấy với bản thân vật chất.

Trong quan niệm của V.I.Lênin cũng đã thể hiện rõ điều đó. Sau khi phê phán Makhơ và những người theo thuyết bất khả tri phủ nhận thực tại khách quan, ông viết: “Nếu ta cảm thấy được thực tại khách quan, thì phải đặt cho nó một khái niệm triết học; và khái niệm này đã được xác định từ lâu, lâu lắm rồi, đó là khái niệm:vật chất“(8). Luận điểm này được viết trước khi V.I.Lênin nêu luận điểm:”Vật chất là phạm trù triết học…”. Vậy, điều này có nghĩa là, ở đây từ “vật chất” chỉgián tiếpnói về vật chất với tư cách thực tại khách quan, nhưng lạitrực tiếpnói về vật chất với tư cách cái nhận thức, cái quan niệm của chúng ta. Do đó, có thể diễn đạt khác đi cách nói của V.I.Lênin: “Phạm trùvật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ…”. Như thế, luận điểm (“định nghĩa”) của V.I.Lênin chủ yếu nhằm giải thích cái hình ảnh chủ quan của vật chất, tức cái phản ánh; còn vật chất, tức thực tại khách quan thì ông chỉ nói đến một cách gián tiếp, nhằm giải thích cho nội dung trên. Rõ ràng, vật chất, xét về mặt hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài cảm giác và không phụ thuộc vào cảm giác, thì không thể“phạm trù triết học…” được. Có thể thấy rõ luận điểm về vật chất nói trên cùng các luận điểm khác cùng nhóm, chủ yếu nói về điều: vật chất với tư cách một phạm trù triết học nghĩa là gì, tức là bàn về mặt nhận thức luận của nó. Vì thế, chỉ nên xem luận điểm trên của V.I.Lênin cùng những luận điểm khác như đã nêu là một trong những “định nghĩa”, cách “định nghĩa” về vật chất và trong trường hợp này, chúng là định nghĩagián tiếp.

Vậy tại sao V.I.Lênin lại nêu một định nghĩa cótính gián tiếpvà dường như rất chú ý đến việc giải thích “vật chất với tư cách là phạm trù triết học” như vậy? Câu trả lời rất rõ là, quan niệm coi “sự vật là phức hợp của các cảm giác” của chủ nghĩa Makhơ hay “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” nói chung đã dựa trên kinh nghiệm nhằm phủ nhận “vật chất” với tư cách sản phẩm của tư duy, phủ nhận “vật chất” với tư cách một khái niệm, phạm trù của nhận thức luận (theo cách nói của V.I.Lênin), tức một phạm trù triết học, mà chỉ có dựa vào phạm trù này mới có thể hiểu được vật chất nói chung với tư cách thực tại khách quan, cái khác với những dạng, cấu trúc, thuộc tính cụ thể của vật chất. Ph.Ăngghen đã chỉ ra một đặc điểm rất đặc trưng của chủ nghĩa kinh nghiệm là: “Nhà kinh nghiệm chủ nghĩa đã đi sâu vào thói quen của nhận thức kinh nghiệm đến nỗi là khi anh ta sử dụng những trừu tượng mà vẫn tưởng rằng mình còn ở trong lĩnh vực của nhận thức cảm tính”(9). Như thế, V.I.Lênin đã xuất phát từ chính những vấn đề mà chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán nêu ra hòng bác bỏ, thay thế chủ nghĩa duy vật biện chứng bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan, để chống lại nó. Điều này đã thể hiện rất rõtính lịch sửtrong quan niệm của V.I.Lênin về vật chất. Rất có thể là, đối với V.I.Lênin, đó là một “định nghĩa” vật chất hết sức quan trọng, nhưng là hết sức quan trọng trong tính lịch sử của nó, căn cứ vào những yêu cầu lịch sử – cụ thể của nó, so với mục đích và nội dung cuốn sách của ông.

Dạng định nghĩa thứ haithể hiện rõ ở các luận điểm (2), (3) và (4). Có thể thấy trong những luận điểm này có những khác nhau nhất định về nội dung. Luận điểm (2) nhấn mạnh một thuộc tính căn bản của vật chất, đó là “khi tác động vào các giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác”; luận điểm (3) cho thấy đồng thời hai thuộc tính của vật chất: “một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác”; còn luận điểm (4) phân biệt thuộc tính của vật chất trong tương quan với ý thức. Tuy nhiên, đây là những luận điểm có sự bổ sung cho nhau, trong đó luận điểm (3) có nội dung rõ ràng, đầy đủ hơn. Có thể xem đây là những định nghĩatrực tiếp, chính diệnvề vật chất. Nó cho thấy rõ đối tượng cần xác định, cần định nghĩa là vật chất với tư cách cái tồn tại hiện thực khách quan, chứ không phải cái tồn tại trong nhận thức, trong quan niệm, không phải là cái quan niệm của chúng ta về vật chất. Đương nhiên, định nghĩa làbiểu hiện bản chất đối tượng dưới hình thức chủ quan, tức là dưới hình thức các khái niệm, phạm trù về nó. Nhưng hình thức chủ quan đó không thể có nếu đối tượng không tồn tại hiện thực, nếu nó không cho chúng ta khảnăng hình dung, nhận thức ra đối tượng. Cho nên, rất rõ là, nếu trong hiện thực không tồn tại thuộc tính chung của tất cả các dạng vật chất, thuộc tính tồn tại khách quan và được đem lại cho con người trong cảm giác, thì chúng ta cũng không thể có từ “vật chất” và khái niệm (phạm trù) “vật chất” với tư cách những sản phẩm của tư duy.

Như vậy là, V.I.Lênin đã nêu ranhữngchứ không phảimộtđịnh nghĩa về vật chấttrongChủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Mỗi định nghĩa ấy đều có những căn cứ, nguồn gốc thực tiễn và nhận thức, có nội dung xác định của nó, chứ không phải ngẫu nhiên, tuỳ tiện. Theo tôi, cần phân chia những định nghĩa đó của V.I.Lênin ít nhất thành hai dạng hay hai cách định nghĩa, đó là định nghĩatrực tiếpvà định nghĩagián tiếp. Định nghĩa trực tiếp là định nghĩa chính diện đối tượng, là định nghĩa về tồn tại hiện thực khách quan của nó. Đây là cách định nghĩa phổ biến, thông dụng mà chúng ta có thể thấy trong các khoa học. Có lẽ, ở đây cần phải nhấn mạnh một kinh nghiệm ngàn đời của khoa học, và không chỉ là kinh nghiệm, mà còn là lôgíc, là lý luận và thực tiễn, rằng một định nghĩa, khái niệm (phạm trù) khoa học trước hết phải xác định một cách trực tiếp bản chất của chính đối tượng. Còn định nghĩa gián tiếp là định nghĩa không chính diện, là định nghĩa mà chủ thể có thể không nhằm trực tiếp nói về đối tượng, mà chỉ dựa vào đó để nói về cái khác, cụ thể là trong luận điểm (1), V.I.Lênin nói về vật chất hiện thực để nhằm nói về cái nhận thức, về khái niệm của nó. Vậy rốt cuộc, nên lấy định nghĩa nào của V.I.Lênin làm định nghĩa “chuẩn”, định nghĩa có tínhkinh điểnvề vật chất, phải chăng đó là định nghĩa:“Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác”? Định nghĩa này tự nó đã nói lên rằng, ở đây, vật chất được nhận thức dướihình thứcmột phạm trù triết học, hơn nữa là phạm trù triết học duy vật biện chứng, vì chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới định nghĩa vật chất như vậy. Có thể thấy hầu hết các tài liệu nghiên cứu quan niệm của V.I.Lênin về vật chất cũng đã trích dẫn những luận điểm (2) và (3) nói trên, nhưng lại xem đây là những luận điểm để minh hoạ, nhằm làm rõ hơn nội dung luận điểm mà theo tôi là định nghĩa gián tiếp như đã nói.

Trả lời 8 năm trước
bạn haohao22 người ta hỏi tại sao leenin bảo vệ qđ dv MĂ bạn bê nguyên đống định nghĩa về vật chất của Leenin vô chi vậy ????????/
Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

bạn tham khảo những thông tin này nhé

Trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán có nhiều luận điểm của V.I.Lênin được xem như những "định nghĩa" về vật chất. Đó là: (1) Như đã nêu ở trên; (2) "Việc thừa nhận đường lối triết học mà các nhà duy tâm và bất khả tri đã phủ nhận thì trái lại được diễn đạt bằng những định nghĩa sau đây: vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác; (3) "vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác, v.v."(3); (4) "Phái Makhơ đã rơi vào chỗ hết sức vô lý biết chừng nào, khi họ đòi hỏi những người duy vật phải đưa ra một định nghĩa về vật chất mà không được nhắc lại rằng vật chất, giới tự nhiên, tồn tại, cái vật lý đều là cái có trước, còn tinh thần, ý thức, cảm giác, cái tâm lý là cái có sau"(4); (5) "Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn: thực tại khách quan tồn tại độc lập đối với ý thức con người, và được ý thức con người phản ánh"(5); (6) "Khái niệm vật chất không biểu hiện cái gì khác ngoài cái thực tại khách quan mà chúng ta nhận thấy được trong cảm giác"(6); v.v.. Sau khi trình bày các luận điểm (2) và (3), V.I.Lênin đã xem đây là những định nghĩa về vật chất. Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay trong nhận thức lại phạm trù vật chất của V.I.Lênin là cần phải phân tích, so sánh những luận điểm về vật chất như đã nêu để xác định đâu là luận điểm thể hiện chính diện, rõ nhất và mang tính chất của một định nghĩa kinh điển về vật chất. Căn cứ vào nội dung các luận điểm đã nêu, có thể phân chia thành hai dạng hoặc hai cách định nghĩa.

Dạng định nghĩa thứ nhất bao gồm các luận điểm (1), (5) và (6). Trong nhóm này, cần tập trung phân tích luận điểm (1). Đây là luận điểm đã được rất nhiều tác giả xem là định nghĩa kinh điển, thậm chí duy nhất kinh điển.

Trong các khoa học cụ thể, chúng ta hầu như không thấy người ta định nghĩa đối tượng theo kiểu như "hình thang là một phạm trù (khái niệm) toán học dùng để chỉ...", "điện là phạm trù (khái niệm) vật lý học dùng để chỉ...", "sự sống là phạm trù sinh vật học..." hoặc "quyền là phạm trù của luật học...",v.v.. Thông thường, người ta định nghĩa đối tượng về phương diện nó là cái tồn tại hiện thực khách quan, ở bên ngoài ý thức của chủ thể. Trong khi đó, những luận điểm (1), (5), (6) như đã thấy, lại trước hết nói về nhận thức, cách thức nhận thức của chúng ta về vật chất. Cụ thể là trong luận điểm (1), mệnh đề "vật chất là một phạm trù triết học" không nhằm trực tiếp nói về vật chất với tư cách cái tồn tại hiện thực khách quan, bởi cái tồn tại khách quan ấy không thể là "phạm trù triết học" được. Vật chất với tư cách một phạm trù triết học là vật chất được quan niệm, được hiểu và là một kết quả của nhận thức triết học mang tính trừu tượng hoá, khái quát hoá cao về nó, đồng thời là vật chất với tư cách một tên gọi, một từ ngữ. Mệnh đề “vật chất là phạm trù triết học” có nghĩa là vật chất được nhận thức ở trình độ phạm trù triết học, hơn nữa là phạm trù triết học khoa học chứ không phải là một nhận thức trực quan, phiến diện về nó.

Đương nhiên, trong luận điểm của V.I.Lênin cũng đã nói đến "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", tức là nói về chính vật chất với tư cách cái tồn tại khách quan, ở bên ngoài cảm giác. Nhưng trong toàn bộ nội dung luận điểm (1), điều này chỉ nhằm giải thích cho "từ vật chất", "phạm trù vật chất" về ý nghĩa và nội dung của chúng, chứ không nhằm trực tiếp nói về vật chất với tư cách thực tại khách quan, ở bên ngoài cảm giác. Để thấy rõ hơn điều này, hãy xem quan niệm của Ph.Ăngghen.

Theo Ph.Ăngghen, trước hết "vật chất" và "vận động" cần được hiểu là tính chất chung, thuộc tính chung của mọi sự vật, mọi hình thức cụ thể của vật chất và vận động mà chúng ta có thể cảm biết được bằng các giác quan; thứ hai, vật chất và vận động là sự trừu tượng hoá, tóm tắt, hay tổng hợp từ những vật thể hữu hình, cảm tính những thuộc tính chung đó của chúng. Đó là những trừu tượng do đầu óc con người tạo ra căn cứ vào hiện thực, chúng là những vật của tư duy, chứ không phải những vật có thể cảm thấy(7). Như vậy, cần phân biệt vật chất với tư cách cái tồn tại ở bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và vật chất với tư cách sự nhận thức, hiểu biết của chúng ta về cái tồn tại ấy. Không có vật chất tồn tại khách quan thì cũng không có quan niệm của chúng ta về vật chất. Đương nhiên, khi bàn về quan niệm, khái niệm vật chất, chúng ta không thể bỏ qua nội dung của chúng là cái phản ánh vật chất tồn tại khách quan, nhưng không được đồng nhất nội dung ấy với bản thân vật chất.

Trong quan niệm của V.I.Lênin cũng đã thể hiện rõ điều đó. Sau khi phê phán Makhơ và những người theo thuyết bất khả tri phủ nhận thực tại khách quan, ông viết: "Nếu ta cảm thấy được thực tại khách quan, thì phải đặt cho nó một khái niệm triết học; và khái niệm này đã được xác định từ lâu, lâu lắm rồi, đó là khái niệm: vật chất"(8). Luận điểm này được viết trước khi V.I.Lênin nêu luận điểm:"Vật chất là phạm trù triết học...”. Vậy, điều này có nghĩa là, ở đây từ "vật chất" chỉ gián tiếp nói về vật chất với tư cách thực tại khách quan, nhưng lại trực tiếp nói về vật chất với tư cách cái nhận thức, cái quan niệm của chúng ta. Do đó, có thể diễn đạt khác đi cách nói của V.I.Lênin: "Phạm trù vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ...". Như thế, luận điểm ("định nghĩa") của V.I.Lênin chủ yếu nhằm giải thích cái hình ảnh chủ quan của vật chất, tức cái phản ánh; còn vật chất, tức thực tại khách quan thì ông chỉ nói đến một cách gián tiếp, nhằm giải thích cho nội dung trên. Rõ ràng, vật chất, xét về mặt hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài cảm giác và không phụ thuộc vào cảm giác, thì không thể là “phạm trù triết học..." được. Có thể thấy rõ luận điểm về vật chất nói trên cùng các luận điểm khác cùng nhóm, chủ yếu nói về điều: vật chất với tư cách một phạm trù triết học nghĩa là gì, tức là bàn về mặt nhận thức luận của nó. Vì thế, chỉ nên xem luận điểm trên của V.I.Lênin cùng những luận điểm khác như đã nêu là một trong những “định nghĩa”, cách “định nghĩa” về vật chất và trong trường hợp này, chúng là định nghĩa gián tiếp.

Vậy tại sao V.I.Lênin lại nêu một định nghĩa có tính gián tiếp và dường như rất chú ý đến việc giải thích "vật chất với tư cách là phạm trù triết học" như vậy? Câu trả lời rất rõ là, quan niệm coi “sự vật là phức hợp của các cảm giác” của chủ nghĩa Makhơ hay "chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" nói chung đã dựa trên kinh nghiệm nhằm phủ nhận "vật chất" với tư cách sản phẩm của tư duy, phủ nhận "vật chất" với tư cách một khái niệm, phạm trù của nhận thức luận (theo cách nói của V.I.Lênin), tức một phạm trù triết học, mà chỉ có dựa vào phạm trù này mới có thể hiểu được vật chất nói chung với tư cách thực tại khách quan, cái khác với những dạng, cấu trúc, thuộc tính cụ thể của vật chất. Ph.Ăngghen đã chỉ ra một đặc điểm rất đặc trưng của chủ nghĩa kinh nghiệm là: "Nhà kinh nghiệm chủ nghĩa đã đi sâu vào thói quen của nhận thức kinh nghiệm đến nỗi là khi anh ta sử dụng những trừu tượng mà vẫn tưởng rằng mình còn ở trong lĩnh vực của nhận thức cảm tính"(9). Như thế, V.I.Lênin đã xuất phát từ chính những vấn đề mà chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán nêu ra hòng bác bỏ, thay thế chủ nghĩa duy vật biện chứng bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan, để chống lại nó. Điều này đã thể hiện rất rõ tính lịch sử trong quan niệm của V.I.Lênin về vật chất. Rất có thể là, đối với V.I.Lênin, đó là một "định nghĩa" vật chất hết sức quan trọng, nhưng là hết sức quan trọng trong tính lịch sử của nó, căn cứ vào những yêu cầu lịch sử - cụ thể của nó, so với mục đích và nội dung cuốn sách của ông.

Dạng định nghĩa thứ hai thể hiện rõ ở các luận điểm (2), (3) và (4). Có thể thấy trong những luận điểm này có những khác nhau nhất định về nội dung. Luận điểm (2) nhấn mạnh một thuộc tính căn bản của vật chất, đó là "khi tác động vào các giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác"; luận điểm (3) cho thấy đồng thời hai thuộc tính của vật chất: "một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác"; còn luận điểm (4) phân biệt thuộc tính của vật chất trong tương quan với ý thức. Tuy nhiên, đây là những luận điểm có sự bổ sung cho nhau, trong đó luận điểm (3) có nội dung rõ ràng, đầy đủ hơn. Có thể xem đây là những định nghĩa trực tiếp, chính diện về vật chất. Nó cho thấy rõ đối tượng cần xác định, cần định nghĩa là vật chất với tư cách cái tồn tại hiện thực khách quan, chứ không phải cái tồn tại trong nhận thức, trong quan niệm, không phải là cái quan niệm của chúng ta về vật chất. Đương nhiên, định nghĩa là biểu hiện bản chất đối tượng dưới hình thức chủ quan, tức là dưới hình thức các khái niệm, phạm trù về nó. Nhưng hình thức chủ quan đó không thể có nếu đối tượng không tồn tại hiện thực, nếu nó không cho chúng ta khả năng hình dung, nhận thức ra đối tượng. Cho nên, rất rõ là, nếu trong hiện thực không tồn tại thuộc tính chung của tất cả các dạng vật chất, thuộc tính tồn tại khách quan và được đem lại cho con người trong cảm giác, thì chúng ta cũng không thể có từ "vật chất" và khái niệm (phạm trù) "vật chất" với tư cách những sản phẩm của tư duy.

Như vậy là, V.I.Lênin đã nêu ra những chứ không phải một định nghĩa về vật chất trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Mỗi định nghĩa ấy đều có những căn cứ, nguồn gốc thực tiễn và nhận thức, có nội dung xác định của nó, chứ không phải ngẫu nhiên, tuỳ tiện. Theo tôi, cần phân chia những định nghĩa đó của V.I.Lênin ít nhất thành hai dạng hay hai cách định nghĩa, đó là định nghĩa trực tiếp và định nghĩa gián tiếp. Định nghĩa trực tiếp là định nghĩa chính diện đối tượng, là định nghĩa về tồn tại hiện thực khách quan của nó. Đây là cách định nghĩa phổ biến, thông dụng mà chúng ta có thể thấy trong các khoa học. Có lẽ, ở đây cần phải nhấn mạnh một kinh nghiệm ngàn đời của khoa học, và không chỉ là kinh nghiệm, mà còn là lôgíc, là lý luận và thực tiễn, rằng một định nghĩa, khái niệm (phạm trù) khoa học trước hết phải xác định một cách trực tiếp bản chất của chính đối tượng. Còn định nghĩa gián tiếp là định nghĩa không chính diện, là định nghĩa mà chủ thể có thể không nhằm trực tiếp nói về đối tượng, mà chỉ dựa vào đó để nói về cái khác, cụ thể là trong luận điểm (1), V.I.Lênin nói về vật chất hiện thực để nhằm nói về cái nhận thức, về khái niệm của nó. Vậy rốt cuộc, nên lấy định nghĩa nào của V.I.Lênin làm định nghĩa "chuẩn", định nghĩa có tính kinh điển về vật chất, phải chăng đó là định nghĩa: "Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác"? Định nghĩa này tự nó đã nói lên rằng, ở đây, vật chất được nhận thức dưới hình thức một phạm trù triết học, hơn nữa là phạm trù triết học duy vật biện chứng, vì chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới định nghĩa vật chất như vậy. Có thể thấy hầu hết các tài liệu nghiên cứu quan niệm của V.I.Lênin về vật chất cũng đã trích dẫn những luận điểm (2) và (3) nói trên, nhưng lại xem đây là những luận điểm để minh hoạ, nhằm làm rõ hơn nội dung luận điểm mà theo tôi là định nghĩa gián tiếp như đã nói.

nguồn:philosophy.vass.gov.vn

CÂU HỎI LIÊN QUAN